Thu gọn danh mục

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và những thông tin quan trọng cần nắm luôn nhận được sự quan tâm từ nhiều bậc phụ huynh. Đó là vì công việc nhỏ mũi cho trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng cần được thực hiện kỹ càng theo nhiều bước. Đồng thời trước khi nhỏ mũi cho trẻ cha mẹ cũng cần tìm hiểu thật kỹ về loại thuốc, cách dùng…

NGUY HIỂM RA SAO NẾU NHỎ MŨI CHO TRẺ SƠ SINH KHÔNG ĐÚNG?

Chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến việc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh. Đó là vì nếu như nhỏ mũi không đúng cho trẻ có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Vì chúng ta đều biết rằng tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi… rất dễ khiến cho trẻ gặp phải tình trạng khò khè, khó thở và khó bú.

Và nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt hoặc sổ mũi đó là do mắc các bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc nặng hơn là viêm phổi… Vậy nên nếu trẻ bị viêm mũi mà bố mẹ không biết cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh sẽ khiến thuốc khó có thể ngấm vào. Điều này làm cho hiệu quả điều trị bị giảm đáng kể. Thậm chí còn khiến cho bệnh tái đi tái lại hoặc kéo dài rất khó điều trị.

Bên cạnh đó nếu như phụ huynh nhỏ mũi cho bé không đúng có thể còn gây ra rất nhiều những tác dụng phụ như:

→ Gây ra tình trạng khô mũi, rát mũi hoặc chảy máu mũi.

→ Nếu dùng thường xuyên, dùng lâu có thể dẫn đến bị nấm họng.

→ Một số đối tượng nhạy cảm cùng những thành phần có bên trong thuốc nhỏ mũi có thể bị buồn nôn và nôn, bị kích ứng dạ dày…

VẬY NHỎ MŨI CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CÁCH RA SAO?

Chia sẻ từ PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy nguyên Phó trưởng khoa Miễn dịch dị ứng của bệnh viện Nhi TW và trưởng khoa bộ môn Nhi của trường ĐH Y HÀ Nội thì để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần thực hiện đúng cách theo các bước sau đây:

Bước 1: Bố mẹ đặt trẻ nằm ngửa và nghiêng đầu nhẹ sang 1 bên. Tiếp đến đặt vòi phun chai nhỏ mũi vào sát vách của lỗ mũi. Nhưng lưu ý không được dí sâu chai thuốc này vào bên trong mũi trẻ.

♦ Bước 2: Tiến hành nhỏ nước muối sinh lý 0.9% hoặc dùng nước muối biển pha loãng, thuốc nhỏ mũi được bác sĩ kê toa khoảng 2 giọt (hoặc liều lượng được chỉ định từ bác sĩ). Cần chú ý rằng khi nhỏ thuốc tuyệt đối không được đặt đầu ống nhỏ vào sâu bên trong mũi của trẻ.

♦ Bước 3: Tiếp tục lặp lại động tác vừa nói với đầu trẻ và nghiêng về bên còn lại.

♦ Bước 4: Sau thời gian khoảng 30 giây đến 1 phút trước khi nước muối sinh lý, thuốc thấm vào loãng dịch mũi bên trong hốc mũi thì bố mẹ dùng bóng hút để hút dịch mũi ra. Khi dùng bóng hút để hút dịch một bên thì bóp xẹp bóng hút và đưa đầu hút vào bên trong cửa mũi. Tuyệt đối không được đưa quá sâu vào mũi của trẻ và dùng tay bịt mũi bên kia rồi đột ngột buông bóng cho phình ra.

Lưu ý khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh:

Bố mẹ thực hiện nhỏ mũi và hút mũi với trẻ mỗi ngày 4 lần đến khi trẻ không còn dấu hiệu bị nghẹt mũi nữa thì dừng việc này.

⇔ Cần tránh để trẻ tiếp xúc cùng với những chất kích thích như khói thuốc lá hay phấn hoa.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI TRẺ BỊ SỔ VÀ NGẠT MŨI

Bên cạnh tìm hiểu nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh thì bố mẹ cũng cần chú ý đến một số điều quan trọng bao gồm:

Nên thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ nếu thấy những biểu hiện hoặc bị mắc những bệnh viêm đường hô hấp như là: Ho, ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm tai giữa… nếu trẻ đi ngoài đường về nhà.

► Nếu trường hợp trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi bố mẹ cần nhớ cho trẻ uống nhiều nước và cho trẻ bú mẹ nhiều hơn.

► Đối với những trẻ lớn khi bị mũi đặc biệt sổ mũi bố mẹ có thể hướng trẻ tự mình xì mũi và dùng nước muối sinh lý đúng lượng xịt giúp cho nước mũi loãng ra. Tuyệt đối không được dùng tay bịt hai bên để xì mũi vì điều này làm tăng áp lực đột ngột vào mũi.

► Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh cần đúng theo bác sĩ chỉ định, không được tự ý phán đoán bệnh và mua thuốc về dùng hay áp dụng những biện pháp dân gian chưa được kiểm chứng.

► Cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, lúc ra ngoài và giữ gìn vệ sinh cho trẻ bởi hệ miễn dịch trẻ vẫn còn yếu.

► Nếu nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh cần thực hiện trước 30 phút tránh việc trẻ bị nôn trớ. Khi trẻ nôn trớ cần vệ sinh ngay vì thức ăn kèm theo dịch dạ dày khi đó sẽ bám trên mũi và nó là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi dai dẳng ở trẻ.

► Trong quá trình nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh cần đặt trẻ nằm nghiêng và lưu ý như đã trình bày sau khi xịt mũi cần phải hút sạch mũi, dịch nhầy ở hai lỗ mũi rồi mới cho trẻ ăn.

► Tuyệt đối bố mẹ không được dùng miệng hút mũi cho trẻ vì điều này rất dễ khiến trẻ bị lây lan thêm bệnh.

► Trường hợp không dùng bình xịt thì bố mẹ có thể thay thế bằng nước muối sinh lý 0.9% nhỏ vào mũi đúng theo các bước hướng dẫn rồi xịt mũi ra sạch.

► Khi trẻ xì mũi bố mẹ cần chỉ trẻ dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi để xì lỗ bên kia và tiếp tục làm với bên còn lại. Tuyệt đối không được để trẻ tự xì mũi thật mạnh cả hai bên vì chính điều này gây tăng đột ngột áp lực bên trong tai và còn dễ dẫn đến rách màng nhĩ.

► Ngoài ra bố mẹ cũng có thể dùng khăn giấy dai và mềm làm bấc sâu kén đặt vào bên trong hốc mũi trẻ lớn giúp thấm hút dịch mũi, sau đó lấy ra và dùng bấc sạch đặt lại. Thực hiện lặp lại những bước này đến khi thấy mũi sạch.

Trên đây chính là toàn bộ thông tin quan trọng liên quan đến nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh. Nhưng chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu khuyên rằng bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám kịp thời khi trẻ bị các bệnh lý gây nghẹt sổ mũi để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM