Thu gọn danh mục

Tình trạng nước tiểu bất thường khiến cho nhiều người lo lắng. Và nước tiểu có màu trắng, cam, nước tiểu có bọt, khai, đục… chính là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy nước tiểu màu trắng, màu cam, đục, có bọt, khai là bị bệnh gì và phải làm sao khi mắc phải? Nội dung được trình bày ngay sau đây chúng tôi xin được tư vấn kỹ càng giúp bạn có được cho mình câu trả lời chính xác về sự bất thường này của nước tiểu!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

NƯỚC TIỂU NHƯ THẾ NÀO THÌ GỌI LÀ BẤT THƯỜNG?

Nếu nước tiểu bình thường nó sẽ có màu dao động từ vàng nhạt cho đến vàng sậm. Đây chính là kết quả từ một sắc tố bên trong nước tiểu với tên gọi urobilinogen và đồng thời nó sẽ được pha loãng hay cô đặc ở những mức độ định.

Nước tiểu bất thường khi nước tiểu có màu cam, nước tiểu màu trắng, xanh lá cây, xanh dương, đỏ hoặc nâu. Ngoài ra còn có thể khiến cho nước tiểu đục, nước tiểu khai, nước tiểu có bọt không giống bình thường.

Những sắc tố và các hợp chất khác bên trong một số thực phẩm hoặc thuốc nó có thể khiến cho nước tiểu thay đổi màu. Mặc khác những quả mọng, củ cải đường, đậu răng ngựa cũng là thực phẩm làm cho màu nước tiểu bị thay đổi. Nhiều loại thuốc kê đơn hay không kê đơn cũng khiến cho nước tiểu có màu sắc bất thường.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NƯỚC TIỂU BẤT THƯỜNG

1. Nước tiểu có màu trắng trong suốt

Điều này chứng tỏ rằng bạn đã uống nước nhiều hơn so với mức được khuyến cáo hàng ngày để tránh tình trạng nước tiểu đục. Bởi vì nhu cầu nước trung bình hàng ngày là từ 1.5 đến 2 lít nước. Dù uống nước nhiều sẽ tốt nhưng nếu như uống quá nhiều nước thì cơ thể sẽ bị mất đi các chất điện giải.

Nếu thỉnh thoảng nước tiểu có màu trong suốt bạn không phải quá lo lắng. Nhưng nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn nên cắt giảm lượng nước uống hàng ngày. Tuy nhiên nếu sau khi đã cắt nước uống ít hơn nhưng nước tiểu vẫn nhiều không màu thì có khả năng bạn bị bệnh đái tháo nhạt.

Màu sắc nước tiểu cảnh báo triệu chứng bệnh lý

Màu sắc nước tiểu cảnh báo triệu chứng bệnh lý

2. Nước tiểu có màu đỏ hoặc hồng

Đây là một tình trạng cảnh báo nhưng bạn lưu ý không phải bất cứ trường hợp nào cũng đều nghiêm trọng và nguy hiểm. Bởi lẽ nó có thể là do một số các nguyên nhân như sau gây ra:

Do dùng một số thực phẩm như quả mâm xôi, củ cải đường, đại hoàng…

♦ Do dùng thuốc Rifampin chính là kháng sinh thường dùng chữa bệnh lao.

♦ Do dùng thuốc giảm đau đường tiết niệu Phenazopyridine, hoặc thuốc nhuận tràng chứa senna.

♦ Do bệnh nhân bị ngộ độc chì hoặc thủy ngân.

♦ Ngoài ra nó cũng có thể do liên quan đến máu như là bị chấn thương, nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc nghẽn hệ niệu, do bệnh thận, ung thư, phì đại tuyến tiền liệt…

3. Nước tiểu có màu cam

Nước tiểu màu cam có thể do một số thuốc gây ra như thuốc kháng sinh Rifampicin, thuốc giảm đau Phenazopyridine, thuốc chữa trị hội chứng ruột kích thích viêm khớp Sulfasalazine, thuốc nhuận tràng.

Ngoài ra một số hóa chất dùng trong hóa trị nó cũng sẽ gây ra tình trạng nước tiểu có màu cam. Nếu cơ thể bị mất nước cũng làm cho nước tiểu có màu cam. Hoặc bệnh nhân bị một số bệnh liên quan đến thận, gan… cũng dẫn đến tình trạng này.

4. Nước tiểu có màu xanh dương hoặc xanh lá

Tình trạng nước tiểu có màu xanh dương xanh lá do một số nguyên nhân gây ra như:

+++ Thuốc nhuộm: Một số thuốc nhuộm thực phẩm gây tình trạng nước tiểu có màu xanh lá cây. Hơn nữa thuốc nhuộm dùng cho xét nghiệm bàng quang thận cũng có thể làm cho nước tiểu chuyển sang màu xanh.

+++ Thuốc: Những thuốc có chứa phenol dùng điều trị buồn nôn, dị ứng hay thuốc dùng trong gây mê, trầm cảm… cũng gây ra nước tiểu có màu sắc bất thường này.

+++ Do tình trạng bệnh lý: Ngoài ra nếu tăng calci máu với tính gia đình lành tính thì cũng sẽ làm cho nước tiểu có màu xanh.

Cần sớm thăm khám khi phát hiện nước tiểu có màu bất thường

Cần sớm thăm khám khi phát hiện nước tiểu có màu bất thường

5. Nước tiểu đục

Nước tiểu đục có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc sỏi thận. Một số cũng là do triệu chứng của các bệnh mãn tính hoặc bệnh thận. Thế nên khi cơ thể xuất hiện nước tiểu đục, người bệnh cần đặc biệt lưu ý và đến khám tại các trung tâm y tế gần .

6. Nước tiểu khai, có bọt

Có tiểu khai, nước tiểu có bọt có thể là do một số thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu như không phải do bệnh lý thì chúng ta chỉ cần uống nhiều nước hoặc sau khi ngưng sử dụng thuốc, sau khi thức ăn đào thải hết thì lúc đó nước tiểu trở lại bình thường.

Tuy nhiên cũng có thể do một số tình trạng bệnh lý như sau:

Nhiễm trùng đường tiểu khiến cho nước tiểu có mùi hôi và kèm theo các triệu chứng đau buốt khi tiểu hay đau bụng dưới.

► Viêm đường tiết niệu khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều lần và còn bị tiểu rát, tiểu buốt, khi đó nước tiểu vừa có màu vàng đục lại có mùi hôi rất khó chịu. Nếu bệnh nặng thì bệnh nhân có thể còn đi tiểu ra máu.

► Bị viêm niệu đạo do chlamydia hoặc lậu thì nước tiểu sẽ có màu vàng đậm, đục và có mùi hôi khó chịu. Nếu đi tiểu buổi sáng còn thấy có mủ ở đầu niệu đạo và kèm theo tiểu rát buốt, đau hông lưng, bị sốt.

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TÌNH TRẠNG NƯỚC TIỂU CÓ MÀU BẤT THƯỜNG RA SAO?

Khi bạn xuất hiện tình trạng nước tiểu màu trắng, cam, nước tiểu có bọt, khai, đục thì các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân cần kịp thời thăm khám. Bác sĩ sẽ hỏi kỹ về tình trạng nước tiểu có màu như thế nào, có mùi bất thường không, có thêm triệu chứng hay cơn đau gì, đã xuất hiện bao lâu…

Tùy thuộc vào từng màu sắc nước tiểu kèm những triệu chứng khác mà bác sĩ của phòng khám Hoàn Cầu có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm một số xét nghiệm. Điển hình như thu thập mẫu nước tiểu xét nghiệm, lấy máu xét nghiệm, siêu âm bụng, nội soi đường tiết niệu…

Đa khoa Hoàn Cầu là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến nước tiểu bất thường hiệu quả

Đa khoa Hoàn Cầu là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến nước tiểu bất thường hiệu quả

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cách điều trị sao cho phù hợp như sau:

Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh đường uống cho trường hợp nhẹ và dùng thuốc với trường hợp nặng.

→ Nếu bị sỏi thận: Bệnh nhân đau nhiều sẽ dùng thuốc giảm đau. Nếu sỏi to thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng liệu pháp tán sỏi ra bên ngoài.

→ Nếu bị mắc bệnh xã hội: Tùy vào loại nhiễm trùng sẽ có cách chữa khác nhau.

→ Nếu bị viêm âm đạo: Bác sĩ dùng thuốc chống nấm, kháng virus… giúp điều trị.

→ Nếu bị tiểu đường: Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm nước tiểu giúp kiểm tra tổn thương ở thận.

→ Nếu bị viêm tuyến tiền liệt: Sẽ được điều trị bằng những phương pháp nội soi can thiệp khoang tuyến tiền liệt để khai thông đường tiểu và loại bỏ đi những tổn thương.

Như vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua một số nội dung liên quan đến tình trạng nước tiểu màu trắng, cam, nước tiểu có bọt, khai, đục. Những câu hỏi liên quan bạn cần tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được kịp thời điều trị hiệu quả!

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM