Thu gọn danh mục

Rượu tỏi là bài thuốc dân gian được sử dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh lý khác nhau. Vây, rượu tỏi có tác dụng gì? Rượu tỏi trị bệnh gì và sử dụng như thế nào là tốt? Hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết sau về công dụng, cách ngâm và cách dùng rượu tỏi… sẽ giúp người sử dụng bài thuốc từ rượu tỏi an toàn và hiệu quả.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Vì sao rượu tỏi có thể được dùng để chữa bệnh?

Từ xa xưa, người dân ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đã dùng tỏi trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Điều trị bệnh bằng tỏi có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau, nhưng chữa bệnh bằng rượu tỏi được cho là phương pháp mang lại tác dụng tối ưu.

Trước khi tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì, hãy tìm hiểu xuất xứ của bài thuốc từ ruou toi qua những thông tin sau:

Bài thuốc từ rượu tỏi bắt nguồn từ Ai Cập – được xác nhận bởi Tổ chức y tế thế giới (WHO). Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Ai Cập là một đất nước nghèo nàn với khí hậu khắc nghiệt; nhưng khi kiểm tra thì nhận thấy sức khỏe người dân nơi đây rất tốt, tuổi thọ trung bình cũng ở mức tương đối cao.

Tác dụng của rượu tỏi

Từ xa xưa rượu tỏi đã được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh

► Để tìm hiểu vấn đề này, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cử chuyên gia đến Ai Cập để làm nghiên cứu. Trải qua thời gian tìm hiểu, các chuyên gia đã phát hiện ra mỗi gia đình ở đây đều có một hũ rượu ngâm tỏi. Chính những người dân nơi đây cũng thừa nhận họ có thể dùng rượu tỏi chữa bệnh trĩ, trào ngược dạ dày…

► Từ đó, những thí nghiệm và nghiên cứu về tác dụng rượu tỏi được tiến hành. Qua nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện trong rượu tỏi chứa nhiều thành phần hoạt chất có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Bởi vì:

► Rượu tỏi chứa nhiều hoạt chất như: ajoen, acillin, liallyl sunfid… có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm sưng đau, ngăn chặn virus, trung hòa các gốc tự do... Vì thế tỏi được xem như chất kháng sinh tự nhiên.

► Bên cạnh đó, trong tỏi còn có thành phần dưỡng chất khác như: Canxi, vitamin, photpho, mangan… Do đó, thường xuyên ăn tỏi hay uống rượu tỏi sẽ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp gia tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch.

► Theo Y học cổ truyền, tỏi có mùi hắc, vị cay, tính ôn, hơi độc; thường được dùng để giải nhiệt, giải độc, tiêu đờm, sát khuẩn, tiêu nhọt, trừ phong, hạch ở cổ… Vì thế, tỏi đã được dân gian áp dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau

Rượu tỏi có tác dụng như thế nào trong việc chữa bệnh?

Qua quá trình nghiên cứu và kết quả áp dụng thực tiễn, các chuyên gia có thể kết luận tác dụng của rượu tỏi là có thể hỗ trợ điều trị 4 nhóm bệnh sau:

Tác dụng của rượu tỏi có thể hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp

Rượu tỏi có thể hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp

• Các bệnh xương khớp: Đau mỏi xương khớp, viêm đau khớp, vôi hóa các khớp…

• Các vấn đề về đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản hay hen phế quản.

• Bệnh tim mạch: Tình trạng huyết áp thấp, cao huyết áp hoặc chữa xơ vữa động mạch.

• Các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa: Bệnh dạ dày, chướng bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày…

• Các tác dụng khác: Rượu tỏi còn được sử dụng để chữa yếu sinh lý, hỗ trợ giảm cân. Vào năm 1983, các chuyên gia người Nhật Bản còn công bố: rượu tỏi có thể chữa bệnh trĩ và đái tháo đường.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi để chữa bệnh thường được áp dụng

Cách ngâm rượu tỏi để chữa bệnh

Dùng tỏi ngâm rượu có nhiều cách khác nhau, chủ yếu dựa vào mục đích điều trị. Người bệnh có thể tham khảo những cách ngâm rượu tỏi sau đây để có thể tự áp dụng cho bản thân:

Cách 1

Chuẩn bị: 40g tỏi khô đã bóc vỏ, 100ml rượu trắng nồng độ 40 – 45º

♦ Cách thực hiện: Cho tỏi vào lọ thủy tinh, sau đó đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp rồi bảo quản hũ rượu tỏi ở nơi khô thoáng. Sau đó, thỉnh thoảng lấy hũ rượu ra, lắc đều để dược tính trong tỏi hòa với rượu. Người bệnh có thể nhận rượu tỏi chuyển từ màu trắng sang vàng, đến ngày thứ 10 khi rượu tỏi ngâm có màu vàng như nước nghệ thì có thể sử dụng.

♦ Cách dùng rượu tỏi: Uống rượu tỏi ngâm 2 lần/ ngày; 2 thìa cà phê/ mỗi lần uống, nên uống vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách 2

Rượu tỏi có nhiều cách ngâm khác nhau chủ yếu dựa vào mục đích điều trị

Rượu tỏi có nhiều cách ngâm khác nhau chủ yếu dựa vào mục đích điều trị

♦ Chuẩn bị: 500ml rượu trắng, 250g tỏi đã được bóc vỏ

♦ Cách thực hiện: Cho tỏi vào lọ thủy tinh, sau đó đổ rượu trắng vào, đậy kín nắp và bảo quản hũ rượu tỏi ở nơi khô thoáng. Ngâm khoảng 7 ngày khi các hoạt chất trong tỏi hòa với rượu thì thể sử dụng.

♦ Cách dùng rượu tỏi: Uống rượu tỏi ngâm 2 lần/ ngày, dùng 25 – 30ml/ 1 lần uống.

Cách 3

♦ Chuẩn bị: Bình có miệng hẹp, tỏi đã được bóc vỏ, rượu trắng, đường phèn

♦ Cách thực hiện: Cho tỏi vào lọ thủy tinh sao cho lượng tỏi chiếm khoảng 7/10 diện tích của lọ thủy tinh. Giã nát đường phèn rồi rải thành một lớp lên lượng tỏi ở trong lọ, cho rượu trắng vào rồi đậy kín nắp lại.

Bảo quản hũ rượu tỏi ở nơi thoáng mát khoảng 30 ngày sau là có thể sử dụng. Với cách ngâm này, rượu tỏi để càng lâu thì càng mang lại tác dụng chữa bệnh tốt.

♦ Cách uống rượu tỏi: Uống rượu tỏi ngâm 2 lần/ ngày, dùng 25 – 30ml/ 1 lần uống.

Rượu tỏi hóa xanh có dùng được không?

Nhiều người bệnh vẫn thường e ngại và không dám dùng rượu tỏi đã chuyển sang màu xanh. Vậy rượu tỏi chuyển sang màu xanh có dùng được không? Thực hư vấn đề này được lí giải như sau:

Rượu tỏi chuyển thành màu xanh vẫn có thể sử dụng bình thường

Rượu tỏi chuyển thành màu xanh vẫn có thể sử dụng bình thường

♦ Rượu tỏi chuyển sang màu xanh là hiện tượng bình thường, nguyên nhân là do người bệnh sử dụng tỏi non để ngâm rượu. Rượu tỏi chuyển sang màu xanh không gây tác hại gì đối với sức khỏe. Do đó, rượu tỏi màu xanh vẫn có thể sử dụng như bình thường.

♦ Tuy rượu tỏi chuyển sang màu xanh không ảnh hưởng đến công dụng chữa bệnh nhưng lại mất đi tính thẩm mỹ. Vì thế, người bệnh nên áp dụng cách ngâm rượu tỏi không bị xanh theo hướng dẫn sau đây để khắc phục tình trạng này.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi không bị hóa xanh

Không ít trường hợp ngâm rượu tỏi bị chuyển sang màu xanh, nhưng lại không biết cách xử lý và khắc phục. Dưới đây là những gợi ý cách ngâm rượu tỏi không bị hóa xanh:

♦ Để rượu tỏi không bị hóa xanh, nên chọn củ tỏi đã già; không chọn củ tỏi non, bị mốc hay đã mọc mầm.

♦ Rửa sơ tỏi bằng rượu. Lưu ý là rượu dùng để rửa tỏi và rượu ngâm tỏi phải cùng một loại.

♦ Trước khi cho tỏi vào bình, nên sao tỏi với lửa nhỏ và đảo đều tay trong khoảng 3 – 4 phút. Tuy nhiên, trong lúc sao tỏi thì đừng để tỏi bị cháy. Sau đó cho tỏi đã sao vào bình và ngâm như bình thường.

Những điều cần lưu ý khi dùng rượu tỏi chữa bệnh

Chữa tiểu đường, yếu sinh lý, bệnh xương khớp, bệnh trĩ… bằng rượu tỏi được áp dụng từ xa xưa. Đồng thời, qua nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cũng đã chứng minh được hiệu quả của bài thuốc này.

Tuy nhiên, để những bài thuốc từ rượu tỏi mang lại hiệu quả tốt, người dùng nên nắm rõ các thông tin sau:

Rượu tỏi có thể để trong thời gian bao lâu?

Khoảng 100ml rượu tỏi có thể sử dụng trong khoảng 20 ngày

Khoảng 100ml rượu tỏi có thể sử dụng trong khoảng 20 ngày

Tùy vào liều lượng tỏi và rượu mà thời gian sử dụng rượu tỏi sẽ khác nhau. Thông thường, 40g tỏi đã được bóc vỏ ngâm với khoảng 100ml rượu sẽ dùng được trong khoảng 20 ngày.

► Do đó, cứ sau 10 ngày dùng rượu tỏi thì người bệnh cần ngâm một bình rượu tỏi mới để đảm bảo ngày nào cũng có để dùng.

► Với những trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp thì nên cân nhắc giảm lượng rượu tỏi trong thời gian điều trị bệnh, tránh phát sinh những vấn đề không mong muốn.

Uống rượu tỏi mỗi ngày có tốt không?

Mặc dù rượu tỏi ít gây ra những tác dụng phụ nhưng người bệnh chỉ được dùng với liều lượng đã được chỉ định. Bởi vì, lạm dụng rượu tỏi có thể gây ra các vấn đề không mong muốn như:

► Nổi mẫn đỏ, ngứa ngáy, đau dạ dày.

► Ngoài ra lạm dụng rượu tỏi còn có thể gây ức chế tuyến giáp, rối loạn dạ dày – ruột.

► Vì vậy, nếu người bệnh có ý định sử dụng rượu tỏi hàng ngày trong thời gian dài thì cần chú ý điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp, để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Rượu tỏi uống như thế nào và cách dùng rượu tỏi an toàn?

Phụ nữ mang thai không nên uống rượu tỏi

Phụ nữ mang thai không nên uống rượu tỏi

Việc uống rượu tỏi đúng cách sẽ giúp đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh cũng như hạn chế tác dụng. Dưới đây là hướng dẫn cách uống và sử dụng rượu tỏi an toàn:

► Nên uống rượu tỏi 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Việc dùng rượu tỏi không đúng thời điểm có thể khiến công dụng của bài thuốc bị giảm đi, đôi khi còn gây hại đến cơ thể.

► Chỉ nên sử dụng rượu tỏi với liều lượng đã được quy định.

► Người bệnh bị đau mắt đỏ, mụn nhọt, đang bị sốt, trẻ em dưới 3 tuổi và phụ nữ đang mang thai… không nên uống rượu tỏi.

► Phải thận trọng khi sử dụng rượu tỏi cho bệnh nhân đang gặp các vấn đề gan – thận, người cao tuổi, người bị tiêu chảy.

► Nếu chuẩn bị tiến hành phẫu thuật, không được phép dùng rượu tỏi. Vì tỏi có chứa các thành phần có thể gây ảnh hưởng đến thuốc chống đông máu.

Lời khuyên

Các chuyên gia, bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ, dù rượu tỏi có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh nhưng vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ.

Do đó, trước khi sử dụng rượu tỏi điều trị bệnh, tốt hơn hết bệnh nhân nên tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn cách dùng rượu tỏi đúng và an toàn.

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về tỏi ngâm rượu có tác dụng gì, cách ngâm và sử dụng rượu tỏi… Tuy nhiên, thông tin trên chỉ nên dùng để tham khảo, và trước khi dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ. Nếu còn có những thắc mắc khác thì vui lòng nhấp vào bảng chat online cuối bài để được tư vấn, giải đáp ngay.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM