Thu gọn danh mục

Hiện nay tình trạng căng cơ cổ vai gáy xảy ra khá nhiều, có thể xuất phát từ thói quen vận động, sinh hoạt, tính chất công việc… và nguy hiểm hơn là xuất phát từ những bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân căng cơ cổ vai gáy và cách khắc phục nhanh khỏi được các chuyên gia Cơ xương khớp chia sẻ dưới đây.

CÁC BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT CĂNG CƠ CỔ VAI GÁY

Theo các chuyên gia Y tế, căng cơ cổ vai gáy được nhận biết thông qua những triệu chứng sau đây:

- Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng cổ, vai gáy và có thể lan xuống cánh tay hoặc lan lên thái dương

- Cảm giác đau nhức nhối rất khó chịu, đôi khi bị tê rần và nhói lên như điện giật; đôi khi chỉ cần đi lại hoặc nằm nghiêng một bên đã thấy đau.

- Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi thức dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc, căng thẳng, thời tiết thay đổi…

- Đau có tính chất cơ học: Đau tăng khi làm việc, vận động; ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

- Một số trường hợp đau kèm theo co cứng cơ; tê tay; nặng hơn là yếu cơ, không thể vươn tay qua vai…

- Trường hợp đau mãn tính có thể đi kèm với các triệu chứng như: chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn…

NGUYÊN NHÂN CĂNG CƠ CỔ VAI GÁY THƯỜNG GẶP

Việc xác định được nguyên nhân gây căng cơ cổ vai gáy có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị, loại bỏ được các yếu tố căn nguyên gây bệnh. Theo đó, thông qua quá trình thăm khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân thì các chuyên gia đã tổng hợp lại những nguyên nhân gây căng cơ cổ vai gáy thường gặp bao gồm:

Hoạt động, vận động sai tư thế

Cột sống cổ thực hiện chức năng nâng đỡ phần đầu, do đó các hoạt động sai tư thế ở khu vực đầu-cổ đều có thể dẫn đến căng cơ cổ vai gáy và gây đau nhức. Thường gặp có thể kể đến là: gối đầu quá cao, nằm nghiêng co quắp, ngủ gục mặt xuống bàn, ngồi lâu ở một tư thế, dựa đầu vào ghế, đột ngột quay cổ mạnh, vươn tay lên quá tầm…

Tất cả những hành động này khiến trục sinh lý của cột sống cổ bị thay đổi, gây nhức mỏi; các cơ vùng cổ-vai gáy bị giãn ra hoặc chịu áp lực tì đè quá mức; thậm chí gây thiếu máu nuôi dưỡng hoặc thiếu oxy lên não gây đau nhức.

Chấn thương vùng cổ - vai gáy

Chấn thương vùng cổ vai gáy rất thường gặp trong đời sống hằng ngày, có thể là do các chấn thương khi bị tan nạn giao thông, tai nạn khi chơi thể thao hoặc làm việc… dẫn đến phần xương cổ, phần mềm hoặc các dây chằng vùng vai chịu tác động, gây đau cấp tính, cứng cơ, sưng nhức hoặc bầm tím.

Mang vác nặng gây căng cơ cổ vai gáy

Việc cố gắng để mang vác vật nặng trên vai, bưng bê đồ nặng hoặc xách đồ nặng… lúc này cánh tay hoặc khớp vai phải chịu lực lớn, gây đau mỏi, căng cơ hoặc trật khớp có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, một số người có thói quen đeo giỏ một bên; đeo túi đeo chéo lệch sang một vai… cũng vô tình tạo áp lực lên cổ, vai, lưng ở một bên. Điều này lặp lại lâu dài khiến cột sống bị lệch sang một bên; thường xuyên bị trẹo cổ, đau vai gáy, thậm chí là gù lưng.

Căng cơ cổ vai gáy do bệnh lý

Theo thống kê cho thấy, có đến 60% các trường hợp thường xuyên bị căng cơ cổ vai gáy xuất phát từ các bệnh lý về cơ xương khớp. Thường gặp là:

- Thoái hóa cột sống cổ: Sự mài mòn của xương khớp, hình thành các gai xương gây chèn ép vào các dây thần kinh ở cổ, gây cảm giác đau mỏi, cứng cổ, dễ bị trẹo cổ… là khi mới ngủ dậy.

- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Khi đĩa đệm lệch khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép vào rễ thần kinh xung quanh gây đau mỏi cổ-vai gáy; cản trở oxy lên não gây chóng mặt, đau đầu sau…

- Bệnh lý khớp vai: Các bệnh lý ở khu vực khớp vai như trật khớp vai, thoái hóa khớp vai, viêm bao khớp vai, dính khớp bả vai… là nguyên nhân thường gặp gây căng cơ vùng cổ vai gáy.

- Bệnh lý thần kinh: Bệnh nhân bị viêm dây thần kinh, chèn ép dây thần kinh chi phối vùng vai, cổ… Hoặc các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo căng, giãn quá mức cũng dẫn đến căng cơ.

- Loãng xương: Thường xuyên bị căng cơ cổ vai gáy cũng có thể do loãng xương, xương giòn yếu gây nên. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh nhân cần lưu ý thăm khám kịp thời.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Người bệnh bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin, canxi, sắt… khiến cho các dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu, dẫn đến tê bì, mệt mỏi, xương khớp dễ tổn thương.

Nguyên nhân khác gây căng cơ cổ vai gáy

+ Bị nhiễm lạnh đột ngột khiến các cơ bị gián đoạn cung cấp oxy, thiếu máu cục bộ ở các cơ. Thường gặp ở bệnh nhan dầm mưa, tắm khuya, ngồi lâu trong phòng máy lạnh…

+ Người thường xuyên hút thuốc lá, căng thẳng, lo âu hoặc bị stress trong thời gian dài.

LÀM SAO ĐỀ ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA CĂNG CƠ CỔ VAI GÁY

Theo như các phân tích trên có thể thấy được, căng cơ cổ vai gáy phần lớn xuất phát từ các bệnh lý cơ xương khớp, ảnh hưởng đến cơ, xương, dây chằng ở vai.

Tuy nhiên, nhiều người khi gặp tình trạng này đã chủ quan, tìm cách giảm đau bằng cách như: uống thuốc giảm đau, dán cao dán, xoa bóp… Và rất nhiều trong số đó đã tìm đến bác sĩ trong tình trạng đau nặng, triệu chứng chuyển biến nghiêm trọng như sưng nhức, phù nề, không thể làm việc được. Thậm chí có những trường hợp “lờn thuốc” và gặp phải tác dụng phụ như là: viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận…

Do đó, các chuyên gia khuyên người bệnh tuyệt đối không được tự ý khắc phục chứng đau nhức, hoặc căng cơ vai gáy tại nhà. Thay vào đó, cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị bằng phương pháp phù hợp.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thương thì bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng, kết hợp với các chẩn đoán hiện đại như đo điện cơ, chụp X-Quang cột sống cổ, chụp cộng hưởng từ cột sống cổ (chụp MRI)

Điều trị

Việc điều trị tình trạng căng cơ cổ vai gáy đòi hỏi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mới có thể chấm dứt tình trạng này, ngăn ngừa tái phát. Theo đó, tùy nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể điều trị kết hợp các phương pháp sau:

● Dao châm He-Ne

● Châm cứu

● Xoa bóp - Bấm huyệt

● Chiếu tia hồng quang

● Chiếu sóng vi ba

● Vi sóng, từ trường, sóng xung kích, chiếu tia tử ngoại tại chỗ

● Điện phân dẫn thuốc

● Nắn chỉnh xương khớp

Phòng ngừa

Ngồi làm đúng tư thế, không ngã nghiêng hoặc tự đầu xiên vẹo

- Không nên gắng sức khuân vác đồ nặng, xách đồ/đeo cặp chéo lệch một bên vai

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao vừa sức để hệ xương khớp khỏe mạnh

- Khi có dấu hiệu đau, nhức mỏi xương khớp bất thường cần chủ động thăm khám

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày

Liên Hệ Ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Xương Khớp An Toàn, Uy Tín TPHCM

• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM

• Hotline: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng căng cơ cổ vai gáy cũng như các biện pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Nếu có bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn hoặc có nhu cầu đặt lịch hẹn khám trước, hãy Nhấn vào Bảng Chat để được chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu hỗ trợ tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM