Ra máu giữa kì kinh nguyệt không phải tình trạng hiếm gặp và rất nhiều chị em hoang mang không biết ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai hay không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra vấn đề này qua những thông tin được chia sẻ bên dưới để có hướng xử lý thích hợp, nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai hay không?
Để nhận biết tình trạng ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai hay không? đầu tiên các chị em cần phân biệt máu chảy ra từ âm đạo là máu báo thai hay máu kinh qua những đặc điểm sau:
Máu kinh nguyệt bình thường
♦ Máu kinh thường trong, có màu đỏ thẫm với lượng máu tương đối nhiều, từ 80 – 100ml.
♦ Thời gian ra máu hay thời gian hành kinh kéo dài hơn khi ra máu báo thai, khoảng 3 – 5 ngày, một số trường hợp có thời gian hành kinh trên 5 ngày.
Máu bao thai
♦ Loại máu này có màu hồng nhạt hoặc màu nâu, lượng máu chảy ra rất ít – chỉ một vài giọt và thời gian chảy máu thường chỉ trong một vài ngày. Máu báo thai xuất hiện khi phôi thai cấy ghép và làm tổ trong tử cung thành công.
♦ Máu báo thai thường không đi kèm với dịch nhầy hoặc không bị vón cục như máu thông thường khi hành kinh.
Bên cạnh đó, để dễ dàng phân biệt với máu kinh thì máu báo thai thường đi kèm với một số dấu hiệu mang thai sớm như:
♦ Tăng cân, thân nhiệt tăng và dễ nổi rôm sảy
♦ Thay đổi khẩu vị, ốm nghén (buồn nôn và nôn), nhạy cảm với mùi hương
♦ Tâm trạng thay đổi thất thường, dễ xúc động, cáu gắt và buồn tủi
♦ Căng tức ngực, dễ bị choáng váng, thường xuyên đi tiểu, thèm ngủ, mệt mỏi
♦ Chuột rút, đau lưng, có cảm giác căng tức hai bầu vú.
⇒ Như vậy, qua những đặc điểm trên nữ giới có thể nhận biết ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai không. Ngoài ra, để xác định mang thai bằng cách dùng que thử thai, nếu que hiện lên 2 vạch thì khả năng các chị em mang thai là rất cao.
Ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai hay không?
Nguyên nhân ra máu giữa kỳ kinh không phải do mang thai
Ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai không đã được giải đáp. Tuy nhiên nếu ra máu giữa kỳ kinh nhưng không mang thai (que thử thai hiện lên 1 vạch) thì có thể nữ giới đã mắc phải một số bệnh lý về máu, rối loạn kinh nguyệt hoặc bệnh phụ khoa. Cụ thể:
Ra máu giữa kỳ kinh do mắc bệnh về máu, rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng rất thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là ở giai đoạn dậy thì hoạt động của buồng trứng chưa ổn định hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh khi chức năng buồng trứng suy giảm.
Ngoài ra, ra máu giữa kỳ kinh do rối loạn kinh nguyệt còn bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
♦ Thức khuya và ngủ không đủ giấc trong thời gian dài, vận động quá sức, ăn uống thiếu chất
♦ Lo âu, stress, chịu nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống
♦ Tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm cân, thuốc tránh thai…
Ra máu giữa kỳ kinh do chấn thương
♦ Nạo phá thai, thụt rửa âm đạo quá mức, đặt vòng tránh thai, quan hệ tình dục thô bạo… có thể gây ra những chấn thương ở cổ tử cung, tử cung, âm đạo khiến những bộ phận này xuất huyết, dẫn đến tình trạng chảy máu giữa kỳ kinh.
Rối loạn đông máu
♦ Rối loạn đông máu có thể ảnh hưởng đến các thành phần và chức năng của máu, do đó nữ giới bị rối loạn đông máu cũng có thể chảy máu âm đạo bất thường.
Ra máu giữa kỳ kinh do mắc bệnh phụ khoa
Ra máu giữa kỳ kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em phụ có nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa như:
Polyp tử cung/ cổ tử cung
♦ Polyp là khối u có kích thước nhỏ hình thành ở tử cung hoặc cổ tử cung, có thể xuất hiện một hoặc nhiều khối polyp. Polyp thường là những khối u lành tính và có thể tự khỏi hoặc điều trị bằng biện pháp phẫu thuật.
Ra máu giữa kỳ kinh có thể là do mắc bệnh polyp cổ tử cung
♦ Polyp hình thành khi tử cung/ cổ tử cung bị tổn thương và những khối polyp này có thể gây chảy máu âm đạo bất thường, ra máu giữa kỳ kinh hoặc bất kỳ thời điểm nào khác.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
♦ Vùng lộ tuyến cổ tử cung bị viêm khi chịu sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn. Bệnh có các triệu chứng như: ra nhiều khí hư, ra máu giữa kỳ kinh, đau bụng dưới, tiểu buốt – tiểu gắt.
♦ Bệnh kéo dài có thể gây biến chứng như: Viêm tiểu khung, viêm tắc vòi trứng, viêm nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung
♦ Là tình trạng các mô nội mạc bên trong tử cung phát triển xâm lấn ra bên ngoài (buồng trứng, cổ tử cung, ruột, bàng quang…)
♦ Các mô nội mạc bên ngoài tử cung có thể bong tróc và gây chảy máu bất kỳ thời điểm nào, từ đó dẫn đến ra máu giữa kình kinh, cường kinh, rong kinh…
U xơ tử cung
♦ Là tình trạng tử cung xuất hiện khối u có thể là lành tính hoặc ác tính, do đó cần loại bỏ khối u ngay khi phát hiện. U xơ tử cung có thể gây ra máu giữa kỳ kinh, đau bụng, mệt mỏi… Bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản của nữ giới.
Ung thư cổ tử cung
♦ Triệu chứng của bệnh gồm: ra máu giữa kỳ kinh, rong kinh kéo dài với máu kinh màu đỏ sậm và có mùi hôi, vòng kinh ngắn, thời gian hành kinh có thể lên đến 1 tháng…
♦ Là bệnh lý nguy hiểm, phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus HPV. Bệnh nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, bên cạnh đó các bạn gái chưa quan hệ tình dục có thể phòng ngừa bệnh bằng cách tiêm vắc-xin.
Ra máu giữa kỳ kinh có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Một số nguyên nhân hiếm gặp khác
Ngoài ra tình trạng ra máu giữa kỳ kinh còn có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân hiếm gặp như:
♦ Nữ giới đưa vật lạ vào bên trong âm đạo
♦ Mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp
♦ Tăng cân hoặc giảm cân một cách đột ngột và đáng kể
Phòng ngừa tình trạng ra máu giữa kỳ kinh
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể để phòng ngừa hiệu quả tình trạng ra máu giữa kỳ kinh. Tuy nhiên, nữ giới vẫn có thể hạn chế nguy cơ gây ra tình trạng này bằng cách:
♦ Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng và tập thể dục đều đặn để duy trì cân nặng khoa học. Vì thừa cân là một trong những yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt.
♦ Sử dụng thuốc tránh thai theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng rối loạn nội tiết tố.
♦ Giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc…
♦ Vệ sinh bộ phận sinh dục nhẹ nhàng và đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm tử cung
♦ Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình, hạn chế quan hệ tình dục thô bạo… để tránh gây tổn thương vùng kín và tử cung, cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tử cung. Từ đó phòng ngừa được tình trạng ra máu giữa kỳ kinh.
Phải làm gì khi bị ra máu giữa kỳ kinh không do mang thai?
Nữ giới cần thăm khám bác sĩ khi nào?
Nữ giới cần thăm khám ngay khi bị ra máu giữa kỳ kinh kèm theo những triệu chứng sau:
♦ Máu kinh có màu đỏ sẫm, nâu, đen, có mùi hôi và có nhiều khối máu đông
♦ Ra máu ít nhưng kéo dài trên 10 ngày, hoặc ra máu kéo dài với lượng máu nhiều
♦ Đau bụng dữ dội, toát mồ hôi, choáng váng và ngất xỉu
♦ Thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt, ra máu giữa kỳ kinh trong 2 tháng liên tiếp.
Khi đến các cơ sở y tế, chị em phụ nữ sẽ được thăm khám, xác định ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai hay mắc bệnh lý phụ khoa bằng các phương pháp như siêu âm, xét nghiệm, sinh thiết… Nếu chẩn đoán ra máu giữa kỳ kinh là do bệnh lý thì cần điều trị ngay.
Hiện nay, để điều trị tình trạng ra máu giữa kỳ kinh có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Với những bệnh lý như polyp, u xơ… thì cần can thiệp điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Điều trị các bệnh phụ khoa hiệu quả tại Phòng Đa Khoa Hoàn Cầu
Địa chỉ khám và điều trị bệnh phụ khoa uy tín tại TPHCM
Để quá trình điều trị ra máu giữa kỳ kinh và các bệnh lý phụ khoa có liên quan, nữ giới cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng cao. Đặc biệt nếu đang sinh sống trên địa bàn TPHCM thì có thể an tâm lựa chọn Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.
Phòng khám được đánh giá cao cả về dịch vụ và chất lượng khám chữa bệnh nhờ có nhiều ưu điểm nổi bật như:
♦ Quy tụ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.
♦ Phòng khám khang trang, không gian thoáng mát và rộng rãi, được vệ sinh sạch sẽ.
♦ Đầu tư nhiều máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ quá trình thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị bệnh.
♦ Phương pháp điều trị bệnh tiên tiến như: Oxygen điều trị viêm nhiễm, phương pháp dao Leep điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung…
♦ Chi phí điều trị bệnh lý phụ khoa hợp lý, được trao đổi với các chị em trước khi điều trị.
Bài viết trên là những chia sẻ về ra máu giữa kỳ kinh có phải có thai hay không và những bệnh lý có thể gây ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu các chị em vẫn còn thắc mắc gì chưa rõ thì hãy click vào khung chat để nhận được sự giải đáp cụ thể hơn.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM