Thu gọn danh mục

Để đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ có thai ông bà từ xư đến nay có khá nhiều công thức gia truyền kết hợp đông y trong các món ăn, áp dụng khá phổ biến, ngày nay nhiều gia đình vẫn chuộng sử dụng các loại dược liệu thuốc bắc trong Đông y. Vậy có những vị thuốc bắc tốt và cần tránh cho phụ nữ mang thai nào ? hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Tổng hợp tất tần tật vị thuốc bắc tốt cho phụ nữ mang thai 

Mẹ bầu lưu ý, những vị thuốc bắc này tốt, bồi bổ sức khỏe cho mẹ cũng như thai nhi, tuy nhiên, cần kết hợp đúng và phải được thầy thuốc kê đơn, theo dõi. Mẹ không tự mua thuốc về uống khi chưa có chỉ định, tránh gây những tác dụng không mong muốn. 

1.1 Thục địa

Thục địa là rễ của cây Địa Hoàng, có màu đen, mềm. Có tác dụng bổ thận, dưỡng âm, bổ máu.

Thuốc đông y thục địa tốt cho thai phụ

 

Thường có mặt trong các bài thuốc chữa các vấn đề sinh lý của phụ nữ như kinh nguyệt không đều hoặc thể trạng yếu như sắc da tái nhợt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu. Thục địa còn được sắp trong bài thuốc bổ cho thai phụ, giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ, giúp hết cảm giác mệt mỏi, đau lưng khi mang thai. 

1.2 Hoài sơn

Hoài sơn hay còn gọi là Củ mài, thường được dùng trong các món ăn, bánh trái. Hoài sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận, chỉ tả lỵ. Thai phụ sử dụng hoài sơn có thể giúp bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm. Sử dụng trực tiếp củ mài bằng cách nấu với gạo nếp thành cháo củ mài, giúp trị tiêu chảy, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón. Củ mài được thái lát, phơi khô và tán thành bột để sử dụng kết hợp các loại dược liệu khác, sắc uống theo chỉ định của thầy thuốc.ng bài thuốc an thai tốt dành cho các mẹ bầu.

1.3 Hương phụ

Hương phụ là rễ phơi hoặc sấy khô của cây Củ gấu, có vị cay hơi đắng, vị ngọt, tính bình. Thuốc có tác dụng ức chế tử cung, thường được dùng làm thuốc điều kinh, trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết.

Hương phụ vị thuốc đông y tốt cho thai phụ

 

Đối với phụ nữ mang thai, hương phụ đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm đau, là đau bụng nôn mửa hoặc đau bụng đi ngoài. Ngoài ra còn hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng. Hương phụ được dùng riêng hoặc kết hợp với Ích mẫu.

1.4 Tục đoạn

Tục đoạn hay nhiều nơi còn gọi là sâm nam, là phần rễ phơi hay sấy khô của cây Tục đoạn, có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối và đặc biệt là vị thuốc hành huyết, chỉ huyết, giảm đau an thai, giảm nguy cơ động thai.

Thuốc đông y tục đoạn tốt cho thai phụ

 

Thục đoạn sử dụng trong các bài thuốc phòng ngừa sẩy thai trong trường hợp hay đẻ non; chữa động thai, dọa sảy thai khi thai được 2-3 tháng; Chữa kinh nguyệt quá nhiều, kinh màu nhạt; Chữa sữa không thông, ít sữa sau sinh. Thuốc có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, không độc.

1.5 Trần bì

Trần bì là vỏ quýt chín phơi khô. Theo Đông y, trần bì vị đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh tỳ, phế, có tác dụng điều hoà khí, tiêu đờm, ráo thấp, tiêu chất bị ứ đọng, làm mạnh tỳ, được dùng chữa các chứng tức ngực, đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, ho có nhiều đờm. Đối với phụ nữ mang thai, trần bì có hai công dụng hữu hiệu là kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, và giúp giảm cảm giác buồn nôn do triệu chứng ốm nghén gây ra.

1.6 Sa nhân

Sa nhân là quả gần chín hoặc sấy khô của cây sa nhân, thuộc họ gừng. Sử dụng làm thuốc giúp kích thích hệ tiêu hóa, thường được làm gia vị hoặc tạo mùi cho rượu. Sa nhân giúp ngừng tiêu chảy – một triệu chứng thường gặp ở các bà bầu.

Đặc biệt, sa nhân giúp hoạt khí, trừ thấp và an thai. Sa nhân được dùng kết hợp với bạch truật và tô cánh để chữa ốm nghén hoặc động thai. Mỗi ngày nên dùng 2-6 gram dạng thuốc sắc hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.

1.7 Tía tô

Tía tô trong các món ăn giúp tăng hương vị và cũng là một vị thuốc Đông y hữu hiệu. Nhiều người mới chỉ biết đến tác dụng giải cảm của tía tô, tuy nhiên đây cũng là một vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả. Tía tô kết hợp theo công thức các vị khác dùng để chữa chứng ốm nghén, buồn nôn; điều trị khi thai phụ bị đau bụng, đau lưng, ra huyết. Mẹ bầu có biểu hiện bị nóng trong bụng, cồn cào, nước tiểu đỏ lượng ít, ăn uống kém, sưng đau lợi răng, táo bón, tiêu hóa không thông lợi (nhiệt thai). Thai phụ bị phù nề, tiểu ít, tê bì hai chi dưới; hoặc khi bị ho hen, nhiều đờm, khó thở. Tuy nhiên không dùng thường xuyên có thể làm tăng huyết áp. Vì vậy, mọi thang thuốc cần phải được sắc và uống theo chỉ định của thầy thuốc.

1.8 Gai vị

Gai (rễ) vị chính là củ gai, là phần rễ được phơi hoặc sấy khô của cây gai – loại cây có lá được sử dụng để làm món bánh gai nổi tiếng. Gai vị là một vị thuốc an thai phổ biến. Đối với trường hợp bị dọa sẩy thai, dùng 30 gam rễ cây gai mới hái hoặc phơi khô sắc với 600ml nước, cô làm 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày. Chỉ 1-2 ngày là có kết quả, không nên kéo dài. Gai vị còn là vị thuốc lợi tiểu, trị chứng tiểu tiện, đại tiện ra máu, viêm tử cung, sa tử cung. Củ gai tươi cũng có tác dụng rất tốt cho người mẹ mang thai, có thể dùng cho người mang thai như một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai bằng cách nấu với gà ác, móng giò, bồ câu... thành các món ăn bổ dưỡng hoặc luộc ăn, đun sắc nước để uống thay nước uống hàng ngày...

1.9 Ngải cứu

Từ xa xưa, ngải cứu được xem như là một vị thuốc quý, có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Ngải cứu có thể được ăn kèm với trứng hoặc sắc lấy nước uống. Ngoài tác dụng an thai, vị thuốc còn giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng, làm thuốc điều kinh hoặc hồi phục sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.

Ngoài ra, ngải cứu còn có tác dụng dùng để chữa đau lưng, đau khớp háng, đau hông cho phụ nữ mang thai bằng cách chườm lá ngải cứu. Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Làm theo cách này 3-5 ngày liên tục, triệu chứng sẽ thuyên giảm.

2. Những vị thuốc bắc phụ nữ mang thai cần tránh 

Những vị thuốc đông y dưới đây thai phụ cần tránh tuyệt đối:

Toàn Yết vị

Toàn yết có vị mặn, hơi cay, tính bình. Tác dụng làm tắt phong, chỉ kinh chữa các bệnh trúng phong, uốn ván, điên giản chân tay co quắp, hoạt lạc thông kinh, giảm đau, giải độc chữa sang lở mụn nhọt. Không dùng thuốc cho người huyết khí hư, phụ nữ có thai.

Thuốc Đông Y huyền hồ có thể khiến thai phụ dễ sảy thai

Huyền hồ có tác dụng hoạt huyết tán ứ, lợi khí, chỉ đau. Có thể hành được khí trệ trong huyết, huyết trệ trong khí, thông tiểu tiện, trừ phong. Điều trị các chứng khí rọng, huyết kết, kinh nguyệt không đều, các chấn thương bầm tím, huyết chét đọng lại. Là thuốc hoạt huyết lợi khí trong các thứ thuốc, song dễ gây sẩy thai.

Thông thảo có thể gây co bóp tử cung

Thông thảo giúp thông tia sữa và lợi tiểu. Thông thảo hình trụ màu trắng với phần lõi rỗng. Vị thuốc có đặc biệt này có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng lợi thuỷ, thanh thấp nhiệt dùng lợi tiểu, tiêu thuỷ thũng, chữa chứng tắc tia sữa, thông kinh bế ở phụ nữ, gây co tử cung, thúc đẻ nhanh.

Mang tiêu

Mang tiêu trong đông y có vị cay đắng, mặn. Tác dụng thanh tràng thông tiện, dùng trong chứng vị tràng thực nhiệt, đại tràng bí kết cũng không nên dùng khi mang thai vì có thể ảnh hưởng tới dạ con.

Bán Hạ

Bán hạ củ chóc, lá ba chìa, cây chóc chuột là vị thuốc hóa đàm hàn, vị cay. Có tác dụng ráo thấp, trừ đàm, chỉ ho dùng trong các chứng đàm thấp, ho nhiều đờm chữa viêm phế quản mạn tính, giáng nghịch, chỉ nôn, tiêu phù giảm đau, giải độc. Tuy nhiên vị này cũng có lợi cho phụ nữ mang thai giúp giảm nôn mửa khi kết hợp đúng. 

Thường Sơn

Thường sơn có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, quy vào ba kinh Phế, Tâm, Can. Tác dụng tiêu đờm, chữa sốt rét, làm cho đờm nôn ra, làm hết  bĩ tích, bứt rứt khó chịu. Do có tính hàn, có lượng lớn chì và thủy ngân có tác hại đối với thai nhi. 

Thuyền thoái

Thuyền thoái có vị mặn, tính hàn. Trong đông y có tác dụng tán phong nhiệt, giải biểu, giải độc, trấn kinh an thần, chữa sốt cao, co giật, chống viêm. Tuy nhiên không được sử dụng kết hợp trong vị thuốc cho mẹ bầu. 

Mẫu đơn bì

Mẫu đơn bì có vị đắng, tính hơi hàn. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết làm thanh huyết nhiệt, trị chảy máu cam, thổ huyết ban chẩn, thanh can nhiệt chữa chứng sườn đau tức, hoa mắt đau đầu, đau bụng kinh. Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng loại thuốc này.

Bạch mao căn

Bạch mao căn có vị ngọt, tính hàn không nên sử dụng cho mẹ bầu. Có tác dụng thanh trừ nhiệt độc có trong cơ thể, tư âm, thanh nhiệt, tiêu ứ huyết. Làm lương huyết, chỉ huyết trong trường hợp đái ra huyết, chảy máu cam, ho ra máu.

Vị thuốc Đông y Quế Chi

Vị ngọt, tính ấm của Quế chi có tác dụng giải biểu, tán hàn chủ trị cảm mạo phong hàn, làm thông dương khí, ấm kinh thông mạch, ấm thận, hành thuỷ, thuốc có tác dụng hành huyết, giảm đau trong các chứng bế kinh, ứ huyết. Tuy nhiên phụ nữ có thai lại không sử dụng.

Vị thuốc đông y quế chi có hại cho thai phụ

Không chỉ những vị thuốc trên khi dùng chúng đơn điệu, hay kết hợp với vị thuốc khác cũng cần điều chỉnh phù hợp và lưu ý tác dụng của nó khi sử dụng. Mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm giai đoạn nào thì cần bổ sung dưỡng chất nào, để sử dụng thuốc phát huy tối đa tác dụng cũng như hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn. 

3. Điểm lưu ý khi mẹ bầu sử dụng thuốc bắc 

  • Dùng thuốc theo toa, kê đơn đúng bệnh 

  • Không dùng đông y kéo dài 

  • Không tự ý kết hợp đông và tây y gây phản tác dụng 

  • Phối hợp chính xác 

  • Thận trọng và tuân thủ trong quá trình sắc thuốc

  • Tuyệt đối tránh những cơ sở khám chữa bệnh chui 

Mong rằng những kiến thức nhỏ trên giúp mẹ có thêm một phần thông tin và giúp mẹ bầu lựa chọn được cho mình những điều tốt cho sức khỏe mẹ và bé. 

Nếu bạn cần tư vấn sức khỏe khi mang thai, phá thai hoặc cần đặt hẹn thăm khám với bác sĩ nhanh chóng, bảo mật thông tin vui lòng gọi đến số 028 3923 9999 hoặc Nhấp vào tư vấn miễn phí, các chuyên gia phòng khám Hoàn Cầu sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM