Tìm hiểu bệnh vẩy nến á sừng chi tiết mang đến cùng bạn đọc những thông tin hữu ích liên quan đến việc chữa trị bệnh vẩy nến á sừng. Thông qua những thông tin về bệnh này còn giúp bệnh nhân dễ dàng phân biệt để chọn lựa biện pháp điều trị an toàn và hiệu quả.
BỆNH VẨY NẾN Á SỪNG LÀ GÌ?
1. Thế nào là bệnh vẩy nến?
Vẩy nến chính là bệnh lý mãn tính gây ra tổn thương da, diễn biến của bệnh kéo dài và còn hay tái phát. Tác nhân dẫn đến vảy nến thường liên quan đến rối loạn gen ở nhiễm sắc thể số 6. Biểu hiện bệnh có những yếu tố như rối loạn nội tiết tố, chấn thương hoặc nhiễm khuẩn.
Vì bệnh vẩy nến liên quan đến di truyền nên nó kéo dài suốt đời, tuy nhiên phần lớn đều lành tính. Bệnh này gây những biểu hiện khó chịu, gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh rất nhiều.
Ngoài ra vẩy nến nặng còn có thể gây tác hại đến tim mạch, thận cũng như nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Người xung quanh mặc dù kỳ thị với vẩy nến bởi lo bệnh sẽ lây. Nhưng thực tế bệnh vẩy nến không lây lan.
Hiện nay có 6 dạng của vẩy nến đó là: Vẩy nến thể chấm giọt, thể mảng, thể đồng tiền, thể mụn mủ, thể khớp và thể đỏ da toàn thân.
2. Bệnh á sừng là gì?
Á sừng tương tự như vẩy nến nó là bệnh viêm da tự miễn nhưng tỷ lệ mắc khá cao có đến 20% trong tổng số bệnh lý da liễu. Khi mắc á sừng người bệnh cảm thấy khô rát da, da bị nứt nẻ, xuất huyết và thậm chí còn gây viêm nhiễm làm cho người bệnh đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
HÌNH ẢNH BỆNH VẨY NẾN Á SỪNG CHI TIẾT
1. Về hình ảnh bệnh vẩy nến
♦ Vẩy nến thể giọt: Đặc thù bởi tổn thương da khá nhỏ chỉ từ 1 đến 2mm với màu đỏ tươi. Tổn thương chính là lớp vảy với màu trắng đục, rất dễ cạo, có lúc còn bong ra thành vụn nhỏ như là bụi phấn. Bệnh có triệu chứng lâm sàng giống như giang mai ở giai đoạn 2.
♦ Vẩy nến thể mảng: Thường xuất hiện ở một số hiện tượng khởi phát dấu hiệu trong vài năm trở lên. Nó có tính dai dẳng và tổn thương với mảng da đỏ, giới hạn của nó khá rõ với vùng da lành tính kế bên. Kích thước của vẩy nến này khá lớn khoảng 5 đến 10cm và nổi cộm hơn so với vẩy nến khác.
♦ Vẩy nến thể đồng tiền: Thường thấy và nó đặc trưng bởi những đốm tròn có màu đỏ hoặc hồng với kích thước trên dưới 4cm. Bề mặt của nó có đốm vẩy trắng nhẹ.
♦ Vẩy nến thể khớp: Là bệnh có mức độ nặng vì tổn thương da khi đó tập trung ở một khớp với dấu hiệu lan tỏa, có màu đỏ đặc thù và bề mặt cộm dạng vỏ sò. Không chỉ gây mất thẩm mỹ nó còn làm sưng đau khớp và tác hại đến nội tạng thậm chí tử vong khi không điều trị sớm.
♦ Vẩy nến thể mụn mủ: Là dạng nghiêm trọng và cũng hiếm thấy. Nhưng nó được chia thành 2 thể là vẩy nến mụn mủ lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc vẩy nến mụn mủ toàn thân..
♦ Vẩy nến đảo ngược: Thường khu trú tại vùng da có nếp gấp như mông, bẹn, nách, rốn… Dấu hiệu chính là một số mảng da đỏ và lan rộng ra ngoài các kẽ. Ở da ẩm, có vẩy cùng với vết nứt.
♦ Vẩy nến da đầu: Xuất hiện ở 1 phần hoặc đa số da đầu với biểu hiện bong tróc, khô da đầu thành từng mảng. Ở khu vực da đầu tổn thương thường sẽ nổi cộm, viêm, gồ cao.
2. Về hình ảnh bệnh á sừng
♦ Biểu hiện: Lúc mới phát bệnh thì bệnh á sừng có triệu chứng tổn thương dạng chàm xuất hiện tại ngón tay, chân, gót chân hoặc da đầu. Tổn thương do á sừng bước đầu tiên đó là nền da khô và xuất hiện dát đỏ không có ranh giới rõ ràng. Dần dần nó lan rộng khắp bàn tay, chân và da đầu.
Bệnh có biểu hiện nổi da đỏ mùa hè, xuất hiện mụn nước như tổ đĩa, da sần sùi thô ráp và ngứa ngáy. Mùa đông thì bệnh á sừng càng phức tạp hơn thậm chí có vùng da nứt toác và xuất huyết đau đớn.
♦ Nguyên nhân: Vẫn chưa có nguyên nhân chính xác được tìm hiểu gây ra á sừng nhưng có rất nhiều nghiên cứu khẳng định bệnh liên quan đến di truyền và cơ địa. Ngoài ra các nhà khoa học còn tìm ra một số yếu tố khiến cho bệnh nặng hơn như là:
→ Do di truyền: Nếu như gia đình có người thân bị bệnh á sừng con cái sinh ra khi đó có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.
→ Suy giảm hệ miễn dịch: Làm giảm tình trạng tự bảo vệ da khiến da rất dễ kích ứng bởi nhân tố gây hại từ bên ngoài.
→ Do tiếp xúc với nhiều mỹ phẩm, hóa chất, thời tiết hanh khô.
→ Chính sự thay đổi nội tiết tố hoặc là thiếu hụt vitamin cũng gây gia tăng nguy cơ bị á sừng.
→ Gây ra tổn thương cho xương khớp vì bệnh xảy ra ở bàn tay, bàn chân nếu nghiêm trọng có thể tổn thương sâu vào trong xương và khớp.
Bài viết trên mong rằng đã lý giải cụ thể bệnh vẩy nến á sừng cùng bạn đọc. Khi phát hiện ra triệu chứng bệnh lý này cần sớm tìm đến địa chỉ uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng nề.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM