Thu gọn danh mục

Nếu gặp tình trạng tiểu buốt ra máu có mủ có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một bệnh lý nào đó thuộc đường sinh dục hoặc tiết niệu. Dưới đây là các nguyên nhân cụ thể và triệu chứng để bạn sớm nhận biết và đi kiểm tra.

TIỂU BUỐT RA MÁU CÓ MỦ CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Đi tiểu buốt ra máu có mủ ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý cho người bệnh bởi cảm giác mệt mỏi, khó chịu,... tình trạng này có thể gặp ở cả nam và nữ, nhưng gặp nhiều ở những đối tượng quan hệ không an toàn hay có vấn đề về đường tiết niệu. Bệnh nhân có thể nhận biết qua các dấu hiệu phổ biến như:

+ Cảm giác đau buốt nhói mỗi khi đi tiểu

+ Trong nước tiểu có lẫn mủ/máu hoặc đối với nam giới thì mủ từ lỗ sáo ở đầu dương vật chảy ra.

+ Thời gian đầu mủ vẫn còn loãng, dần dần thì mủ đặc hơn, màu trắng, xanh, vàng, nâu,...

+ Một số người có thể bị sốt, mệt mỏi, xanh xao, giảm ham muốn.

NGUYÊN NHÂN CỤ THỂ KHIẾN BỊ TIỂU BUỐT RA MÁU CÓ MỦ

Phần lớn nguyên nhân khiến nhiều người bị tiểu buốt ra máu có mủ đều xuất phát từ bệnh lý, cụ thể như là:

Tiểu buốt ra máu có mủ do bệnh lậu

Lậu là một bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn và rất nguy hiểm do virus Neisseria gonorrhoeae gây nên. Biểu hiện của bệnh lậu bao gồm:

+ Đối với nam: Đau buốt, chảy mủ ở lỗ sáo hoặc nước tiểu có mủ khi đi tiểu xong. Thời điểm chảy mủ thường là vào buổi sáng ngủ dậy. Bên cạnh đó đau dương vật khi quan hệ, nổi mụn li ti ở bao quy đầu, tiểu nhiều, tiểu ra máu,...

+ Đối với nữ: Các biểu hiện giống với nam như là tiểu buốt ra máu, sốt nhẹ, đau khi quan hệ. Dấu hiệu riêng đó là chảy dịch âm đạo giống như mủ,...

Tiểu buốt ra máu có mủ do viêm niệu đạo

Các vi khuẩn khiến người bệnh bị viêm niệu đạo chủ yếu là E.coli, Herpes simplex (HSV-1 và HSV-2), vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae,... Khi bị viêm niệu đạo, bệnh nhân sẽ cảm thấy các triệu chứng đó là đau khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu buốt, ngứa niệu đạo, tiểu ra máu hoặc ra mủ ở cuối bãi, đau bụng dưới hoặc đau lưng.

Tiểu buốt ra máu có mủ do bệnh về bàng quang

Có thể kể như là: viêm bàng quang, sỏi bàng quang,... đối với viêm bàng quang thì vi khuẩn E.coli cũng chính là “thủ phạm gây ra, còn sỏi bàng quang được hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu, từ đó kết tủa lại thành các hạt sỏi. Hai bệnh có những dấu hiệu nhận biết như: tiểu ra máu hoặc mủ, nước tiểu đục và có mùi tanh, sốt nhẹ, đau vùng bụng dưới,...

Viêm áp xe tuyến tiền liệt cũng khiến tiểu buốt ra máu có mủ

Các triệu chứng của bệnh này có thể kể đến như là: tiểu khó, tiểu buốt rắt, tiểu thường xuyên, mệt mỏi và sốt cao, dòng tiểu nóng thậm chí là đau khi xuất tinh.

Ngoài các bệnh lý phổ biến trên thì các nguyên nhân khác khiến bạn tiểu buốt lẫn máu mủ như quan hệ thô bạo, không dùng biện pháp bảo vệ, mang đồ lót chậc chội, dị ứng với dung dịch vệ sinh vùng kín,...

TIỂU BUỐT RA MÁU CÓ MỦ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh nhân đừng nên xem thường hiện tượng tiểu buốt ra máu có mủ, bởi phần lớn chúng đều do các bệnh lý nguy hiểm gây nên. Do đó, nếu không có hướng chữa trị sớm, bệnh nhân sẽ đối mặt với:

+ Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: không điều trị, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội tấn công các cơ quan sinh dục khác dẫn tới nhiễm trùng, vô sinh, hiếm muộn hoặc khó có con.

+ Suy giảm ham muốn tình dục: mỗi lần quan hệ bệnh nhân lại thấy đau, cảm thấy sợ và ám ảnh, từ đó không muốn quan hệ tình dục, gây cảm giác chán nản cho bạn tình.

+ Tâm lý bất ổn: bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, lo lắng nhưng do đây là bệnh nhạy cảm nên ngại chia sẻ, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý.

+ Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn: viêm nhiễm lan rộng tạo nên nhiều bệnh khác như viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, suy thận, giang mai,...

ĐIỀU TRỊ TIỂU BUỐT RA MÁU CÓ MỦ NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh nhân khi gặp hiện tượng này cần nên khám, xét nghiệm để biết chính xác nguyên nhân và mức độ, từ đó bác sĩ mới kết luận và có hướng điều trị phù hợp. Thường thì các phương pháp điều trị sẽ bao gồm:

- Sử dụng kháng sinh theo đường tiêm hoặc uống với công dụng giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm, đau rát, hạn chế sự phát triển và lan rộng của bệnh. Thuốc sẽ được chỉ định khi viêm nhiễm nhẹ, đồng thời bệnh nhân tuân thủ chế độ phòng bệnh để tình trạng được cải thiện.

- Điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như là: phương pháp DHA (chữa lậu, viêm tuyến tiền liệt); kỹ thuật CRS (chữa viêm nhiễm cơ quan sinh dục, diệt khuẩn); phương pháp xâm lấn kỹ thuật Hàn Quốc (cắt bao quy đầu trong trường hợp bao quy đầu dài hẹp bất thường gây bệnh).

Các lưu ý khi điều trị đi tiểu buốt có máu và mủ

+ Tuân thủ điều trị, không được bỏ dở liệu trình

+ Tái khám lại theo đúng chỉ định của bác sĩ

+ Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy, vệ sinh sạch sẽ.

+ Không dùng chung đồ cá nhân với người khác.

+ Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.

Nếu bạn đang có nhu cầu được thăm khám và tư vấn về tình trạng tiểu buốt ra máu có mủ từ các bác sĩ chuyên nam khoa TPHCM, chỉ cần nhấp vào Bảng Chat bên dưới. Đội ngũ bác sĩ đến từ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu sẽ hỗ trợ, đồng thời cấp mã số ưu tiên nếu bạn muốn điều trị tại đây.

Đa Khoa Hoàn Cầu đã điều trị thành công cho nhiều bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục, tiểu buốt ra máu mủ bất thường,... được đánh giá cao về dịch vụ và máy móc, đồng thời các bác sĩ có chuyên môn nhiệt tình, chi phí khá phù hợp để bạn tham khảo. Hãy đặt hẹn ngay để nhận được nhiều ưu tiên hấp dẫn.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM