Thu gọn danh mục

Bị run tay chân khi ngủ là biểu hiện bệnh lý gì? Đây chính là tình trạng vận động không tự ý. Vùng bị ảnh hưởng khi đó sẽ chuyển động với tần suất cùng với biên độ định. Qua đó tạo ra cử động run giật, nhưng thường tình trạng này là lành tính và thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ hay những người già sau 60 tuổi. Bài viết ngay dưới đây chúng ta cùng đi vào phân tích một cách chi tiết giúp bạn đọc nắm bắt rõ hơn về tình trạng này.

TÌNH TRẠNG RUN TAY CHÂN KHI NGỦ

Mặc dù run tay chân lúc ngủ như đã nói thường xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ hay những người già trên 60 tuổi. Thế nhưng hiện nay tình trạng này cũng có thể xuất hiện ở những người còn trẻ, và nó chính là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Thống kê trên thế giới chỉ ra có khoảng 7% người trên thế giới gặp phải tình trạng này.

Đó là vì khi chúng ta ngủ, lúc đó não bộ vẫn hoạt động bình thường. Nên đôi khi chúng ta phát ra một số tín hiệu thần kinh cơ làm cho các nhóm cơ vận động. Ở đối tượng trẻ nhỏ vì cấu trúc cùng chức năng não khi đó vẫn còn đang ở quá trình hoàn thiện. Do vậy tần suất để phát ra các tín hiệu lỗi và tăng động cũng khá cao. Kết quả của tình trạng này thường hay xảy ra nhiều ở trẻ.

Tuy nhiên đặc trưng đó là run giật tay chân thường xuất hiện khá nhanh và nó chỉ diễn ra khoảng vài giây mà thôi. Đồng thời tần suất dao động còn tùy theo từng người, thường không quá 3 cơn mỗi đêm hay không xuất hiện liên tiếp các đêm.

VẬY NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RUN TAY CHÂN KHI NGỦ?

Như đã nói tình trạng rung tay chân lúc ngủ xảy ra có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn nào đó mà chúng ta cần hết sức lưu ý. Đó có thể là một số bệnh bao gồm:

1. Bệnh động kinh thùy trán

Đây chính là dạng động kinh xảy ra khá phổ biến thứ hai, nó đứng sau động kinh ở thùy Thái dương. Ở trạng thái này thì những biểu hiện của động kinh thông thường sẽ khá kín đáo, nó thường xảy ra khi ngủ do vậy người nhà cùng với người bệnh không thấy được. Điều này làm cho nhiều người bị chẩn đoán nhầm là bị rối loạn tâm thần hay bị rối loạn giấc ngủ.

Triệu chứng của động kinh thùy trán chính là cảm giác ngứa ran và châm chích trước khi cơn run tay chân, co giật xảy ra; Nét mặt không được bình thường, đầu và mắt còn bị chuyển động sang một bên; Người bệnh lúc đó có thể nhớ hay không nhớ điều gì sau khi cơn co giật xảy ra; La hét, nói mớ…

2. Do hội chứng chân không yên

Tiếp theo thì run tay chân khi ngủ cũng có thể là vì hội chứng chân không yên, nó thường xảy ra vào ban đêm mà đặc biệt là ở chị em phụ nữ mang thai. Theo lý giải từ các nhà khoa học thì tình trạng này xảy ra đó là vì sự thay đổi của nồng độ dopamine giữa ngày và đêm gây ra.

3. Do rối loạn vận động chi theo chu kỳ

Thường thì tình trạng này ít ảnh hưởng ở đối tượng người trẻ tuổi, người dưới 30 tuổi chỉ chiếm khoảng 2% mà thôi. Nhưng với những đối tượng sau 65 tuổi thì lại rất dễ xảy ra tình trạng này.

Mặt khác một số nguyên nhân hiếm gặp sau cũng sẽ gây tình trạng run tay chân khi ngủ đó là: Bị rối loạn canxi máu; Bị hạ đường huyết; Bị stress; Do dùng quá nhiều caffeine; Do dùng thuốc gây co giật như là Thuốc giãn phế quản adrenergic, thuốc Chống động kinh, thuốc Ức chế miễn dịch, thuốc Chống loạn thần, thuốc Lithium hay Chống trầm cảm. Hoặc do Run Vô căn; Do Parkinson; Do Cường giáp; Do Nghiện rượu hoặc do Thiếu máu, thiếu sắt.

Nhưng cần lưu ý rằng những nguyên nhân này thường gây co giật mạnh vào bất cứ thời gian nào chứ không phải chỉ là vào ban đêm mà thôi.

ĐA KHOA HOÀN CẦU - ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA RUN TAY CHÂN KHI NGỦ UY TÍN

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu phân tích và nhấn mạnh rằng tình trạng run tay chân lúc đi ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó bệnh nhân cần chú ý rằng nếu thấy tình trạng thường xuyên xuất hiện và đi kèm một số biểu hiện thì cần sớm thăm khám và điều trị kịp thời.

Thường để chẩn đoán run giật tay chân khi ngủ bệnh nhân sẽ được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm bao gồm: Điện não đồ ; MRI não và Xét nghiệm máu nhằm giúp định lượng hormone tuyến giáp; Đường huyết mao mạch; Định lượng Canxi máu và Điện giải đồ.

Ngoài ra cũng cần phải tìm hiểu kỹ về triệu chứng, biểu hiện co giật khi ngủ. Toàn bộ những điều này đều đóng vai trò quan trọng, giúp cho bác sĩ có được hướng chẩn đoán và điều trị chính xác khi gặp phải.

Chúng ta đã cùng nhau phân tích và lý giải về vấn đề run tay chân khi ngủ cũng như hướng xử lý. Mọi câu hỏi và thắc mắc về tình trạng này hay bất cứ bệnh lý liên quan chỉ cần click vào khung chat sẽ có chuyên gia lắng nghe và hỗ trợ ngay nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM