Thu gọn danh mục

Lá dâu tằm không chỉ có tác dụng nuôi tằm để kén tơ dệt lụa mà còn được sử dụng chữa trị rất nhiều loại bệnh khác nhau. Tác dụng của lá dâu tằm rất đa dạng, bởi bên trong bộ phận này có chứa nhiều thành phần hóa học, giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh lý như: cam mao phong nhiệt, sốt nóng, ho đờm,.... Ngoài ra, rễ, cành và quả của cây dâu tằm cũng chữa bệnh rất tốt, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng ngay.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ CÂY DÂU TẰM

Cây dâu tằm thường có một số tên gọi khác như: cây dâu ta, dâu trắng, dâu cang, cây tang. Nguồn gốc của loại cây này ở phía đông của châu Á. Cây dâu tằm thường có màu trắng, màu đỏ và đen (tùy giống chọn trồng), hoa màu trắng.

Đặc điểm của cây dâu tằm

Cây dầu tằm là loại thân gỗ, có thể cao đến hơn 15m. Lá của cây thường mọc so le, hình bầu dục, đầu lá hơi nhọn, mép có răng cưa. Hoa của cây dâu tằm thường có hình cầu, 4 đài lá bao bọc bên dưới. Quả dâu thường mọc trong các đài lá, có màu đen sẫm, vị chua ngọt dễ ăn và có thể dùng để ngâm rượu, làm siro,...

Phân bố và thu hoạch

Cây dâu tằm thường rất ưa ẩm và sáng nên nó thích hợp ở các vị trí bãi sông, đất bằng cao nguyên. Ở Việt Nam, cây dâu tằm được trồng nhiều tại bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình, Lâm Đồng, đồng bằng Sông Cửu Long,...

Thông thường, người ta sẽ thu hoạch hoa dâu vào tháng 4 và tháng 5, thu hoạch quả vào tháng 5 và tháng 7. Đối với lá, có thể thu hoạch quanh năm, đặc biệt là vào mùa xuân.

Bộ phận có thể dùng

Dâu tằm được xem là loại cây rất có ích cho việc nuôi tằm kén tơ. Đặc biệt, loại cây này cũng được khai thác để làm dược liệu chữa trị nhiều loại bệnh. Theo đó, họ thường sử dụng tất cả các bộ phận trên cây dâu tằm như: lá, vỏ, rễ, quả,.... Những bộ phận này có thể được dùng tươi hoặc khô, quả thì thường sẽ hái khi đã chính mọng, ngả màu đỏ hấp dẫn.

TÁC DỤNG CỦA LÁ DÂU TẰM VÀ CÁC BỘ PHẬN KHÁC

Lá dâu, cành dâu, rễ dâu, quả dâu đều là những bộ phận được sử dụng để chữa trị các loại bệnh lý tương ứng. Cụ thể:

Tác dụng của lá dâu tằm

Lá dâu tằm được xem là một trong những bộ phận có nhiều tác dụng . Ngoài việc sử dụng để nuôi tằm, làm vải tơ thì lá còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Trong đó:

Lá dâu có thể chữa được cảm mạo, ho, đau họng, nhức đầu, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, phát ban, huyết áp cao, mồ hôi trộm. Đương nhiên, sẽ có những bài thuốc tương ứng, kết hợp giữa lá dâu và một số dược liệu khác để tăng hiệu quả chữa trị tối đa.

Tác dụng của các bộ phận khác trên cây dâu tằm

• Cành dâu: thường được dùng để chữa tê thấp, co quắp tay chân.

• Quả dâu: chữa được bệnh tiểu đường, lao hạch, tai ù, thiếu máu, mắt mờ, tăng huyết áp.

• Vỏ rễ dâu: có tác dụng chữa ho/ ho ra máu, phù thũng, đi tiểu ít,..

Ngoài ra, những thân dây tầm gửi mọc trên cây dâu tằm cũng được sử dụng để chữa chứng phong thấp, tê bại, đau lưng, mỏi gối, động thai, đau bụng. Tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm có thể dùng để chữa hư lao, đồ mồ hôi trộm, di tinh, bạch đới, đi tiểu không kiểm soát, đái đục,....

MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÁ DÂU TẰM

Phần lớn, các bài thuốc thường áp dụng xoay quanh việc uống nước lá dâu tằm, quả và rễ dâu tằm. Các thầy thuốc sẽ có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, để kết hợp hài hòa giữa dâu tằm và các thảo dược khác, nhằm tạo nên một bài thuốc hiệu quả. Cụ thể:

Bài thuốc chữa cao huyết áp

Dùng một lượng lá dâu tằm vừa đủ, trộn thêm một ít hạt ích mẫu, nấu với nước khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, để nước đạt độ ấm tương đối, ngâm chân từ 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.

Bài thuốc chữa đau mắt, viêm kết mạc

Lấy lá dâu đem đi rửa sạch, giã nát, nấu lấy nước và xông vào mắt. Cách làm này sẽ giúp tan huyết khi người bệnh bị đau mắt đỏ do sung huyết.

Bài thuốc chữa đau nhức cơ thể

Chuẩn bị nguyên liệu gồm lá dâu tằm già, lược gãy, nệm rách, tóc rối. Tiếp tục đem tất cả hỗn hợp này đốt thành tro, tán nhuyễn, pha với nước ấm và uống hằng ngày.

Bài thuốc chữa hen suyễn

Cần chuẩn bị một lượng vừa đủ lá dâu tằm, lá cây thầu dầu, trấu tán nhỏ. Sau đó, thắng mật lên, vo thành từng viên nhỏ vừa uống, bảo quản trong bình thủy tinh và dùng mỗi hằng ngày trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Bài thuốc chữa huyết áp cao

Bạn nên tìm các nguyên liệu như trai sông, lá dâu, nấm hương, hành khô. Tất cả các nguyên liệu này mang đi nấu cháo, ăn hằng ngày vào buổi sáng sẽ giúp điều hòa huyết áp rất tốt.

Bài thuốc ngăn rụng tóc, hói đầu

Dùng quả dâu tằm chín, mang đi sắc lấy nước uống hằng ngày thay cho nước giải khát. Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp dùng quả dâu giã nhuyễn để lấy nước gội đầu, giúp ngăn rụng tóc hiệu quả.

► Lời khuyên

Dù là một loại cây tự nhiên tốt cho sức khỏe và ít tác dụng phụ nhưng dâu tằm cũng cần phải dùng đúng đối tượng. Theo các chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên dùng dâu tằm đúng quy định và tránh các trường hợp sau:

♦ Không dùng cây dâu tằm khi cơ thể suy yếu, ho không đờm, ho do lạnh không sốt nóng.

♦ Không nên dùng đối với người bị đau bụng, tiêu chảy kéo dài chưa rõ nguyên nhân

♦ Phụ nữ đang cho con bú không dùng các vị thuốc từ cây dâu tằm

♦ Người bệnh viêm tiết niệu, bệnh liên quan đến thận, bàng quang, mộng tinh không dùng cây dầu tằm.

Từ những thông tin do Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu cung cấp trên, bạn sẽ hiểu rõ công dụng của lá dâu tằm là gì. Đồng thời, bạn cũng sẽ có thêm những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ loại cây này. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cần thận trọng khi sử dụng cây dầu tằm. Vì thế, bạn nên thăm khám và dùng theo chỉ định của các thầy thuốc hoặc cơ sở y tế uy tín.

 

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM