Thu gọn danh mục

Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng chính là bệnh viện được tổ chức hoạt động theo mô hình bệnh viện chuyên khoa hạng II Bộ Y Tế với ngành tâm thần. Bệnh viện trước kia có tên là Nhi đồng Hòa Khánh. Chúng ta hãy cùng tham khảo thêm chia sẻ dưới đây để hiểu rõ về bệnh viện tâm thần Đà Nẵng nhé.

TỔNG QUAN BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG

Bệnh viện xuất thân từ bệnh viện Nhi đồng Hòa Khánh của người Mỹ và đây là bệnh viện được xây dựng từ những năm 1966. Nhưng đến tháng 3 năm 1975 thì cuộc tấn công giải phóng Đà Nẵng của dân ta làm cho ngụy quyền đốt cháy bệnh viện. Lúc đó chỉ còn trơ lại 4 ngôi nhà tan hoang với hơn 50 bệnh nhân tâm thần.

Ban đầu thì Ty y tế cử Y Tá Văn Viết Hùng thường mang thuốc và lui đến chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần. Nhưng lượng bệnh nhân ngày càng tăng cao buộc Ty Y tế bổ sung thêm 1 bác sĩ, 4 y tá sơ học cùng 1 dược tá để hỗ trợ. Đến ngày 25 tháng 10 năm 1976 thì Trạm tâm thần được thành lập dưới sự phụ trách của đồng chí Trần Đình Hiến.

Lượng bệnh nhân mắc bệnh cần chữa trị ngày càng gia tăng. Chính điều này khiến cho nhu cầu cần cơ sở y tế điều trị tốt đầy đủ chuyên khoa, giường bệnh cần có. Thế nên Ty Y tế tăng cường đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, dược cùng hành chính, dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu.

Tháng 3 năm 1977 thì sau ngày đất nước thống UBND tỉnh thành lập bệnh viện tâm thần đầu tiên ở phía Nam với quy mô 50 giường bệnh. Viện trưởng là Thầy thuốc ưu tú, BS. Trần Đình Thông cùng với hơn 36 cán bộ.

Năm 1997 thì tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng lúc đó tách thành 2 đơn vị hành chính. Bệnh viện phân công CBCNV vào xây dựng và thành lập Trạm Tâm thần cho tỉnh Quảng Nam riêng. Từ đó thì bệnh viện tâm thần Đà Nẵng ra đời.

Đến nay thì bệnh viện tổ chức mô hình chuyên khoa hạng II của Bộ Y Tế ngành Tâm thần. Bệnh viện có cơ cấu tổ chức với 5 phòng 7 khoa và ban giám đốc. Năm 2011 thì bệnh viện tâm thần Đà Nẵng đã áp dụng và đưa Khoa Pháp y - Nghiện chất vào để sử dụng.

Bệnh viện xuất thân từ bệnh viện Nhi đồng Hòa Khánh của người Mỹ

Bệnh viện xuất thân từ bệnh viện Nhi đồng Hòa Khánh của người Mỹ

THÀNH TỰU BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG

Trong suốt 30 năm hoạt động thì bệnh viện đạt nhiều thành tích như sau:

1. Về công tác điều trị nội trú

Có 114.97% tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú, 107,56% bệnh nhân có cơ hội điều trị tại nhà. Thời gian điều trị trung bình đạt 1.141.643 ngày. Công suất dùng giường bệnh bình quân từ 93,7% đến 148,3%. Tỷ lệ tử vong hạ thấp xuống dưới 53 ca nghĩa là tương đương với 1.7%.

2. Về công tác điều trị ngoại trú

Bệnh viện có tổng bệnh nhân điều trị ngoại trú 88.576 lượt người với lượt bệnh nhân khám bệnh là 1461.297 lượt mỗi năm. Đã có hơn 80% bệnh nhân ổn định và có thể tái hòa nhập cùng xã hội. Trong đó có đến 40% tỷ lệ bệnh nhân có thể trở lại lao động, học tập.

Do vậy trong nhiều năm liền thì bệnh viện đã được Ty Y tế cùng Sở Y tế các cấp trao tặng danh hiệu, cờ thi đua tiên tiến như:

yes Bộ Y Tế trao 12 bằng khen các danh hiệu cho bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

yesUBND tỉnh QN-ĐN cùng thành phố Đà Nẵng tặng 08 bằng khen cùng cờ thi đua xuất sắc cho bệnh viện.

yesNhà nước tặng thưởng.

yesThưởng của Thủ tướng CP về Bằng khen cho bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

yesChủ tịch nước trao tặng cho bệnh viện tâm thần Đà Nẵng Huân chương lao động hạng , Nhì, Ba và Huân chương Độc lập hạng Ba cho bệnh viện trong các năm 1987, 1996, 2000 và 2006.

yesNgoài ra bệnh viện còn có nhiều phần thưởng cao quý khác từ Bộ, Ban ngành.

THÔNG TIN CHI TIẾT BỆNH VIỆN TÂM THẦN ĐÀ NẴNG

1. Đội ngũ bác sĩ

Giám đốc: Lâm Tứ Trung.

♦ Phó giám đốc: Trần Nguyên Ngọc và Trần Văn Mau

♦ Trưởng phòng KHTH: Phan Hữu Hảo.

♦ Phó phòng KHTH: Huỳnh Thức.

♦ Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến & CSSKTTCĐ: Trần Thiện Thanh và Nguyễn Cửu Thanh.

♦ Trưởng phòng TCKT: Nguyễn Thị Phương.

♦ Phó phòng TCHC: Phan Thị Hạnh.

♦ Trưởng phòng Điều dưỡng: Phạm Thị Phúc.

♦ Phó phòng Điều dưỡng: Bùi Thị Anh Thư.

♦ Trưởng khoa cấp tính Nữ: Đỗ Văn Thanh Luân.

♦ Trưởng khoa PHCN: Lê Thị Thu Nga.

♦ Trưởng khoa PYTT&CNC: Trương Văn Trình.

♦ Trưởng khoa Khám bệnh: Đào Thị Diệu Hiền.

♦ Trưởng khoa Tâm thần Trẻ em: Trần Thị Hải Vân.

♦ Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Trần Thị Hoa.

♦ Trưởng khoa Dinh dưỡng: Nguyễn Thị Minh Hồng.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng chỉ tiêu nội trú là 180 giường nhưng hiện tại số lượng bệnh nhân nội trú đã vượt quá tải từ 250 đến 280 bệnh nhân. Do vậy hiện bệnh viện đang xin chỉ định để tăng thêm giường bệnh nội trú.

Trang thiết bị vật tư bệnh viện được đầu tư đầy đủ, hiện đại. Hơn nữa bệnh viện cũng thực hiện giám định pháp y tâm thần cho cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu địa phương của các tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên cùng cơ quan TW.

3. Chuyên khoa

Tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng chia thành các chuyên khoa như sau:

Khoa Nam, Khoa Nữ, Khoa Phục hồi chức năng tâm thần, Khoa Dinh dưỡng, Khoa Dược, Khoa Chống nhiễm khuẩn, Khoa Khám bệnh, Khoa tâm thần trẻ em và Khoa xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh.

4. Quy trình khám chữa bệnh

Có 5 bước trong quy trình khám chữa bệnh ở bệnh viện tâm thần Đà Nẵng như sau:

enlightened Bước 1: Bệnh nhân được đưa đến tại bàn hướng dẫn và người nhà nộp giấy tờ tùy thân bệnh nhân để đợi xem xét. Khi giấy tờ hợp lệ thì bệnh nhân sẽ được đo mạch nhiệt huyết áp rồi đưa đến phòng khám.

enlightenedBước 2: Bệnh nhân được khám cụ thể. Nếu như bệnh nhân chỉ định khám lâm sàng và không làm xét nghiệm thì bác sĩ kê đơn. Còn trường hợp cần làm xét nghiệm chẩn đoán bác sĩ sẽ chỉ định. Sau khi thực hiện xong các yêu cầu xét nghiệm thì trở về phòng bác sĩ để được đọc kết quả xét nghiệm và kê đơn thuốc.

enlightenedBước 3: Đem đơn thuốc đến phòng bảo hiểm thanh toán bảo hiểm. Khi thanh toán được xác nhận và đóng dấu thì mang về phòng thu viện phí bệnh viện.

enlightenedBước 4: Tại phòng thu viện phí bệnh viện tâm thần Đà Nẵng chờ gọi tên để thanh toán rồi nhận đơn thuốc phơi thanh toán bảo hiểm.

enlightenedBước 5: Mang phơi thanh toán bảo hiểm được xác nhận đến phòng cấp thuốc rồi ký tên và nhận đơn thuốc.

Đội ngũ bác sĩ tận tâm yêu nghề

Đội ngũ bác sĩ tận tâm yêu nghề

Trường hợp bệnh nhân có chỉ định làm thủ thuật, phẫu thuật thì:

Bệnh nhân sẽ được điều dưỡng viên hỗ trợ chuẩn bị phẫu thuật dựa theo yêu cầu bác sĩ chuyên khoa cùng bác sĩ điều trị.

Trước khi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật bệnh nhân phải hoàn thành yêu cầu bao gồm: Hoàn thành thủ tục hành chính, điều trưởng viên kiểm tra lại yếu tố và thực hiện xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán. Và đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng bệnh nhân để báo lại cho bác sĩ điều trị.

Điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ bệnh nhân đến nơi cần làm phẫu thuật, xét nghiệm thăm dò chẩn đoán và bàn giao bệnh nhân, hồ sơ bệnh án cùng người có trách nhiệm.

Yêu cầu để cấp giấy chứng nhận với bệnh nhân tâm thần:

Đơn yêu cầu cần ghi rõ mục đích có ảnh của người có yêu cầu cấp giấy chứng nhận.

⇒ Có đầy đủ giấy tờ liên quan bao gồm 1 bộ chính cùng 1 bộ photo.

⇒ Đối tượng cấp giấy chứng nhận tâm thần tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng sẽ là:

Bệnh nhân đã điều trị nội trú:

+ Chẩn đoán thực hiện dựa trên kết luận khi xuất viện.

+ Trường hợp đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán khác nhau ở những lần nhập viện thì cần có ý kiến từ phòng kế hoạch hoặc ban giám đốc.

+ Trường hợp bệnh nhân đang theo dõi chẩn đoán thì cần ghi rõ là chưa có chẩn đoán cụ thể.

Bệnh nhân hiện điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng:

+ Nếu đã được chẩn đoán xác định sẽ ghi rõ chẩn đoán.

+ Nếu chưa có chẩn đoán cần ghi rõ chưa có chẩn đoán xác định.

Bệnh nhân điều trị ngoại trú:

+ Nếu bệnh nhân tâm thần chậm phát triển lên mức độ nặng hoặc kèm dị tật cơ thể thì có thể chẩn đoán ngay.

+ Trường hợp chậm phát triển tâm thần ở mức độ nhẹ hoặc trung bình sẽ dựa vào đánh giá lâm sàng hoặc đánh giá trí tuệ thông qua những bài test.

+ Bệnh nhân tâm thần phân liệt cũng có hồ sơ điều trị ngoại trú được bác sĩ chuyên khoa tâm thần thực hiện.

+ Với bệnh nhân động kinh yêu cầu cần có hồ sơ điều trị ngoại trú kèm kết quả điện não đồ.

+ Với bệnh nhân loạn tâm thần phải được khám ít 4 lần và trải qua test Rorschach.

+ Với những dạng tâm thần khác phải có 4 lần khám là ít .

Quy trình để cấp giấy chứng nhận tâm thần ở bệnh viện tâm thần Đà Nẵng:

⇒ Đến khoa Khám bệnh tiếp nhận đơn xin cấp giấy chứng nhận tâm thần.

⇒ Kiểm tra hồ sơ và đóng dấu bản tài liệu photo.

⇒ Bác sĩ thực hiện khám trực tiếp và đánh giá cào trong chứng nhận.

⇒ Hồ sơ đánh giá sẽ được chuyển cho ban giám đốc nhằm ký xác nhận.

⇒ Thông tin được đưa vào trong sổ theo dõi giấy xác nhận ở khoa khám bệnh.

⇒ Gửi lại giấy xác nhận cho người xin xác nhận.

5. Chi phí khám bệnh

Bạn đọc theo dõi chi phí khám bệnh tại bệnh viện tâm thần Đà Nẵng qua bảng sau:

6. Thời gian làm việc và địa chỉ liên hệ

Thời gian: bệnh viện tâm thần Đà Nẵng làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật từ 7h00 đến 20h. Có thể liên hệ tổng đài bệnh viện để đặt lịch khám và lấy STT.

♦ Địa chỉ: Số 193 Nguyễn Lương Bằng, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.

♦ Điện thoại liên hệ: 0236-3-842-326, cấp cứu 0236-3-842-326.

Chia sẻ thêm:

Bệnh nhân ở xa có thể đặt lịch thăm khám qua điện thoại để tiết kiệm thời gian, công sức khi đến bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

Thông tin về bệnh viện tâm thần Đà Nẵng được chia sẻ ở bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để được tư vấn kỹ hơn vui lòng liên hệ trực tiếp cùng bệnh viện.
Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM