Thu gọn danh mục

Hiện nay, vấn đề quan hệ không xâm nhập có bị HIV không? Là băn khoăn của rất nhiều người, là những bạn trẻ thiếu kiến thức về tình dục hoặc những người quan hệ “bên ngoài” với đối tượng nghi nhiễm HIV và rơi vào tâm lý hoang mang, lo lắng. Để giải đáp về vấn đề này, các chuyên gia đã có những phân tích, giải đáp cụ thể ngay dưới đây.

QUAN HỆ KHÔNG XÂM NHẬP CÓ BỊ HIV KHÔNG?

Quan hệ không tình dục xâm nhập (hay còn gọi là quan hệ tình dục bên ngoài) là hình thức quan hệ mà trong đó hai người chỉ kích thích bộ phận sinh dục bằng cách cọ xát hoặc các vị trí khác trên cơ thể của đối phương mà không có sự thâm nhập “cậu nhỏ” vào bên trong âm đạo, hậu môn hay miệng.

Để có thể trả lời cho câu hỏi quan hệ không xâm nhập có bị HIV không? Các chuyên gia bệnh xã hội đã phân tích thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp lây nhiễm cao

Thực tế, việc quan hệ không xâm nhập thì nguy cơ lây nhiễm HIV và bệnh tình dục thấp hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là hoàn toàn không có “rủi ro”. Hình thức quan hệ này cũng “tiềm ẩn” nhiều nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh lây qua đường tình dục nếu đối tượng bạn tình đang mang trong mình mầm bệnh.

Quan hệ có bị lây HIV không

++ Các nghiên cứu cho thấy virus HIV đã được tìm thấy ở máu, các sản phẩm từ máu, dịch tiết, nước bọt, nước mắt… của người bệnh. Do đó, sự tiếp xúc da có những vết trầy nhỏ, vết thương hở (đôi khi không thể nhìn thấy) hoặc sự trao đổi chất dịch đều có nguy cơ lây truyền bệnh.

++ Có rất nhiều người nghĩ giao hợp không xâm nhập an toàn. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn ngược lại, ngay từ khi có sự tiếp xúc sinh dục, dù chỉ “mấp mé” ở ngoài thì khả năng phơi nhiễm HIV vẫn có nguy cơ phơi nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục như lậu, giang mai, herpes (mụn rộp sinh dục), sùi mào gà, viêm gan B, C…

++ Qua nhiều trường hợp tới xét nghiệm HIV kết quả dương tính cho biết, họ chỉ quan hệ không xâm nhập. Tuy nhiên các bác sĩ đã lý giải, đến quan hệ cọ xát bên ngoài và một trong hai đã cởi bỏ quần lót thì mầm bệnh có thể tiết ra và lây từ bộ phận sinh dục người này sang bộ phận sinh dục người kia. Hoặc có thể lây từ tay sang bộ phận sinh dục và ngược lại.

Trường hợp lây nhiễm thấp

++ Trong trường hợp nếu quan hệ không xâm nhập khi cả hai đều còn mặc quần áo… thì khả năng lây nhiễm HIV khá thấp. Bởi cơ chế lây truyền HIV là có sự tiếp xúc chất dịch hoặc máu, hoặc va chạm vào lớp niêm mạc, vết thương hở của người bệnh

++ Bắt tay và sử dụng chén, cốc, đĩa với người bệnh… nếu như có dính nước bọt của người bệnh mang virus HIV và trong miệng của bạn có vết thương hở (nhiệt miệng, chảy máu chân răng) thì vẫn có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm, do lượng virus nhỏ nên không đủ để phá hủy cơ thể người.

++ “Hôn sâu” hoặc mặc chung quần lót với người bệnh… cũng có khả năng truyền bệnh, nhưng tỉ lệ rất thấp

Những trường hợp lây nhiễm HIV

XÉT NGHIỆM HIV & BỆNH TÌNH DỤC: CẦN THỰC HIỆN CẦN SỚM CÀNG TỐT

Như vậy với thắc mắc quan hệ không xâm nhập có bị HIV không? Câu trả lời là khả năng lây nhiễm.

► Do đó, chúng tôi luôn khuyên bạn nếu có phát sinh quan hệ với người lạ, tình một đêm hay gái mại dâm, quan hệ đồng tính… tốt là nên sử dụng bao cao su. Đây là cách duy bảo vệ bạn chống lại “cơn đại dịch” HIV. Tuy nhiên cũng hãy cẩn thận với sự cố rách bao cao su.

► Khi bạn có bất kỳ hành vi nguy cơ nào nghi ngờ lây nhiễm HIV: quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ “tình một đêm”, quan hệ mua/bán dâm, quan hệ đồng tính hay quan hệ không xâm nhập… đều nên tiến hành xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt.

► Việc xét nghiệm HIV và dùng thuốc phơi nhiễm trong vòng 72h đầu tiên với các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh… đem lại hiệu quả khả quan. Điều này là việc làm quan trọng, thể hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

► HIV hầu như không có triệu chứng rõ ràng, thời kì “cửa sổ” có thể kéo dài từ 1 – 3 tháng thậm chí hơn (tùy vào cơ địa, tuổi tác, hệ miễn dịch từng người). Do đó, trong thời gian này, hãy thực hiện xét nghiệm theo dõi định kỳ cho đến khi có kết quả khẳng định 100% chính xác.

► Khi có nhu cầu HIV, hãy bỏ qua sự e ngại, mặc cảm của bản thân, tìm đến những cơ sở chuyên khoa bệnh xã hội uy tín, điển hình như Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được hỗ trợ tốt. Với sự đảm bảo về chuyên môn, kinh nghiệm bác sĩ; điều kiện máy móc hiện đại; bảo mật an toàn và chi phí hợp lý… sẽ giúp bạn yên tâm có kết quả nhanh và chính xác.

Xét nghiệm HIV ở Hoàn Cầu

CÁCH PHÒNG TRÁNH LÂY NHIỄM HIV & BỆNH TÌNH DỤC

Bên cạnh việc khuyến khích xét nghiệm HIV định kỳ ít 1 năm/lần với đối tượng có nguy cơ cao và đi xét nghiệm ngay khi có hành vi nguy cơ. Các chuyên gia y tế cũng khuyên mọi người nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng cách:

● Tình dục lành mạnh: Thực hiện quan hệ chung thủy “1 vợ - 1 chồng”, không quan hệ bừa bãi; sử dụng bao cao su khi quan hệ với người laj

Lối sống khoa học: Không sử dụng chung đồ cá nhân hay kim tiêm với các đối tượng nghi ngờ nhiễm HIV hoặc sử dụng ma túy. Nếu đi xăm mình, châm cứu hay phẫu thuật thẩm mỹ… hãy chắc chắn các dụng cụ đã được tiệt trùng.

● Cho/nhận máu khi thực sự cần thiết: Trước khi cho hoặc nhận máu cần xét nghiệm chế phẩm máu không bị nhiễm HIV và mang các mầm bệnh nguy hiểm khác. Nhân viên y tế cần sử dụng găng tay y tế khi lấy máu.

● Xét nghiệm HIV trước khi mang thai: Để đảm bảo an toàn trước khi sinh con, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, xét nghiệm.

Trên đây là thông tin quan trọng giải đáp thắc mắc quan hệ không xâm nhập có bị HIV không? Nếu các bạn có bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu đăng ký xét nghiệm HIV & bệnh tình dục vui lòng Nhấn vào khung chat hoặc gọi đến số 028 3923 9999 để được tư vấn miễn phí 24/24.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM