Mặc dù chậm kinh là biểu hiện của mang thai nếu trước đó có xảy ra quan hệ không dùng biện pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào chậm kinh cũng là do mang thai mà hiện tượng này còn tiềm ẩn rất nhiều nguyên nhân gây nên. Vậy thế nào là sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ sau đây.
TÌM HIỂU VỀ CHẬM KINH VÀ MANG THAI
Chậm kinh là gì?
Chậm kinh hay còn gọi là trễ kinh. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở chị em phụ nữ, cho thấy chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ khi đã đến chu kỳ hành kinh nhưng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt. Nếu như đã quá 35 ngày kể từ ngày hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì nó được gọi là chậm kinh. Nếu như chị em bị lỡ ít nhất là ba kỳ kinh nguyệt tiếp theo sẽ được gọi là vô kinh.
Thế nào là mang thai?
Mang thai là việc mang một, hai hay nhiều con ở bên trong tử cung của phụ nữ. Trong một lần thai nghén, phụ nữ có thể có nhiều bào thai, giống như những trường hợp chị em sinh đôi hoặc sinh ba.
Một chu kỳ mang thai kỳ thường kéo dài 266 ngày kể từ khi thụ thai hoặc từ 280 ngày kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng nếu như chu kỳ bình thường xảy ra là 28 ngày. Ngày chuyển dạ sẽ được tính dựa vào kỳ kinh cuối cùng.
PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA CHẬM KINH VÀ MANG THAI Ở PHỤ NỮ
Giữa chậm kinh và mang thai thường có những biểu hiện giống nhau, chị em cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.
Đầu tiên là dấu hiệu chảy máu
Chậm kinh: Bạn gái sẽ không hề ra máu cho tới ngày hành kinh đầu tiên. Khi xuất hiện kinh, lượng máu kinh nhiều, tăng dần và kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
Mang thai: Còn được gọi là máu báo thai, xảy ra khi thụ tinh thành công. Hiện tượng này thường xảy ra từ 2 đến 3 ngày và kết thúc. Lượng máu báo thai rất ít bám nhẹ vào quần lót, máu có màu hồng nhạt, nâu đỏ.
Phân biệt dấu hiệu buồn nôn
Chậm kinh: Triệu chứng buồn nôn hoặc nôn sẽ không xảy ra trong những ngày đầu khi bạn trễ kinh.
Mang thai: Những cơn buồn nôn (ốm nghén) thường đến sau 1 tháng kể từ khi thụ thai thành công.
Dấu hiệu bị chuột rút
Chậm kinh: Trước 1 đến 2 ngày khi hành kinh, chị em sẽ gặp phải các cơn đau nhức do chuột rút gây ra. Cho đến khi đến ngày hành kinh đầu tiên thì cơn đau này mới thuyên giảm dần.
Mang thai: Đối với mẹ bầu thì cơn đau thường tập trung ở lưng dưới hoặc bụng dưới. Thời gian bị chuột rút cũng lâu hơn và có thể diễn ra trong vài tuần hoặc đến vài tháng.
Dấu hiệu đau ngực
Chậm kinh: Đau ngực do chậm kinh thường đến sớm khoảng 1 – 2 tuần, sau đó giảm dần vào ngày đầu hành kinh. Bên cạnh đó, các mô ngực cũng sẽ trở nên dày cộm và khiến cho bạn cảm thấy đau nhức âm ỉ.
Mang thai: Tình trạng ngực đau nhức âm ỉ khi mang thai đi liền với cảm giác ngực nặng hơn. Ngực sẽ trở nên nhạy cảm và dễ đau mỗi khi sờ vào. Tình trạng này thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày kể từ khi thụ thai hoặc thậm chí có thể là một vài ngày sau khi thụ thai.
Cảm giác thèm ăn
Chậm kinh: Nhiều bạn nữ trước khi hành kinh sẽ có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đồ uống có gas,… Tuy nhiên, những cơn thèm này cũng chỉ xuất hiện trong vòng vài ngày rồi biến mất.
Mang thai: Ở phụ nữ nếu có bầu, họ sẽ thèm ăn một số món nhưng lại dễ buồn nôn, thậm chí có thể sợ hãi với các món ăn đó. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài tuần đầu hoặc đôi khi suốt cả thai kỳ.
NHẬN BIẾT CÁC TRIỆU CHỨNG CHỈ CÓ KHI MANG THAI
Ở mẹ bầu, khi mang thai sẽ có những triệu chứng riêng biệt như sau:
+ Xuất huyết do phôi làm tổ, vì thế lượng máu rất ít, thời gian ra máu chỉ từ 2 - 3 ngày, máu có màu nâu đỏ hoặc thẫm kèm theo dịch nhầy.
+ Tâm trạng, cảm xúc thay đổi đột ngột, người mệt mỏi, dễ buồn ngủ, thời gian ngủ trong ngày cũng sẽ nhiều hơn bình thường.
+ Đi tiểu nhiều hơn trong ngày, có thể đi kèm với chứng táo bón.
+ Buồn nôn, nôn, cảm giác “nhợn”, nổi da gà,… khi ngửi thấy khó chịu nhất là vào lúc sáng sớm.
+ Xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, hụt hơi, rối loạn nhịp tim, thường từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 10 của thai kỳ.
+ Nội tiết tố thay đổi, làn da như da ửng hồng, nổi mụn, bóng dầu,...
CHẬM KINH KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
Hiện nay không ít bạn gái nhầm lẫn mình đang mang thai dù thực tế là kỳ kinh nguyệt đang tới chậm hơn so với những tháng trước. Do đó, chị em nên quan sát thật kỹ sự thay đổi bất thường của của cơ thể để gặp các bác sĩ thăm khám sớm.
- Ra máu bất thường kèm dịch âm đạo tiết nhiều
- Chu kỳ kéo dài, chậm kinh, kinh ra ít
- Buồn nôn, nôn, nhạy cảm với mùi thức ăn
- Đau bụng dưới lâm râm kéo dài
CÁC CHẨN ĐOÁN VÀ XÉT NGHIỆM KHI BỊ CHẬM KINH
Để đảm bảo kết quả nhanh khi bị chậm kinh, bạn gái có thể dùng que thử thai hoặc đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và làm các chẩn đoán xét nghiệm mang thai, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả chính xác hơn.
Một số xét nghiệm thường là: xét nghiệm nước tiểu; xét nghiệm máu; siêu âm đầu dò; siêu âm bụng,.. thông qua kết quả, bác sĩ sẽ giúp chị em tư vấn được tình trạng cụ thể, có hướng chăm sóc và xử lý an toàn.
Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu với các hạng mục chuyên khoa về: khám, xét nghiệm kiểm tra thai, hỗ trợ đình chỉ thai kỳ ngoài ý muốn, điều trị phụ khoa…. Chị em quan tâm muốn thăm khám nhanh chóng, chính xác,… có thể liên hệ và đến đây bất kỳ ngày nào trong tuần, kể cả cuối tuần hoặc ngày Lễ Tết.
Phòng khám với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, tay nghề thành thạo và sự am hiểu tâm lý người bệnh. Cùng với đó là ứng dụng hệ thống máy móc tiên tiến, nhập khẩu từ nước ngoài với sự kiểm chứng an toàn chặt chẽ,… do đó mọi công tác thăm khám luôn được hỗ trợ tốt nhất có thể.
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ vừa rồi chị em có thể tham khảo. Cần tư vấn hỗ trợ thêm, chị em có thể nhấp vào Bảng Chat bên dưới (tư vấn miễn phí và bảo mật với bác sĩ).
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM