Thu gọn danh mục

Nồng độ estrogen thấp gây ra các ảnh hưởng như thế nào? Nếu tìm hiểu bạn sẽ thấy rằng có nhiều thông tin liên quan đến nồng độ estrogen thấp gây cản trở sự phát triển hệ sinh dục cùng chức năng hệ sinh sản. Đồng thời còn tăng nguy cơ béo phì, tim mạch và cả loãng xương. Hãy cùng theo dõi các thông tin được phân tích trong bài viết ngay dưới đây để nắm bắt thật chuẩn xác nhé.

NỒNG ĐỘ ESTROGEN CÓ VAI TRÒ GÌ VỚI CƠ THỂ

Ở đây estrogen chính là hormone nội tiết tố. Cho dù chỉ hiện diện với lượng nhỏ trong cơ thể tuy nhiên lại đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sinh sản cũng như sức khỏe chị em. Estrogen được gọi là nội tiết tố nữ và dù cơ thể nam giới cũng sinh ra nhưng lại ít hơn so với chị em. Vai trò chính của estrogen có thể kể đến bao gồm:

++ Chịu trách nhiệm đối với sự phát triển cơ quan sinh dục ở phụ nữ khi đến tuổi dậy thì.

++ Kiểm soát sự phát triển niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt và khi bắt đầu việc mang thai.

++ Tạo ra các thay đổi trong tuyến vú ở thanh thiếu niên cùng với phụ nữ mang thai.

++ Tham gia quá trình chuyển hóa xương cùng cholesterol.

++ Điều chỉnh lượng thức ăn nạp vào, trọng lượng cơ thể cũng như chuyển hóa glucose cùng độ nhạy insulin.

VẬY TÁC ĐỘNG CỦA NỒNG ĐỘ ESTROGEN THẤP NHƯ THẾ NÀO?

Estrogen thấp đó chính là tình trạng xảy ra phổ biến ở chị em chưa đến tuổi dậy thì và chị em ở độ tuổi mãn kinh. Nhưng mọi lứa tuổi phụ nữ cũng đều có thể gặp phải tình trạng này. Estrogen chính là hormone thực hiện nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Do vậy nếu như bị thiếu hụt thì hormone này gây ra nhiều tác động khác nhau.

Các tác động của estrogen thấp có thể điểm qua như là:

Gây kinh nguyệt không đều

Estrogen chính là một trong số các hormone chính tham gia vào quá trình điều hòa kinh nguyệt. Do vậy nồng độ estrogen thấp sẽ làm cho lỡ kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều.

Gây vô sinh

Khi nồng độ estrogen thấp làm ngăn cản trứng rụng và làm cho việc thụ thai khó khăn từ đó gây vô sinh.

Gây xương yếu

Estrogen cùng canxi, vitamin D cũng như các khoáng chất khác có vai trò đối với việc giữ xương chắc khỏe. Khi mà estrogen bị thiếu hụt làm cho mật độ xương bị giảm và từ đó gây loãng xương, giòn xương cũng như xương dễ gãy. Đây cũng là lý do vì sao chị em sau mãn kinh thì nguy cơ bị loãng xương cao.

Đau khi quan hệ

Vì estrogen có vai trò kích thích để tạo dịch bôi trơn âm đạo. Nếu như nồng độ estrogen thấp thì âm đạo bị khô vì thiếu dịch bôi trơn. Điều này gây ra tình trạng đau rát khi quan hệ tình dục.

Bốc hỏa

Đây chính là hiện tượng thường hay xảy ra ở thời kỳ mãn kinh bởi nồng độ estrogen hạ thấp.

Lo âu và bồn chồn

Vì estrogen sẽ giúp tăng serotonin, đây là chất hóa học trong não bộ để tạo cảm giác hưng phấn và vui vẻ. Khi bị thiếu hụt estrogen thì nồng độ serotonin bị sụt giảm, tâm trạng sẽ bị thay đổi thất thường, chán nản và lo âu.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Chính việc thiếu hụt estrogen làm cho thành niệu đạo bị mỏng và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra chính nồng độ estrogen thấp còn gây ra một số vấn đề bao gồm: Bị đau vú; Đau đầu; Gia tăng tần suất cơn đau nửa đầu; Mệt mỏi uể oải và khó tập trung…

NGUYÊN NHÂN GÂY NỒNG ĐỘ ESTROGEN THẤP?

Estrogen chủ yếu được tạo thành từ buồng trứng. Bất cứ một điều gì nếu tác động đến buồng trứng thì đều gây ra ảnh hưởng cho việc sản sinh estrogen. Phụ nữ trẻ tuổi bị sụt giảm estrogen vì một số nguyên nhân bao gồm:

Do bị suy buồng trứng sớm vì khiếm khuyết bẩm sinh, độc tố hoặc là do bị bệnh tự miễn.

► Do tập thể dục quá nặng gây ra.

► Do rối loạn ăn uống ví dụ như là chứng chán ăn.

► Do tuyến yên hoạt động kém gây nên.

► Do hội chứng Turner dẫn đến.

► Do bị thiếu cân một cách nghiêm trọng.

► Do hóa trị.

► Do bị bệnh tuyến giáp.

► Do bị suy thận mãn tính dẫn đến…

ĐA KHOA HOÀN CẦU - ĐỊA CHỈ KHÁM NỒNG ĐỘ ESTROGEN THẤP UY TÍN

Việc chẩn đoán bị thiếu hụt estrogen cũng như điều trị sớm chính là giải pháp giúp ngăn chặn các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Khi thăm khám thì bác sĩ lấy bệnh sử cá nhân, gia đình nhằm đánh giá triệu chứng. Đồng thời bác sĩ thăm khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm máu.

Ngoài ra các chuyên gia, bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu còn cho biết, một số trường hợp cần làm xét nghiệm nồng độ estrogen cùng estradiol nếu có một số hiện tượng bao gồm: Bốc hỏa; Mất ngủ; Đổ mồ hôi ban đêm; Bị lỡ kinh nguyệt thường xuyên…

Thậm chí đôi khi bác sĩ cũng cần chụp cắt lớp vi tính sọ não và thực hiện xét nghiệm DNA mục đích kiểm tra xem có bất cứ dấu hiệu nào bất thường ảnh hưởng đến hệ nội tiết không. Từ các kết quả thăm khám xét nghiệm mà chỉ định giải pháp cũng như tư vấn cách thức ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, tập luyện… sao cho phù hợp với từng tình trạng của chị em phụ nữ.

Chúng ta đã cùng cập nhật đầy đủ các thông tin xoay quanh nồng độ estrogen thấp. Mọi câu hỏi hay vấn đề về bệnh lý phụ khoa cần tư vấn chỉ cần click vào khung chat lập tức sẽ có chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ chu đáo .

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM