Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại bệnh nhiễm trùng 1 phần bộ phận tiết niệu như thận, bể thận, bàng quang, tinh hoàn, tuyến tiền liệt. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em và phụ nữ với nhiều triệu chứng như sốt đau mạn sườn, đau khi đi tiểu, buồn tiểu dù bàng quang trống rỗng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Đường tiết niệu là bộ phận có tác dụng lọc máu, bài tiết nước tiểu và các chất độc ra khỏi cơ thể. Hệ tiết niệu khi bị nhiểm trùng sẽ xảy ra tình trạng viêm. Viêm đường tiết niệu là khi cơ thể bị viêm bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu như thận, bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Theo thống kê thì phụ nữ gặp phải tình trạng này nhiều hơn đàn ông vì niệu đạo ngắn hơn. Do đó, vi khuẩn có thể dễ xâm nhập hơn và gây bệnh.
Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều vấn đề như tiểu ra máu, tiếu nặng mũi, đau khi đi tiểu, đau tại vùng thận, áp-xe thận. Thậm chí bệnh còn có thể biến chứng gây áp tiến tuyền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh có thể gây vô sinh ở nam giới. Vi khuẩn nếu phát triển ở trong thận có thể phá hủy mô thận gây ra suy thận thậm chí hủy hoại thận.
Bệnh chủ yếu do vi khuẩn Escherichia Coli (E. Coli) gây ra, chiếm đa phần các trường hợp.
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ
Viêm đường tiết niệu là bệnh rất thường gặp ở nữ giới. Theo thống kê thì tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết niệu hơn hơn 5 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn so với nam giới và niệu đạo gần hơn các bộ phận như hậu môn, âm đạo. Phụ nữ còn có khả năng tái bệnh nhiều lần.
Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới có nhiều nguyên nhân khác nhau:
+ Do quan hệ tình dục: khi quan hệ tình dục trong một số trường hợp, phụ nữ dễ bị nhiễm khi quan hệ với nhiều người, nhiều đối tượng. Những đối tượng này có thể ẩn chứa nhiều bệnh tìm tàng không riêng gì Nhiễm trùng tiết niệu.
+ Vệ sinh không sạch sẽ: phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra bệnh. Đây là thời kỳ rất nhạy cảm với cơ thể phụ nữ. Cần cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ, thay thường xuyên băng vệ sinh.
+ Uống ít nước: nước đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết chất độc trong cơ thể. Khi chất độc ứ động có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển là ở vùng tiết niệu. Vì vậy, những người uống ít nước ngoài các nguy cơ sỏi thận còn có các nguy cơ bị niễm trùng đường tiết niệu.
+ Do di truyền: ngoài ra có một số phụ nữ có yếu tố gen di truyền dễ bị chứng này hơn so với các phụ nữ khác.
+ Do mãn kinh: phụ nữ mãn kinh thường có các triệu chứng khô đường tiết niệu. Chất nhờn âm đạo cũng được ít tiết ra khiến cho âm đạo mất cân bằng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển.
+ Bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, bệnh nhân tiểu đường: các bệnh nhân có các bệnh về suy giảm hệ miễn dịch và tiểu đường có khả năng bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Lúc này cơ thể suy yếu và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam
Xét về các yếu tố thì nam giới bị chứng nhiễm trùng niệu đạo ít hơn rất nhiều so với nữ giới. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà lơ là không cảnh giác. Đây là một chứng bệnh có thể gây nguy hiểm cho người mắc phải, thậm chí có thể gây vô sinh và suy thận. Cũng giống như ở nữ giới, chứng nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới cũng chủ yếu do vi khuẩn E. Coli gây ra.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới
Ở nam giới có các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Do thiếu vệ sinh: thiếu vệ sinh ở nam giới có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh.
+ Niệu đạo hẹp: hiệu đạo hẹp có thể do bẩm sinh gây ra nước tiểu khó thoát ra ngoài có thể dẫn đến bệnh.
+ Nhịn tiểu, uống ít nước: cũng như nữ giới, khi uống ít nước cũng tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu.
+ Phì đại tuyến tiền liệt: nam giới: khi nam giới bị phì đại tuyến tuyền liệt có thể làm hẹp ống dẫn làm cho nước tiểu khó thải ra ngoài, điều này có khả năng dẫn đến nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới.
+ Hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu cũng có thể là yếu tố gây bệnh.
Hậu quả của nhiễm trùng tiết niệu
Tùy vào vị trí nhiễm khuẩn mà nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Cần chuẩn đoán chính xác để xác định và có hướng điều trị tốt.
-Bệnh có thể gây ra các triệu chứng như: đau lưng nếu khu vực bị nhiễm trùng ở vùng thận, đi tiểu khó, đi tiểu ra máu, sốt, đau khi quan hệ tình dục, sức khỏe suy giảm, có thể biến chứng gây vô sinh ở nam. Thậm chí có thể gây ra viêm thận cấp, áp xe thận, và nếu nặng có thể gây suy thận. Trầm trọng hơn vi khuẩn có thể đi vào máu gây ra nhiễm trùng máu và đi vào cơ thể. Ở phụ nữ mang thai nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra sẩy thau, sinh non, gây hậu quả lớn đối với trẻ sơ sinh và mẹ.
Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được chữa bằng nhiều cách khác nhau tùy vào tình trạng bệnh và liệu pháp của bác sĩ. Các cách phổ biến có thể sử dụng như sau:
+ Sử dụng thuốc kháng sinh: bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Nitrofurantoin, Cephalosporin, Sulffonamide, Amoxicillin,… thời gian sử dụng thuốc có thể ngắn hoặc dài tùy hiện trạng bênh có thể từ 5-7 ngày hoặc kéo dài đến 2 tuần.
+ Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu: có nhiều phương pháp sử dụng vật lý trị liệu rất phổ biến trong việc hạn chế đau do viêm và chữa nhiễm trùng đường tiết niệu. Các phương pháp phổ biến gồm sử dụng nhiệt, sử dụng các máy tạo sóng. Nên đến các cơ sở y khoa chất lượng, có cơ sở y tế cao cấp để có chất các dụng cụ, thiết bị y khoa đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng.
Cách phòng chống nhiễm trùng đường tiết niệu
Phòng bệnh thì tốt hơn chữa bệnh, sau khi tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa trị thì chúng ta hãy đi đến cách phòng bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dựa vào các nguyên nhân phổ biến thì các cách phòng chống hiệu quả như sau:
+ Uống nhiều nước: cung cấp đủ lượng nước 2l cho cơ thể mỗi ngày. Lượng nước này sẽ giúp tăng trao đổi chất giúp tiểu tiện thuận lợi, từ đó giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu.
+ Giữ gìn vệ sinh: hãy vệ sinh cơ thể thường xuyên, là các cơ quan sinh dục, niệu đạo. Nên vệ sinh trước và sau khi quan hệ để bảo vệ chính bản thân và bạn tình. Phụ nữ thì cần chú ý vệ sinh khi trong chu kỳ kinh nguyệt, nên thay băng thường xuyên.
+ Khám bệnh thường xuyên: nên khám sức khỏe định kỳ để ngăn không cho bệnh có thể xảy ra, ngoài nhiễm trùng đường tiết niệu việc khám định kỳ còn giúp phát hiện sớm và chữa trị các bệnh khác.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM