Việc chậm trễ một vài ngày của chu kỳ kinh nguyệt không phải là điều đáng lo đối với các bạn nữ. Tuy nhiên khi “nàng dâu” đến trễ nhiều ngày, kèm theo những biểu hiện khác thường của cơ thể, thì bạn phải tìm hiểu ngay nguyên nhân trễ kinh có thể là gì và làm sao để đưa chu kỳ kinh nguyệt ổn định trở lại.
Khi nào thì có thể nói là trễ kinh?
Hiện tượng trễ kinh, hay chậm kinh nguyệt, là một điều mà bất cứ bạn nữ nào cũng phải trải qua trong đời. Đa số chúng là biểu hiện bình thường của sinh lý chị em nếu thời gian trễ không quá dài và cơ thể vẫn không có gì bất ổn.
Một người nữ giới trong độ tuổi sinh sản có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 28 – 32 ngày, đôi khi ít hoặc nhiều hơn tùy người. Việc trễ kinh được xác định dựa trên chu kỳ thường thấy của cụ thể từng người, và ngày đèn đỏ đến chậm 3 – 5 ngày trở lên sẽ không còn là điều đơn giản. Đặc biệt là khi nó xảy ra liên tiếp nhiều tháng.
Tổng hợp những nguyên nhân gây trễ kinh
Chậm kinh nguyệt có thể do một trong những thủ phạm sau đây:
► Rối loạn nội tiết tố
Căng thẳng, lo lắng, stress kéo dài hay chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không đảm bảo sẽ làm mất đi sự cần bằng hormone tiết tố nữ, gây hiện tượng chậm kinh ở chị em. Bên cạnh đó, các bạn nữ mới dậy thì, sức khỏe sinh sản chưa ổn định và người ở giai đoạn tiền mãn kinh, chức năng này cũng dần rối loạn, gây chậm kinh.
► Tăng, giảm cân đột ngột
Cân nặng cơ thể thay đổi một cách đột ngột cũng ảnh hưởng đến kinh nguyệt, mặc dù đôi khi bạn không để ý. Và việc quá thiếu hoặc thừa cân cũng chi phối quá trình rụng trứng đáng kể. Các bạn nữ kiểm soát tốt cân nặng của mình để ổn định sức khỏe sinh sản bằng cách có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học.
► Ảnh hưởng của thực phẩm
Rượu, bia, thuốc lá, cà phê hay một số loại thực phẩm đồ ăn thức uống chứa cồn, chất kích thích,… là một trong số những lý do khiến kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Các thực phẩm này làm giảm đáng kể lượng nội tiết tố, hormone nữ giới của chị em khiến ngày kinh đến trễ là điều dễ hiểu.
► Mang thai
Đối với chị em phụ nữ, việc trễ kinh nhiều ngày có nguyên nhân phổ biến là mang thai, tỉ lệ là 60%. Nếu bạn còn thấy cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đi tiểu nhiều lần, đau vùng hông, đau bụng râm ran,… thì gần như suy luận này là đúng. Lúc đó hãy thử que và đi khám để biết chính xác mình có mang thai không nhé.
► Ảnh hưởng của thuốc
Thuốc tránh thai, phá thai hoặc một số loại thuốc điều trị khác có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Một số triệu chứng kèm theo: đau bụng dưới, buồn nôn, ngực căng đau tức,… Trường hợp này chúng ta không cần quá lo lắng nếu đã biết nguyên nhân là như vậy.
► Mãn kinh sớm
Phụ nữ trước 40 tuổi nhưng có biểu hiện mãn kinh thì được coi là sớm và nó không phải hiện tượng sinh lý bình thường mà có thể là bệnh lý suy buồng trứng. Nó làm mất đi lượng hormone lớn gây tình trạng chậm kinh. Đối với trường hợp này thì chị em không nên chủ quan mà hãy đi khám để cải thiện sức khỏe.
► Do bệnh lý
Các căn bệnh phụ khoa gây rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tình trạng sinh lý của chị em phụ nữ. Đôi khi chúng có những triệu chứng tương tự nhau mà chị em có thể nhầm lẫn không phân biệt rõ được. Chỉ có cách đến cơ sở y khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác, có hướng điều trị hiệu quả.
Một số bệnh lý phụ khoa gây chậm kinh và triệu chứng nhận biết
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Triệu chứng:
- Khí hư bất thường, ra nhiều và có mùi hôi lẫn máu hoặc mủ
- Kinh nguyệt bất thường về chu kỳ và lượng máu kinh
- Xuất huyết âm đạo và đau rát khi quan hệ hoặc đi tiểu
- Bụng dưới đau âm ỉ, phần eo cũng có những cơn đau, gò
- Tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, đôi khi có lẫn máu
Viêm buồng trứng
Triệu chứng:
+ Kinh nguyệt bị rối loạn, đến chậm hoặc quá sớm, ra nhiều, có mùi hôi
+ Sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đau bụng, đau mỏi thắt lưng, hạ vị
+ Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, thần kinh căng thẳng, áp lực, ngủ không ngon
+ Đau mỏi xương chậu, đau không dứt khi đã hết những ngày hành kinh
+ Khí hư có mùi hôi, màu trắng đục, vàng hoặc kèm theo máu
U xơ tử cung
Triệu chứng:
- Kinh nguyệt rối loạn, đau bụng trong kỳ kinh, bụng nặng nề
- Khối u nằm dưới niêm mạc tử cung gây tình trạng rong kinh
- Xuất huyết bất thường ở tử cung, tái bón, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
- Đau lưng do khối u đã lớn chèn bào dây thần kinh cột sống
Khám và điều trị chậm kinh như thế nào?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu, muốn cải thiện tình trạng kinh nguyệt bị trễ, chị em cần được điều trị nguyên nhân gây ra nó. Mà làm sao để biết được thủ phạm khiến kinh nguyệt chị em bị rối loạn?
Câu trả lời là bạn phải đi khám tại cơ sở y khoa chuyên nghiệp. Các chị em không nên tự ý thực hiện những phương pháp dân gian truyền miệng tại nhà mà chưa được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Chúng có thể không mang lại hiệu quả gì mà lại gây ra tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm nữa đấy.
Ngoài việc đi khám để biết nguyên nhân gây chậm kinh cũng như được điều trị tốt thì chị em cũng nên thực hiện một số điều sau:
- Bổ sung Vitamin C, thực phẩm có tác dụng điều hòa kinh nguyệt vào thực đơn
- Tắm nước ấm, có thể kết hợp thêm tinh dầu để thư giãn cơ thể và tinh thần
- Hạn chế các loại thuốc tránh thai nếu cơ thể bạn không tương thích với chúng
- Thường xuyên thực hiện những động tác thể dục nhẹ nhàng để lưu thông máu
Bạn còn thắc mắc gì ngoài nguyên nhân trễ kinh mà chúng ta vừa tham khảo? Đừng ngần ngại nhấp vào bảng tư vấn để được chuyên gia giải đáp ngay bây giờ nhé.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM