Thu gọn danh mục

Nhiễm HPV là điều không ai mong muốn, đặc biệt là người phụ nữ có bầu hoặc đang trong thời gian phải cho con bú. Chị em lo lắng gửi câu hỏi về chuyên gia Hoàn Cầu: mẹ bị nhiễm HPV có thể cho con bú được không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tham khảo câu trả lời từ các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội để hiểu rõ về vấn đề được đặt ra.

HPV LÀ GÌ? BỊ NHIỄM HPV CÓ SAO KHÔNG?

Người bình thường khỏe mạnh khi bị nhiễm HPV thì có thể điều trị đơn giản nếu phát hiện sớm.Tuy nhiên phụ nữ cho con bú cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng. Trước tiên, hãy tìm hiểu về HPV.

HPV là bệnh gì?

HPV – Human Papilloma Virus – là một loại virus gây u nhú ở người. Đây là tác nhân chínhlây truyền các bệnh qua đường tình dục. Có nhiều loại virus HPV khác nhau, trong đó một số chủng chỉ sinh ra mụn nhọt ở hậu môn và bộ phận sinh dục. Căn bệnh xã hội điển hình gây nên bởi HPV là sùi mào gà.

Tùy vào chủng gây bệnh mà virus HPV xâm nhập vào bệnh nhân có thể xuất hiện hoặc không có bất cứ biểu hiện nào. Bạn có thể bị nhiễm HPV qua đường miệng, hậu môn, âm đạo. Nhiều trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm HPV có triệu chứng bất thường sau thời gian lâu, hoặc không chính xác vào thời điểm nào.

HPV có nguy hiểm không? Có gây ung thư không?

Thông thường HPV gây mụn nhọt, u nhú ở người bệnh và nó có thể tự khỏi mà không để lại biến chứng. Tuy nhiên, không nên chủ quan với các chủng HPV nguy hiểm, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ ung thư, nổi bật là ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn cũng cần đặc biệt lưu ý.

Hiện tại, các báo cáo cho thấy, không có cách nào để biết một người bị nhiễm HPV có biến chuyển thành ung thư hay không. HPV cũng khó để bị tiêu diệt hoàn toàn nếu không có sự can thiệp của đội ngũ chuyên gia lành nghề và công nghệ chữa bệnh tiên tiến.

MẸ BỊ NHIỄM HPV CÓ THỂ CHO CON BÚ ĐƯỢC KHÔNG?

HPV gây bệnh sùi mào gà rất phổ biến, bệnh này có những con đường lây truyền giống như HIV. Đó là lây từ mẹ sang con, lây qua đường tình dục và lây bằng đường máu. Vậy nếu người phụ nữ bị nhiễm HPV sùi mào gà thì có cho con bú được không?

Phân tích các con đường lây nhiễm HPV

Các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chỉ ra cụ thể các con đường lây nhiễm HPV bao gồm:

+ Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm: Quan hệ không dùng biện pháp phòng tránh (bao cao su), quan hệ với nhiều người hoặc với người có lối sống tình dục phóng khoáng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm HPV.

+ Lây qua đường máu: Nếu tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bị nhiễm HPV thì bạn cũng dễ dàng bị lây nhiễm. Bên cạnh đó, nguy cơ cũng khá cao đối với việc dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, đặc biệt là kim tiêm.

+ Lây truyền từ mẹ sang con: Khi mang thai, người mẹ bị nhiễm HPV thì khả năng lây cho em bé trong bụng gần như là hoàn toàn. Lúc này virus HPV thông qua dây rốn, nhau thai, chạy đến bào thai và khiến em bé bị HPV bẩm sinh.

Như vậy thì, lúc mang thai, người mẹ sẽ lây nhiễm HPV cho đứa trẻ. Vậy còn trường hợp sinh con ra rồi mới khởi phát sùi mào gà thì sao?

Bị sùi mào gà cho con bú có sao không?

Các chuyên gia lý giải rằng HPV có trong máu của người bệnh, không xuất hiện trong dòng sữa mẹ. Tuy nhiên để cho an toàn thì chị em không nên cho con bú trong giai đoạn khởi phát bệnh và cơ thể có các nốt mụn, sùi.

Bởi vì trong lúc bú mẹ, em bé có thể cắn mạnh làm chảy máu vùng ngực, virus dễ dàng theo đó xâm nhập qua. Ngoài ra, các nốt sùi nhiều khi xuất hiện ở quanh ngực, sự cọ xát của miệng em bé tại đó có thể làm tổn thương chúng và gây tiết dịch. Chất dịch chứa HPV nhanh chóng tấn công em bé bởi làn da non, mỏng manh và dễ trầy xước.

Người mẹ nên tạm thời ngưng cho con bú, đi khám để được bác sĩ điều trị và tư vấn đầy đủ hơn. Cho đến khi hồi phục và được khẳng định đã đảm bảo điều kiện cho con bú thì chị em có thể yên tâm.

Sau sinh phát hiện bị sùi mào gà, phải làm sao?

Nếu sinh con xong, bạn phát hiện mình bị sùi mào gà, thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trước đó rồi. Vì virus này ủ bệnh khá lâu, triệu chứng lúc có lúc không, hoặc chưa rõ rệt. Để đảm bảo, cả bạn và bé đều cần đến ngay cơ sở y tế chuyên nghiệp để khám, điều trị kịp thời.

Chị em tuyệt đối không nên chần chừ hay e ngại, để tình trạng nặng rồi mới đi khám. Đối với trẻ sơ sinh thì càng phải thận trọng bởi hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện, khó chống đỡ với bệnh. Bên cạnh đó, cả người chồng của bạn cũng phải được khám để tầm soát bệnh tốt.

Bị nhiễm HPV có thể cho con bú được không và cách xử lý như thế nào, chị em đã phần nào giải đáp được. Sùi mào gà là một căn bệnh phổ biến với các triệu chứng khó nói, nhưng không nên vì thế mà bạn im lặng để vấn đề ngày càng nghiêm trọng. Hãy nhanh chóng đến bác sĩ, khám và điều trị sớm , đảm bảo an toàn cho mình và con nhỏ.

Nếu chị em e ngại, có thể chat trực tuyến với chuyên gia tại khung chat dưới đây và nhận mã khám ưu tiên nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM