Thu gọn danh mục

 

Sỏi tiết niệu là căn bệnh phổ biến trên đất nước Việt Nam. Khi bị sỏi tiết niệu thì có nghĩa là một trong các cơ quan tiết niệu bị sỏi. Đây là căn bệnh khá nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận, chức năng bài tiết. Hãy cùng Đa Khoa Hoàn Cầu tìm hiểu thêm về căn bệnh, nguyên nhân và cách phòng ngừa nhé!

1. Tìm hiểu thêm sỏi tiết niệu là gì?

Sỏi tiết niệu là căn bệnh khi một trong các cơ quan trong hệ tiết niệu bị sỏi. Các cơ quan tiết niệu chủ yếu dễ bị sỏi trong cơ thể bao gồm: thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Đây là căn bệnh khả phổ biến ở Việt Nam, từ 2-12% dân số nước ta bị chứng bệnh này. Bệnh có xu hướng xảy ra ở tuổi trung niên từ 30-35 tuổi, nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới. Căn bệnh xảy ra khi các loại muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, phosphat, acid uric, crystin,…). Đây là loại bệnh dễ tái phát nếu đã từng bị.

Sỏi tiết niệu là gì

2. Các đối tượng dễ bị sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, một phần do yếu tố di truyền, một phần do chế độ sinh hoạt. Chứng bệnh này rất dễ xảy ra với những đối tượng sau:

+ Gia đình có người đã từng bị sỏi tiết niệu.

+ Do bẩm sinh có sự bất thường về đường niệu đạo.

+ Các đối tượng đã phẫu thuật niệu đạo hoặc các trường hợp như đặt ống tiểu.

+ Những người bị bệnh phải nằm lâu ngày.

+ Những người lười vận động.

+ Những người hay nhịn khát, uống ít nước cũng là đối tượng rất dễ bị.

+ Những người làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao.

+ Sử dụng nhiều các loại thuốc như canxi xủi, c xủi.

+ Những người mắc các căn bệnh chuyển hóa.

3. Nguyên nhân sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu được hình thành do các muối khoáng canxi, oxalat, phosphat, acid uric, crystin,… kết tinh dần trong nước tiểu sau đó lớn lên hình thành thành sỏi. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến sỏi được hình thành. Các nguyên nhân phổ biến gồm:

+ Do lượng nước tiểu ít: uống ít nước, thay đổi trong bài tiết là một nguyên nhân phổ biến để hình thành sỏi.

+ Nhiễm trùng tiết niệu: khi nhiễm trùng mắc các căn bệnh về tiết niệu có thể gây ra viêm tiết niệu có thể ảnh hưởng đến lưu lượng nước tiểu dẫn đến sỏi tiết niệu.

+ Rối loạn chuyển hóa: Khi mắc các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa như chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,… thì rất dễ xảy ra tình trạng sỏi tiết niệu.

+ Do di truyền: bệnh này cũng có thể di truyền, nên khi một người trong gia đình có vấn đề thì hãy đề phòng.

+ Chế độ ăn uống không lành mạnh.

+ Sử dụng các loại thuốc.

Biến chứng của sỏi tiết niệu

4. Triệu chứng sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu có nhiều biểu hiện khác nhau. Cách tốt để xác định được có đang bị sỏi hay không là đến gặp bác sĩ. Khi có các triệu chứng như sau thì cần xem xét và đến gặp bác sĩ ngay:

► Bị đau âm ỉ, hoặc quặn thắt ở vị trí thắt lưng: khi bị sỏi sỏi tiết niệu các cơn đau sẽ xuất hiện có thể là âm ỷ hoặc đau rất quặn từ vị trí thắt lưng đến bẹn sinh dục. Đây là vị trí của niệu đạo, các cơn đau này xảy ra do viên sỏi di chuyển hoặc tắc từ vị trí bể thận cho đến niệu quản.

► Đi tiểu đau buốt, ra máu, nước tiểu đục: Khi đường tiết niệu bị tổn thương do sỏi tiết niệu, các cơn đau sẽ xuất hiện khi đi tiểu. Nặng hơn thì có thể bị đi ngoài ra máu, đây là biểu hiện khá rõ ràng của căn bệnh. Cần đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị.

► Sốt cao: khi bị sỏi gây tổn thương, cơ quan tiết niệu có thể đã bị nhiễm khuẩn gây ra các chứng như viêm đài thận, viêm bể thận, viêm bàng quang,... điều này khiếncơ thể có thể bị sốt cao, rét run ở người bệnh.

5. Hậu quả có thể gây ra do sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu có thể khá nguy hiểm. Khi mắc chứng bệnh này bệnh nhân có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm do tổn thương hệ tiết niệu. Các biến chứng thường thấy có thể xảy ra như sau:

+ Tắc nghẽn nước tiểu: sỏi nếu có kích thước to dần nằm trong hệ tiết niểu có thể gây tắc ống dẫn nước tiểu. Điều này có thể gây ra hậu quả tắc nước tiểu, cơ thể không bài tiết được nước tiểu ra ngoài.

+ Suy thận: thận có thể bị suy giảm chức năng do sỏi làm tổn thương đến thận nếu sỏi nằm ở vị trí ở thận như đài thận, bể thận.

+ Gây tổn thương đường tiết niệu: sỏi có thể cọ sát gây tổn thương đường tiết niệu gây ra các chứng như nhiễm trùng, phù nề, rách niêm mạc các bộ phận đường tiết niệu, ứ mủ, ứ nước,…

+ Vỡ thận: biến chứng khác khi sỏi thận là vỡ thận, đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm gây tử vong với người bệnh.

6. Các cách phòng ngừa sỏi tiết niệu

Tuy là một căn bệnh khá phổ biến, nhưng sỏi tiết niệu có thể được ngăn ngừa bằng chế độ sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học. Hãy kham khảo các biện pháp dưới đây để không lo sỏi tiết niệu ghé thăm!

Cách phòng ngừa sỏi tiết niệu

♦ Uống đủ nước: hãy cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể ngày 2l – 2,25l nước. Uống đủ nước giúp cơ thể bài tiết tốt giúp thận nhanh chóng đẩy nước tiểu ra ngoài ngăn ngừa việc sỏi được hình thành. Uống nhiều nước còn giúp cơ thể khỏe mạnh vì bài trừ các độc tố trong cơ thể.

♦ Tránh nhin tiểu: hãy tránh nhịn tiểu tạo điều kiện cho sỏi thận được hình trong nước tiểu. Thời gian nước tiểu lưu lại càng lâu thì nguy cơ lại càng tăng.

♦ Chăm tập thể dục, có chế độ vận động hợp lý: ngồi nhiều, ít vận động là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra sỏi thận. Hãy tập vận động, tập luyện hợp lý để ngăn ngừa sỏi thận được hình thành. Ngoài ra, chăm tập thể dục còn giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần mình mẫn hơn.

♦ Hạn chế muối trong khẩu phần ăn: khi thận phải làm việc để đào thải Nitrat trong muối thì canxi bị đào thải cũng càng cao. Khi đó lượng canxi trong nước tiểu tăng cao làm việc hình thành sỏi trong nước tiểu dễ dàng hơn.

♦ Xây dựng chế độ ăn hợp lý: nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn quá nhiều thịt động vật ăn và các loại rau củ chứa nhiều oxalate. Các loại trà đặc, café, rượu bia, thực phẩm nhiều đường, nội tạng động vật cũng tăng nguy cơ sỏi thận. Hãy chuyển sang ăn các loại các, rau xanh, trái cây để giúp thận khỏe mạnh hơn.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM