Thu gọn danh mục

Bỏ thai ngoài tình trạng mang thai ngoài ý muốn, sức khỏe người mẹ có vấn đề thì dị tật thai nhi cũng chính là một trong số các nguyên nhân ấy. Nhưng vẫn có rất nhiều mẹ bầu sau khi khám thai bị tật vẫn còn băn khoăn không biết rằng Thai nhi bị dị tật có nên bỏ hay không. Bởi rất nhiều người vẫn mong có một phép màu nào xuất hiện với sinh linh bé bỏng của mình.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN DỊ TẬT THAI NHI

Trước khi tìm hiểu thai nhi bị dị tật có nên bỏ hay không chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số thông tin liên quan đến tình trạng dị tật ở thai nhi bạn nhé:

1. Dị tật ở thai nhi nào thường gặp?

Ở đây dị tật thai nhi chính là những bất thường của em bé xuất hiện ở giai đoạn bào thai. Những dị tật này bao gồm tất cả vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, mặt, đầu, hệ xương, chi, vùng bụng. Cụ thể dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi đó là:

Bị bệnh tim bẩm sinh, bị khuyết tật hậu môn, bị sứt môi và hở hàm ếch, bị dị tật nứt đốt sống, bị dị tật hệ xương, bị hội chứng Down, bị dị tật nứt đốt sống, bị lỗ niệu đạo lệch thấp hay lệch cao, bị hội chứng Patau hoặc hội chứng Edwards.

2. Dấu hiệu nào chỉ ra thai nhi bị dị tật?

Nếu như trước kia công nghệ chưa phát triển thì chỉ có thể biết trẻ bị dị tật sau khi hạ sinh. Nhưng hiện nay cha mẹ có thể chủ động giúp phát hiện sớm những dị tật bất thường ở thai nhi. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân và trong đó trường hợp phổ biến là bất thường số lượng nhiễm sắc thể.

Bị dị tật thai nhi là điều mà không ai muốn

Bị dị tật thai nhi là điều mà không ai muốn

3. Nguyên nhân phổ biến gây dị tật thai nhi là gì?

Do mang thai khi tuổi đã cao: Các nhà khoa học đều nhận định nếu chị em mang thai khi ngoài 35 và người bố đã trên 50 tuổi thì nguy cơ sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh cao hơn. Bởi khi độ tuổi cao thì trứng cùng tinh trùng cha mẹ đã không còn được đảm bảo. Do vậy quá trình phân chia nhiễm sắc thể dễ xảy ra lỗi gây dị tật.

► Do đang bị mắc bệnh truyền nhiễm: Ở 3 tháng đầu thai kỳ khi mẹ mang thai mà mắc phải những bệnh truyền nhiễm như virus Herpes, Cytomegalo, Rubella… có thể gây dị tật thai nhi. Hơn nữa bệnh đái tháo đường, lupus ban đỏ nếu thai phụ mắc phải khi mang thai cũng có thể gây ra dị tật thai nhi.

► Do bố mẹ mắc bệnh di truyền hoặc tiền sử sinh con dị tật: Trường hợp bố mẹ mắc bệnh di truyền thì khả năng lớn thai nhi cũng sẽ bị. Ngoài ra dù bố mẹ khỏe mạnh nhưng nếu gia đình tiền sử có người bị dị tật bẩm sinh hoặc người mẹ sinh non, bị sảy thai thì tình trạng thai nhi dị tật cũng khá cao.

► Do tiếp xúc chất độc hại, chất phóng xạ khi mang thai: Trong quá trình mang thai nếu thai phụ tiếp xúc cùng thuốc lá hoặc hóa chất độc hại như chất phóng xạ, thuốc trừ sâu hay chất kích thích… Nó cũng làm tăng nguy cơ gây ảnh hưởng thai nhi dễ bị dị tật thai nhi.

► Do chụp X-quang khi mang thai: Nếu trong quá trình mang thai mà thai phụ chụp X-quang cũng có thể dẫn đến dị tật nghiêm trọng. Bởi có trường hợp thai phụ mang thai nhưng không biết và vô tình chụp X-quang gây ra.

► Do tự ý dùng thuốc khi đang mang thai: Uống thuốc khi mang thai không theo chỉ định bác sĩ cũng là nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi. Do vậy thai phụ cần hết sức lưu ý và chỉ nên dùng thuốc nếu được bác sĩ chỉ định.

► Do thai phụ mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên: Tâm trạng của người mẹ cũng có tác động trực tiếp đối với sự phát triển thai nhi cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do vậy mẹ bầu nếu tâm trạng căng thẳng lo lắng và mệt mỏi thường xuyên đặc biệt ở 3 tháng đầu mang thai rất dễ gây ra dị tật như hở hàm ếch, sứt môi…

Có nhiều nguyên nhân gây dị tật thai nhi

Có nhiều nguyên nhân gây dị tật thai nhi

VẬY THAI NHI BỊ DỊ TẬT CÓ NÊN BỎ KHÔNG?

Sau khi có kết quả xét nghiệm chẩn đoán thai nhi bị dị tật thì bác sĩ sẽ thông báo để thai phụ biết về tình trạng dị tật cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan như nguyên nhân, khả năng sống thai nhi ở bụng mẹ và khi ra đời. Ngoài ra còn tư vấn khả năng chữa trị của nền y tế hiện tại với dị tật thai nhi, mức độ tàn tật và khiếm khuyết của trẻ sau này…

Thông qua những tư vấn giải đáp này sẽ giúp cho thai phụ hiểu rõ hơn về tình trạng em bé và hiểu rõ bản thân mình được gì mất gì khi có quyết định giữ thai hoặc bỏ thai. Bác sĩ khi tư vấn không hướng thai phụ vào quyết định giữ thai hoặc bỏ thai mà nó là quyết định của thai phụ cùng gia đình sau khi cân nhắc kỹ tình trạng con mình, tâm tư và cả hoàn cảnh gia đình, bản thân mình.

Do vậy thai nhi bị dị tật có nên bỏ thì nó là quyết định riêng tư từng cá nhân của từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Chúng ta cũng không nên lên án người bỏ thai khi thai dị tật là lạnh lùng, không nhân văn hoặc người giữ là thiếu kiến thức hoặc mù quáng… Thay vào đó cần tôn trọng quyết định của họ.

Nếu có ý định phá thai cần thực hiện sớm tại địa chỉ uy tín

Nếu có ý định phá thai cần thực hiện sớm tại địa chỉ uy tín

Nếu có ý định phá bỏ thai cần sớm thực hiện để đảm bảo an toàn và tìm đến địa chỉ uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Tại đây vừa có đội ngũ y bác sĩ giỏi, trình độ chuyên môn cao vừa có đầy đủ trang thiết bị, phương pháp hiện đại giúp thực hiện phá thai an toàn và hiệu quả.

Chúng tôi mong rằng qua giải đáp trên đã giúp bạn biết rõ thai nhi bị dị tật có nên bỏ hay không. Nếu bạn cũng đang gặp phải nỗi lo này hoặc bất cứ những câu hỏi nào liên quan đến vấn đề phá thai muốn được tư vấn vui lòng liên hệ cùng chuyên gia của Hoàn Cầu.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM