Thu gọn danh mục

Nhiễm trùng nấm Candida có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng nấm Candida qua nội dung bài viết sau để có thể bảo vệ sức khỏe và chức sinh sản sản của bản thân.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Nhiễm trùng nấm Candida là gì và các dạng nhiễm nấm Candida

Nhiễm trùng nấm Candida là bệnh nhiễm trùng nấm men do các nấm thuộc họ Candida, chủ yếu là do nấm Candida albicans gây ra. Đây là loại nấm phổ biến và có mặt ở khắp nơi. Trên cơ thể người, nấm Candida thường tồn tại ở da, vùng miệng, đường tiêu hóa và đường sinh dục.

Bình thường, nấm Candida sinh sống cân bằng với các vi sinh vật khác trên cơ thể. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi nấm Candida sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh cho nhiều bộ phận của cơ thể. Những bệnh thường mắc phải do nhiễm trùng nấm Candida là:

♦ Tưa miệng: Được gọi chung là nhiễm trùng miệng do nấm Candida albicans. Nấm sẽ ảnh hưởng đến các vị trí như: bề mặt ẩm quang môi, vòm miệng, trên lưỡi và bên trong má.  cách điều trị nấm candida

 Viêm thực quản: Bệnh là do nấm Candida từ miệng lây lan sang thực quản.

 Nhiễm nấm Candida ở da: Những vùng da ít thông thoáng, thường ẩm ướt như: tay thường xuyên mang găng tay, vành da ở gốc móng tay khi thường xuyên tiếp xúc với nước, vùng da quanh bẹn, các nếp gấp ở mông và dưới ngực… thường dễ bị nhiễm nấm Candida.

 Nhiễm nấm Candida vùng kín: Do sự phát triển mạnh mẽ của nấm Candida trú ngụ tại đường sinh dục gây nên và thường gây viêm phụ khoa ở nữ giới. Phụ nữ mang thai và người bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm nấm âm đạo cao hơn bình thường.

 Nhiễm trùng nấm Candida toàn thân: Nấm Candida có thể thông qua vết thương phẫu thuật, ống thông khí hoặc vị trí mở khí quản… xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu. Dần dần lây lan khắp cơ thể gây nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng nấm Candida toàn thân thường xảy ra ở trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.

Các bệnh do nhiễm trùng nấm Candida gây ra ở vùng miệng, trên da, thực quản và đường sinh dục có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ít khi đe dọa đến tính mạng. Nghiêm trọng là khi nấm Candida xâm nhập vào máu, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm trùng nấm Candida ở âm đạo là bệnh rất thường gặp

Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm trùng nấm Candida

Nguyên nhân nhiễm trùng nấm Candida

Các chủng nấm Candida tồn tại trên cơ thể người và cân bằng với các vi sinh vật khác. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể khiến các chủng nấm phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Những nguyên nhân khiến nấm Candida phát triển và gây bệnh có thể là:

 Sử dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc có corticoid trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật, tạo điều kiện để nấm Candida trên cơ thể phát triển mạnh mẽ. Vì khi sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại có thể tác động đến vi khuẩn vô hại và có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nấm men khiến chúng phát triển vượt tầm kiểm soát.

 Hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng, khả năng đề kháng giảm khiến các tác nhân gây bệnh như nấm Candida phát triển. Nhiễm trùng nấm Candida do suy giảm hệ miễn dịch thường gặp ở phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường hoặc nhiễm HIV/AIDS…

 Do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, mặc quần áo bó sát khiến khu vực này không được thông thoáng tạo ra môi trường lý tưởng để nấm Candida phát triển, gây bệnh.  cách điều trị nấm candida

 Uống thuốc tránh thai cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men ở âm đạo.

 Béo phì dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida. Nấm thường xuất hiện tại các vùng da tiếp xúc và cọ sát nhau. Những người thừa cân, béo phì thường có nhiều nếp gấp trên da và dễ đổ mồ hôi nhiều, tạo môi trường ẩm ướt để nấm phát triển.

Uống thuốc tránh thai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm candida

Đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida cao

Nhiễm trùng nấm Candida thường dễ xuất hiện và gây bệnh ở những tối tượng như:

Mọi người đều có nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida, nhưng phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt là chị em phụ nữ có nồng độ hormone estrogen tăng cao.

 Nhóm người có hệ miễn dịch suy yếu như: Người nhiễm HIV/AIDS, trẻ sơ sinh, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai…

 Nhóm người sử dụng kháng sinh hay thuốc có thành phần corticoid dài ngày, điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị hay hóa trị.

 Nhóm người giữ vệ sinh cơ thể và vùng kín kém, người đeo răng giả…

Triệu chứng nhiễm trùng nấm Candida

Tùy vào khu vực nhiễm trùng nấm candida và mức độ nhiễm nấm mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Bao gồm các triệu chứng như:

 Nhiễm trùng nấm candida ở da: Trên da xuất hiện các đốm màu trắng hoặc đỏ, những đốm này thường ngứa rát và có thể sưng lên.

 Nhiễm trùng nấm candida ở miệng: Hay còn được gọi là bệnh tưa miệng. Triệu chứng của bệnh là: bên trong miệng, đặc biệt là trên vòm miệng, lưỡi và xung quanh môi xuất hiện các mảng trắng như sữa đông.

Nếu cạo sạch mảng trắng sẽ nhìn thấy lớp niêm mạc bị viêm; tấy đỏ và chảy máu nhẹ, nướu răng cũng có thể bị lở loét, xuất hiện các mảng trắng – đỏ quanh nướu.

 Nhiễm trùng nấm candida ở thực quản: Triệu chứng điển hình là khó nuốt, đau khi nuốt, đau ngực ở khu vực phía sau xương ức.

 Nhiễm trùng nấm candida phụ khoa: Xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, vùng kín nóng rát và tấy đỏ đặc biệt là khi tiểu tiện, dịch tiết âm đạo trắng đục và vón cục, đau rát và khó chịu khi quan hệ tình dục.

Triệu chứng khi nhiễm trùng nấm candida âm đạo

 Nhiễm trùng nấm candida ở nam giới: Vùng sinh dục của nam giới cũng có thể bị nhiễm nấm candida với triệu chứng thường gặp là ngứa ngáy, đau rát và châm chích ở đầu dương vật.

 Nhiễm trùng nấm candida toàn thân: Nấm candida có thể xâm nhập vào máu gây ớn lạnh, nóng sốt, sốc và suy đa tạng.

Khi nhiễm nấm candida diễn tiến nặng nề và xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, bao gồm:

 Triệu chứng bệnh xuất hiện trong một tuần nhưng không tự khỏi hoặc bệnh ngày một nghiêm trọng hơn.

 Những tổn thương màu trắng xuất hiện ở má trong, trên lưỡi và vòm miệng. Tưa miệng gây ra những vết loét gây viêm, đau rát và khó khăn khi ăn uống; xuất hiện vết nứt và sưng đỏ ở góc miệng.

 Chảy máu khi cạo hoặc vô tình va chạm với các vết thương trên da.

 Vùng kín ngứa rát, rất dịch tiết ra trắng đục, bị vón cục và có mùi hôi.

Phòng ngừa và chẩn đoán nhiễm trùng nấm Candida

Phòng ngừa nhiễm trùng nấm Candida

Để hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng nấm Candida, mọi người có thể áp dụng những biện pháp sau:

 Giữ vùng da cơ thể và khu vực âm đạo khô thoáng và sạch sẽ, không nên mặc quần áo bó sát hoặc quần ló quá chật.

 Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, chỉ vệ sinh bên ngoài không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo.

 Giữ gìn tốt vệ sinh răng miệng, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, súc miệng và họng bằng nước muối ấm. Thường xuyên thay bàn chải đánh răng và không sử dụng chung bàn chải với người khác.

 Sử dụng thuốc corticoid và kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

 Xây dựng lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường trong máu – đặc biệt là bệnh nhân bị tiểu đường, rèn luyện thể thao để nâng cao thể lực.

Chẩn đoán nhiễm trùng nấm Candida

Thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm trùng nấm Candida

Để chẩn đoán nhiễm trùng nấm Candida, có thể thông qua một số cách sau:

 Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, việc sử dụng các loại thuốc điều trị trong thời gian gần đây, chế độ ăn uống. Nếu quan sát thấy triệu chứng nhiễm nấm trên da, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng chăm sóc da, da có bị ẩm hay tiếp xúc thường xuyên với nước không.

 Qua quan sát triệu chứng và thăm khám: Có thể chẩn đoán bệnh tưa miệng, nhiễm trùng nấm Candida trên da hoặc âm đạo qua triệu chứng lâm sàng và thăm khám thông thường. Một số trường hợp bác sĩ sẽ lấy mẫu từ những vị trí nhiễm nấm sau đó mang đi nuối cấy, xét nghiệm.

 Xét nghiệm: Bao gồm xét nghiệm máu, đường huyết và HIV… nếu nghi ngờ đây là những nguyên nhân nhiễm nấm. Xét nghiệm máu còn được chỉ định để phát hiện sự phát triển của nấm candida trong máu giúp chẩn đoán nhiễm nấm candida toàn thân.

 Nội soi thực quản: Được chỉ định để chẩn đoán viêm thực quản nghi ngờ do nhiễm nấm Candida. Có thể kết hợp nội soi và lấy mẫu mô từ vùng bị tổn thương mang đi xét nghiệm

Điều trị nhiễm trùng nấm Candida

Khi bị nhiễm trùng nấm candida, có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để được thăm khám và điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí với các phương pháp hiện đại như:

Liệu pháp CRS tiên tiến

Áp dụng với những trường hợp nhiễm trùng âm đạo nhẹ. Liệu pháp này sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu. Cụ thể, chỉ định sử dụng thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt âm đạo, thuốc rửa phụ khoa… kết hợp với chiếu sóng ngắn, sóng viba hồng quang… để nâng cao hiệu quả thẩm thấu của thuốc, thúc đẩy tuần hoàn máu mang lại hiệu quả điều trị cao.

Phương pháp Oxygene (O3)

Phương pháp này sử dụng các ion oxy hoạt tính len lõi nhanh đến ổ bệnh và tiêu diệt vi khuẩn có hại. Đồng thời, ổn định và cân bằng môi trường tại âm đạo, ngăn không để bệnh tái phát.

Điều trị hiệu quả nấm âm đạo bằng phương pháp O3 tại Đa Khoa Hoàn Cầu

Ưu điểm của phương pháp Oxygene (O3)

Phương pháp có thiết kế đầu dò thông minh siêu nhỏ và mềm mại nên ít gây tổn thương đến cơ quan sinh dục.

♦ Thời gian điều trị nhanh chóng nhưng mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt chính xác tế bào viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tái phát.

♦ Ít đau, hạn chế chảy máu, giảm thiểu tổn thương đến tế bào lành.

♦ An toàn, ít độc hại cũng như hiếm khi để lại các tác dụng phụ.

Bên cạnh các phương pháp tiên tiến, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu còn mang đến môi trường y tế chất lượng tốt xứng đáng với tín nhiệm của người bệnh với các yếu tố:

 Quy tụ các bác sĩ chuyên khoa tận tâm và giàu kinh nghiệm, cẩn thận trong việc khám chữa bệnh.

 Mô hình khám bệnh khép kín “1 bệnh nhân – 1 chuyên gia” nên thông tin cá nhân được bảo mật chặt chẽ.

 Mức chi phí được đánh giá là hợp lý, khoản phí của từng hạng mục đều được liệt kê cụ thể và công khai rõ ràng.

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin về nhiễm trùng nấm Candida. Nếu người bệnh còn có thắc mắc cần được tư vấn riêng hoặc có nhu cầu đặt hẹn – lấy mã khám bệnh thì hãy click ngay khung chat online bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM