Sa giãn sàn chậu và những thông tin cần biết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng này. Bởi vì hiện nay mặc dù có nhiều nghiên cứu chỉ ra sa giãn ở sàn chậu mặc dù không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nó lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống người bệnh. Ngoài ra còn gây ra tình trạng khó chịu, rối loạn ở nhiều hệ cơ quan… Bài viết được phân tích ngay dưới đây xin được tư vấn giúp bạn đọc rõ hơn về tình trạng sa giãn ở sàn chậu.
TÌM HIỂU VỀ SÀN CHẬU VÀ SA GIÃN SÀN CHẬU
1. Sàn chậu là gì?
Sàn chậu nó được ví như một cái võng hình thành bởi nhiều khối cân và cơ đan xen cùng nhau. Khối cân cùng cơ sàn chậu sẽ bám chắc phía trước chính là thành bụng cùng xương mu. Ở hai bên đó là xương chậu hông còn phía sau là cột sống thắt lưng đến xương chậu cùng cụt.
Sàn chậu chính là tổng thể từ 3 hệ thống bao gồm: Hệ thống sinh dục với tử cung và âm đạo; Hệ thống niệu dưới với bàng quang cùng niệu đạo và Hệ thống tiêu hóa dưới gồm trực tràng cùng với hậu môn. Sàn chậu có chứa nhiều các hệ thống mạch máu và cả thần kinh. Nhiệm vụ của sàn chậu đó là giữ cho những cơ quan này nằm đúng chỗ và không bị sa xuống khi làm việc nặng nhọc hay vận động, hoạt động chạy nhảy.
Sàn chậu ngoài ra còn đóng vai trò trong việc mở các lỗ tiểu, hậu môn, âm đạo. Nhằm kiểm soát hoạt động đi tiêu cũng như đi tiểu đúng theo ý muốn. Nó giúp kiểm soát hoạt động tình dục và giúp cho quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. Ba hệ thống này có sự hoạt động hài hòa và nhịp nhàng cùng nhau. Hệ thống này có nhiệm vụ hỗ trợ cho hệ thống kia dựa vào sự điều khiển chủ động của con người.
2. Vậy sa giãn sàn chậu là gì?
Đây chính là kết quả từ tình trạng lỏng lẻo tương tự như là thoát vị ở những dây chằng, cân cũng như cơ nâng đỡ tạng vùng chậu, sàn chậu. Khoảng 9% chị em phụ nữ cần thực hiện phẫu thuật sửa chữa khi bị gặp hội chứng giãn vùng chậu.
MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TÌNH TRẠNG SA GIÃN SÀN CHẬU
1. Yếu tố gây ra tình trạng sa giãn sàn chậu
Có một số yếu tố góp phần gây ra tình trạng sa giãn ở sàn chậu như là: Sinh con mà đặc biệt là sinh nở thông qua đường âm đạo; Do béo phì; Do tuổi tác; Do thương thích ví dụ như phẫu thuật khung chậu. Hoặc có thể do căng mãn tính.
Ngoài ra còn có một số yếu tố ít gặp bao gồm những dị dạng bẩm sinh và tăng áp lực bụng như cổ chướng, rối loạn hô hấp mạn tính, khối u bụng, rối loạn mô liên kết hoặc rối loạn thần kinh.
Hội chứng sa giãn ở sàn chậu có sự liên quan đến những vị trí khác nhau của cơ quan sa. Và nó bao gồm sa bàng quang, sa ruột, sa niệu đạo, sa niệu đạo, sa trực tràng, sa âm đạo, sa tử cung.
2. Hậu quả của sa giãn sàn chậu
Chính tình trạng sa giãn ở sàn chậu có thể gây ra một số những hậu quả bao gồm:
► Sa thành âm đạo trước cùng túi bàng quang hoặc còn gọi là sa bàng quang.
► Sa thành âm đạo sau với túi trực tràng hoặc còn gọi là sa trực tràng.
► Cổ tử cung bị phì đại và tử cung bị tụt xuống thấp.
► Hoặc cũng có thể tất cả những tổn thương này có sự phối hợp cùng nhau. Tử cung sẽ mất đi tất cả liên hệ lân cận tụt ra ngoài khỏi lỗ âm đạo. Ngay cả với áp lực rất nhỏ nó sẽ kéo theo cả bàng quang cùng trực tràng.
Chính tất cả những thay đổi này cũng sẽ kéo theo sự rối loạn về tiêu hóa và cả rối loạn tiểu tiện. Đặc biệt gây ra tình trạng tiểu không tự chủ.
3. Điều trị sa giãn sàn chậu như thế nào?
Điều trị tình trạng bị sa giãn ở sàn chậu có thể bằng nhiều phương pháp tùy vào từng tình trạng mức độ. Có thể kể đến như cung cấp nội tiết, những bài tập vùng cơ sàn chậu. Mức độ can thiệp trong việc điều trị như đã nói còn tùy vào mức độ giãn sàn chậu. Cũng như phụ thuộc vào hậu quả của nó, tình trạng bệnh lý kèm theo và cả yếu tố tuổi tác bệnh nhân.
Những bài tập nhằm làm tăng sức co thắt sàn chậu chỉ có giá trị trong một số dạng sa đơn giản và ở mức độ nhẹ. Phẫu thuật chủ yếu mang lại công dụng tái tạo, phục hồi cấu trúc nâng đỡ sàn chậu.
4. Cách phòng tránh sa giãn sàn chậu
Để có thể chăm sóc tốt sức khỏe của sàn chậu. Và phát hiện bệnh lý sớm, kịp thời có hướng can thiệp và điều trị thì chị em cần lưu ý như sau:
► Cần thăm khám sức khỏe phụ khoa mà đặc biệt nên thăm khám sàn chậu định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Nếu điều trị bệnh chị em lưu ý khám đúng theo lịch hẹn nhằm theo dõi tiến triển bệnh để việc điều trị hiệu quả và quá trình chăm sóc diễn ra tốt.
► Cần đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ định bác sĩ, bản thân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng hay sử dụng thuốc sai liều lượng đã chỉ định.
► Cần phải thực hiện đúng những bài tập phục hồi sàn chậu dựa vào hướng dẫn bác sĩ đưa ra.
► Nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn nhiều chất xơ, rau củ quả, uống nhiều nước như vậy sẽ ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.
► Đảm bảo có lối sống sinh hoạt lành mạnh mà đặc biệt không được hút thuốc lá vì có thể gây ra ho mạn tính càng khiến cho tình trạng sa giãn ở sàn chậu nặng hơn.
► Nên duy trì cân nặng phù hợp và đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh.
Chia sẻ thêm
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ rằng chị em cần lưu ý nếu thấy bất cứ sự bất thường nào ở cơ thể đặc biệt là vùng chậu, vùng kín… Cần phải thăm khám để bác sĩ kịp thời tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp chữa trị. Bản thân nên thăm khám phụ khoa, khám sàn chậu định kỳ để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả khi không may gặp phải bệnh lý này.
Bài viết trên đã phần nào lý giải giúp chị em rõ hơn về việc sa giãn sàn chậu cũng như những thông tin liên quan. Nếu có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn về các bệnh lý sàn chậu, vùng chậu, phụ khoa vui lòng click vào khung chat ở cuối bài nhé.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM