Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt tìm đến các loại thuốc điều kinh như thuốc tây y, thuốc đông y, thực phẩm chức năng… để cải thiện. Tuy nhiên, nhiều chị em cho biết, sau khi sử dụng thì lượng kinh nguyệt trở nên ít đi; nhiều trường hợp thì ra máu nhiều và kéo dài… Và họ lo sợ điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tử cung, thậm chí là vô kinh. Cùng tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc điều kinh được chia sẻ ngay sau đây.
CHU KỲ KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU – RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
Đối với phụ nữ bình thường, một chu kỳ kinh đều đặn lặp lại mỗi tháng một lần, vòng kinh trung bình từ 28-32 ngày, và số ngày ra máu kinh khoảng 3-7 ngày; lượng máu kinh mất đi trong chu kỳ khoảng 50 đến 80ml.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt diễn ra bất thường, có thể là: kinh đến sớm, kinh đến trễ; chu kỳ kinh dài (trên 35 ngày) hoặc chu kỳ ngắn (dưới 25 ngày); lượng máu kinh quá ít (dưới 20ml) hoặc máu kinh ra nhiều (trên 80ml gây thiếu máu, mệt mỏi); máu kinh vón cục; đau bụng kinh; rong kinh (số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày); tắt kinh 2-3 tháng mới có kinh một lần; 1 tháng có kinh 2 lần...
Theo đó, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt:
- Mất cân bằng nội tiết tố (có thể do căng thẳng, stress kéo dài, thức khuya, tác dụng phụ của thuốc tránh thai…)
- Chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu chất dinh dưỡng, giảm cân quá mức… Hoặc bổ sung quá nhiều, ảnh hưởng đến quá trình tiết tiết estrogen của cơ thể, khiến kinh nguyệt ra ít hoặc mất kinh
- Do mắc bệnh lý buồng trứng đa nang. Hoặc một số các rối loạn tuyến giáp, viêm nhiễm đường sinh dục (viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm buồng trứng…)
Rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân gây ra, để cải thiện chu kỳ đều đặn thì trước tiên phải đi khám và điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định can thiệp điều trị phù hợp.
CÁC LOẠI THUỐC ĐIỀU HÒA KINH ĐƯỢC SỬ DỤNG HIỆN NAY
Điều kinh (điều hòa kinh nguyệt) là biện pháp giúp kinh nguyệt đang ở trạng thái không ổn trở lại bình thường. Hiện nay, nhiều chị em tìm đến thuốc điều kinh để sử dụng vừa tiện lợi, giá rẻ, dùng tại nhà… với hi vọng kinh nguyệt đều đặn.
Trước khi đi vào tìm hiểu các tác dụng phụ của thuốc điều kinh, chúng ta điểm qua một số loại thuốc sử dụng bao gồm:
Thuốc tân dược (thuốc tây)
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây y có tác dụng điều kinh, trong đó phổ biến là có nguồn gốc từ thuốc tránh thai, chứa nội tiết tố như estrogen, progesterone với nhiều tên biệt dược khác nhau. Hoặc một số loại thuốc khác
Cơ chế của các loại thuốc này là có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố nữ trong cơ thể, tạo nên vòng kinh nguyệt giả, giúp chị em bớt căng thẳng và lo âu, giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt (đau bụng kinh hoặc khó chịu do kinh nguyệt gây ra…), hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt.
Thuốc Đông y điều kinh
Do lo ngại các tác dụng phụ của thuốc tây, nhiều chị em tìm đến các bài thuốc Đông Y để điều kinh, giúp chu kỳ kinh nguyệt sẽ hoạt động ổn định lại như trước. Đó có thể là các loại thuốc thang được cắt bao gồm thành phần như nhân sâm, thục địa, ích mẫu, ngải cứu, cam thảo, đương quy, mẫu đơn, trinh nữ, mâm xôi… Hoặc các loại thuốc tán bột, thuốc viên, dạng siro được đóng gói bán sẵn. Với tác dụng được chia sẻ là khắc phục tình trạng rong kinh, đau bụng kinh, thiếu kinh, ổn định nội tiết tố để cải thiện rối loạn kinh nguyệt
Thực phẩm chức năng
Ngoài sử dụng thuốc Đông y, Tây y thì các loại thực phẩm chức năng có tác dụng điều kinh được chị em sử dụng như là: cao ích mẫu, phụ huyết khang, phụ lạc cao, tinh dầu hoa anh thảo (Blackmore)… Tuy nhiên, thực phẩm chức năng không phải là thuốc. Do đó, và nó không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh, chỉ hỗ trợ chị em khắc phục các triệu chứng của kinh nguyệt không đều, cường kinh, đau bụng kinh… ở một mức độ định và do những vấn đề sinh lý gây ra.
TÌM HIỂU CÁC TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC ĐIỀU KINH
Theo các chuyên gia Phụ khoa Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết “Thuốc điều kinh đa phần sẽ có tác dụng giúp cân bằng nội tiết tố, giúp chị em cải thiện các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau bụng kinh, giúp chu kì kinh ổn định đều đặn. Thuốc chỉ phát huy tác dụng hiệu quả và an toàn khi bệnh nhân đã được thăm khám, tìm ra nguyên nhân, áp dụng đúng thuốc – đúng bệnh và trong quá trình dùng thuốc tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ”
Trong trường hợp chị em tự ý dùng thuốc tại nhà để điều kinh hoặc lạm dụng thuốc “vô tội vạ”, không tuân thủ chỉ định bác sĩ… thì có thể gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Theo đó, các tác dụng phụ của thuốc điều kinh bao gồm:
⇒ Dị ứng với các thành phần của thuốc gây nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở, mệt mỏi...
⇒ Gặp các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn, đau đầu, đau ngực, nổi mụn,
⇒ Viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu…
⇒ Rối loạn nội tiết tố
⇒ Teo buồng trứng
⇒ Rong kinh, rong huyết
⇒ Thậm chí gây vô sinh – hiếm muộn
⇒ Rối loạn di chuyển trứng gây mang thai ngoài tử cung…
⇒ Chưa kể đến việc mua trúng các loại thuốc điều kinh là hàng giả, hàng nhái bán trôi nổi trên thị trường. Hoặc các bài thuốc điều kinh từ “thầy lang vườn” không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh và bảo quản… có thể gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe khi sử dụng.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU KINH AN TOÀN
Với các tác dụng phụ của thuốc điều kinh, các chuyên gia đưa ra một số khuyến cáo – lưu ý khi sử dụng:
- Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc điều kinh nào, chị em cũng cần thăm khám, tìm ra nguyên nhân. Tuân thủ theo các chỉ định từ bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng…
- Phụ nữ có ý định mang thai thì nên ngừng sử dụng thuốc điều kinh. Tham khảo ý kiến bác sĩ vể thời điểm có thai để có thể đảm bảo an toàn suốt quá trình mang thai.
- Người bị bệnh tim mạch, viêm gan, huyết áp cao, có tiền sử vàng da/ vàng mắt, đang cho con bú, mắc chứng đau nửa đầu, nghi ngờ ung thư… thì không nên dùng thuốc điều kinh
- Trong quá trình sử dụng thuốc (có sự hướng dẫn bác sĩ) có bất kì triệu chứng bất thường nào chị em cần thăm khám để bác sĩ kịp thời xử lý, tránh xảy ra biến chứng.
- Để cân bằng nội tiết tố, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đi khám, tuân thủ chỉ định bác sĩ thì chị em cần xây dựng lối sống lành mạnh, vệ sinh vùng kín đúng cách, tránh căng thẳng mệt mỏi, không thức khuya…
- Thực hiện thăm khám sức khỏe phụ khoa định kì 6 tháng/ lần để tầm soát các bệnh lý; khám kinh nguyệt bất thường để có phương án điều trị kịp thời, hiệu quả. Cần lưu ý thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám trước khi có ý định mang thai… để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Liên hệ: Đa Khoa Hoàn Cầu - phòng khám sản phụ khoa uy tín tại TPHCM
● Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM
● Thời gian làm việc: Thứ 2 – Chủ Nhật từ 8:00 – 20:00 hằng ngày (kể cả Lễ, Tết)
● Số điện thoại: 028 3923 9999 - Tư vấn miễn phí 24/24
Trên đây là các thông tin về tác dụng phụ của thuốc điều kinh nếu chị em có bất kì thắc mắc, lo lắng nào cần được tư vấn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám Phụ khoa với bác sĩ giỏi… hãy Nhấn vào Bảng Chat để được chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM