Thu gọn danh mục

Niêm mạc mũi được xem như màng nhầy bao phủ thành mũi và len lõi khắp các xoang liên quan đến mũi. Vậy niêm mạc mũi đảm nhiệm vai trò gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần biết về niêm mạc mũi cũng như những bệnh lý liên quan đến niêm mạc mũi qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Niêm mạc mũi là gì

Niêm mạc mũi là lớp lót xuất phát chủ yếu ở nội bì, có cấu trúc tương tự như lớp màng nhầy. Vị trí của niêm mạc mũi là bao phủ toàn bộ hành mũi và len lõi khắp các xoang liên quan đến mũi.

Bằng mắt thường có thể quan sát thấy một phần niêm mạc mũi tại ổ mũi. Ổ mũi có lớp lót niêm mạc niêm mạc với cấu tạo đặc biệt chia thành 2 vùng là vùng ngửi và vùng thở.

Niêm mạc mũi bao phủ liên tiếp các xoang xương hướng vào những vách ngăn mũi, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ như vách ngăn hỗ trợ cho hoạt động phát âm.

Niêm mạc mũi có cấu tạo mỏng manh nên dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi có tác động từ bên ngoài (vi khuẩn, chấn thương, phẫu thuật…). Niêm mạc mũi có thể hấp thụ một số tạp chất và độc tố, nhưng người bệnh không cảm thấy đau tại niêm mạc mà thường đau tại khu vực được niêm mạc mũi bảo vệ.

Ngoài niêm mạc mũi thì cơ thể còn có các niêm mạc miệng, niêm mạc mắt, niêm mạc lưỡi, niêm mạc dạ dày và niêm mạc tử cung… Các niêm mạc nói chung thường tiếp giáp với da như đôi môi, mí mắt, tai, khí quản, dạ dày, hậu môn và vùng sinh dục.

Cấu tạo của các niêm mạc nói chung cũng như niêm mạc mũi bao gồm:

 Lớp biểu mô – một hoặc nhiều lớp tế bào biểu mô

 Một màng mô liên kết có vị trí bên dưới của mô liên kết lỏng lẻo.

 Niêm mạc xuất hiện ở những khu vực khác nhau bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, tiếp xúc với cơ quan nội tạng hoặc môi trường. Tương tự như lớp da bao phủ bên ngoài cơ thể, niêm mạc giúp màng mô liên kết bên dưới các mô liên kết có thể giữ được nhiệt độ và độ ẩm ổn định.

Niêm mạc mũi là lớp lót xuất phát chủ yếu ở nội bì

Chức năng và vấn đề thường gặp ở niêm mạc mũi

Chức năng của niêm mạc mũi

Niêm mạc mũi có vai trò tương tự như làn dao, chỉ là da bao bọc và bảo vệ bên ngoài còn niêm mạc mũi bảo vệ thành cơ quan từ bên trong. Chức năng chính của niêm mạc mũi là làm ấm, giữ gìn và tăng cường độ ẩm, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập và khử trùng.

Sở dĩ, niêm mạc mũi có thể đảm nhiệm chức năng này là do:

 Cấu trúc của niêm mạc mũi gồm nhiều mạch máu và các tế bào thường xuyên tiết ra chất nhầy. Khi niêm mạc mũi bị bụi mịn, vi khuẩn, vi trùng tấn công thì sẽ bị chấy nhầy cản lại ngay lập tức.

 Sau đó, các chất nhầy sẽ bao bọc lấy những dị nguyên này và lông mũi sẽ di chuyển chúng đến phía tiền đình để loại bỏ, tạo thành rỉ mũi. Do đó, dù chúng ta hít thở một lượng lớn không khí và dị nguyên, phần trước hố mũi có nhiều vi trùng nhưng phần sau hầu như liên tục được làm sạch nhờ chất nhầy của niêm mạc mũi.

 Ngoài ra, niêm mạc mũi còn bao phủ hệ thống dây thần kinh tam thoa và dây thần kinh giao cảm, giúp điều chỉnh biên độ các cơ hô hấp của lồng ngực. Hệ thống dây thần kinh này liên kết với não bộ và phát ra tín hiệu để điều chỉnh lồng ngực hít sâu hoặc hít nông tùy theo mũi thông thoáng hay bị ngạt.

 Bản thân niêm mạc mũi có thể tạo ra chất nhầy để ngăn chặn nhiễm trùng và giữ lại độ ẩm cho các mô khi niêm mạc bị rách hoặc tổn thương.

Triệu chứng khô mũi – vấn đề thường gặp ở niêm mạc mũi

Triệu chứng khô mũi – vấn đề thường gặp ở niêm mạc mũi

 Triệu chứng khô mũi thường có những biểu hiện như: mũi bị khô, rát mũi, nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi… thường xảy ra ở những người có niêm mạc mũi mỏng manh, thành niêm mạc dễ bị tổn thương.

 Khô mũi thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm trong không khí giảm, hoặc một số trường hợp còn có thể là do di chứng khi bị chấn thương mạnh tại mũi.

 Nếu niêm mạc mũi bị không sẽ không thể cung cấp đủ lượng chất nhầy cần thiết cho khoang mũi. Lúc này, niêm mạc mũi sẽ dễ dàng bị kích ứng, dần dần có thể gây teo các tuyến tiết dịch nhầy, hạn chế tiết dịch nhầy và làm khô rát mũi.

 Triệu chứng khô mũi nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh lý khác như: Viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, viêm mũi teo, viêm xoang mũi, lệch vách ngăn mũi, khối u trong mũi, xuất huyết mũi…

 Khô mũi chưa phải là bệnh lý mà là triệu chứng có thể khắc phục bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý hàng ngày. Bên cạnh đó có thể xông mũi hoặc sử dụng khí dung có nước muối sinh lý để cải thiện chức năng hô hấp.

 Khi các bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào chết bên trong khoang mũi được đẩy ra bên ngoài; nước muối sẽ phát huy tác dụng kích thích niêm mạc mũi tạo ra lớp màng ẩm ướt giúp niêm mạc mềm và ẩm hơn.

Những bệnh lý niêm mạc mũi thường gặp

Không chỉ phát sinh triệu chứng khô mũi, do luôn tiếp nhận những nguồn bệnh từ môi trường nên niêm mạc mũi dễ bị nhiễm trùng và tổn thương. Với những triệu chứng đơn giản niêm mạc mũi có thể đẩy các mầm bệnh ra bên ngoài nhờ sự hỗ trợ của chất dịch nhầy.

Tuy nhiên với những xâm lấn phức tạp, niêm mạc mũi sẽ bị tổn thương và gây ra các bệnh như:

Bệnh viêm mũi

 Có 2 cấp độ và viêm mũi cấp tính và mãn tính, xảy ra khi niêm mạc khoang mũi và niêm mạc bên dưới mũi bị viêm nhiễm. Viêm mũi cấp tính hay viêm mũi mãn tính phần lớn đều do dị ứng – hệ miễn dịch phản ứng quá mức trước bụi bẩn, hóa chất… Viêm mũi có thể gây ra biến chứng giãn mạch máu niêm mạc mũi, rối loạn chức năng tự chủ của mũi.

 Khi niêm mạc mũi bị các vi khuẩn – nấm, virus tấn công, các tế bào Lympho và Plasma sẽ xâm nhập vào hệ thống mạch máu. Lúc này, tuyến giáp sẽ hoạt động mạnh mẽ và tiết ra nhiều chất nhầy hơn gây ra triệu chứng sổ mũi.

 Điều trị viêm mũi: Xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và xác định mức độ tổn thương của niêm mạc mũi. Sau đó tiến hành điều trị bằng các loại thuốc (thuốc xịt, xông mũi…) có tác dụng làm co niêm mạc.

Viêm mũi vận mạch

 Viêm mũi vận mạch còn được gọi là viêm mũi vô căn do không rõ căn nguyên. Tuy nhiên, viêm mũi vận mạch phát sinh có thể là do niêm mạc mũi bị các tác nhân bên ngoài (nấm, vi khuẩn) tấn công và xuất hiện phản ứng với hệ thần kinh giao cảm tại niêm mạc mũi sẽ gây hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…

 Triệu chứng của bệnh viêm mũi vận mạch: ngứa mũi và hắt xì nhưng ít hơn bệnh viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi và chảy nước mũi nhiều hơn, một số trường hợp niêm mạc mũi không sưng nề người bệnh sẽ ít nghẹt mũi nhưng vẫn chảy mũi.

 Chẩn đoán: Chẩn đoán bệnh dựa trên những chỉ số không rõ ràng của tế bào viêm, không có kết quả dị nguyên dưới da hay kết quả xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm máu…

 Điều trị: Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc xịt mũi họng, thuốc co mạch, thuốc chống chảy nước mũi; hoặc tiến hành phẫu thuật để làm giảm thể tích cuống mũi dưới…

Bệnh viêm xoang

Viêm xoang là bệnh liên quan đến tổn thương tại niêm mạc mũi xoang

 Viêm xoang là bệnh liên quan đến những tổn thương và viêm nhiễm tại niêm mạc mũi xoang. Bệnh này là viêm nhiễm lớp niêm mạc hô hấp lót ở các xoang cạnh mũi. Khi niêm mạc xoang bị viêm sẽ phù nề, gây tăng tiết chất nhầy dẫn đến tắc nghẽn xoang.

 Viêm xoang có 2 cấp độ là viêm xoang cấp tính (bệnh dưới 4 tuần) và viêm xoang mạn tính (bệnh tiến triển và kéo dài trên 3 tháng)

 Nguyên nhân và triệu chứng: Do nhiễm virus, vi khuẩn gây tổn thương tế bào lông chuyển tại lớp niêm mạc xoang. Ban đầu khi ở giai đoạn cấp tính sẽ có các triệu chứng như: đau đầu, đau mũi, khó thở, ngạt thở… Dần dần nếu người bệnh thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, khói bụi, lông động vật…) bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

 Điều trị: Chủ yếu là điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh – chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc co mạch… để cải thiện và đẩy lùi triệu chứng bệnh. Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, viêm xoang mạn tính kéo dài, viêm xoang gây biến chứng ảnh hưởng đến thị giác… cần tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh.

Polyp mũi

 Là tình trạng u lành tính xuất hiện bên trong mũi. Polyp mũi không được xem là bệnh mà là đặc trưng cấu trúc trong mũi của mỗi người. Polyp thường có cấu trúc dạng khối mềm, có màu hồng nhạt và nhẵn mọng; phát triển trên niêm mạc mũi, thường nằm ở hốc mũi hoặc trong các xoang mũi, xoang trán và xoang mặt.

 Bản chất của polyp và vùng thoái hóa cục bộ của niêm mạc mũi/ xoang không có mầm bệnh. Bên ngoài polyp là lớp biểu mô với tế bào vuông/ trụ hoặc thành tế bào lát bẹt; bên trong là tổ chức liên kết với tế bào xơ thành cấu trúc lỏng lẻo và chức chất nhầy.

 Polyp mũi kích thước nhỏ thường ít xuất hiện triệu chứng và có thể bị triệt tiêu theo thời gian. Tuy nhiên nếu phát triển với kích thước lớn, polyp sẽ cản trở đường hô hấp gây khó thở và làm giảm khứu giác. Nếu polyp nằm tại xoang mũi có thể gây nhức đầu âm ỉ, ngáy ngủ. Một số trường hợp rất hiếm polyp quá lớn có thể làm biến dạng khuôn mặt.

 Điều trị: Polyp nhỏ được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ polyp với polyp kích thước to.

Phòng tránh các bệnh liên quan đến niêm mạc mũi

Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để phòng bệnh

Để phòng tránh các bệnh liên quan đến niêm mạc mũi, cần chăm sóc tốt niêm mạc mũi bằng những cách sau:

 Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày, đặc biệt là khi bị bệnh hoặc vừa từ bên ngoài về.

 Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn; giữ ấm vùng mũi khi thời tiết trở lạnh.

 Khi thường xuyên chảy mũi và lau chùi nước mũi, nên sử dụng kem làm ẩm vùng da dưới mũi để tránh gây trầy xước nha.

 Thường xuyên vệ sinh chăn chăn ga, gối nệm và lau chùi nhà ở thường xuyên để không gian sạch sẽ, thoáng mát, nấm mốc khó phát triển.

 Đánh răng và súc miệng – súc họng bằng nước muối hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng.

 Mang khẩu trang khi đi ra ngoài, che chắn vùng mũi cẩn thận khi đến những nơi công cộng hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột.

 Không nên chà sát mũi quá mạnh khi bị ngứa mũi, chảy nước mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

 Rèn luyện thể thao, ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu vitamin – khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, uống đủ nước mỗi ngày.

 Điều trị nhanh chóng, hiệu quả các bệnh về họng và viêm tai giữa trước khi viêm nhiễm lan đến mũi.

Địa chỉ điều trị bệnh niêm mạc mũi

Điều trị bệnh liên quan đến niêm mạc mũi hiệu quả tại Đa Khoa Hoàn Cầu

Khi mắc các bệnh liên quan đến niêm mạc mũi, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín, tránh để viêm nhiễm lây lan sang các khu vực khác như họng và tai.

Nếu người bệnh đang loay hoay tìm kiếm địa chỉ khám - chữa trị các bệnh về mũi đáng tin cậy thì có thể tin tưởng và lựa chọn Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu (80-82 Châu Văn Liêm, phường 11, quận 5, TP HCM).

Phòng khám là địa chỉ chuyên khám và điều trị các bệnh tai mũi họng uy tín, đã khám và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân nhờ sở hữu các thế mạnh như:

 Phòng khám có không gian thoáng mát, được trang bị đầy đủ tiện ích phục vụ bệnh nhân, phòng khám được vệ sinh và vô trùng cẩn thận.

 Quy tụ các bác sĩ trình độ và chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm... giúp việc điều trị đạt tỷ lệ thành công cao và nhanh chóng.

 Điều trị bệnh về mũi bằng những phương pháp tiên tiến như: dùng thuốc, Đông - Tây kết hợp, kỹ thuật JCIC... giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

 Chi phí hợp lý, hạng mục điều trị bệnh được liệt kê và công khai minh bạch,

 Làm việc xuyên suốt tuần từ thứ 2 đến chủ nhật, từ 8:00 - 20:00 nên bệnh nhân có thể chủ động sắp xếp thời gian khám chữa bệnh.

Với những thông tin trên, hi vọng người bệnh có thêm thông tin về niêm mạc mũi và các bệnh lý liên quan đến niêm mạc mũi. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì khác, hãy liên hệ với phòng khám chúng tôi bằng cách nhấp ngay bảng chat trực tuyến bên dưới để được giải đáp nhanh chóng.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM