Thu gọn danh mục

Không có kinh nguyệt, mất kinh nguyệt hay vô kinh là một trong những hiện tượng thường gặp ở nữ giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Hiện tượng mất kinh nguyệt sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy cụ thể không có kinh nguyệt theo y học là gì, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả là gì. Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẽ từ các bác sĩ chuyên khoa đến từ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu giúp bạn hiệu rõ hơn về vấn đề này.

Không có kinh nguyệt là gì?

Không có kinh nguyệt (mất kinh nguyệt) là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt ở người phụ nữ. Nhìn chung, chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều khác nhau vì nó phụ thuộc vào cơ địa, cấu trúc buồng trứng và tử cung. Thông thường, vô kinh có thể xảy ra đối với những phụ nữ không có kinh nguyệt với ít 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp và những cô gái đã đến tuổi dậy thì nhưng mà không có xuất hiện kinh nguyệt.

Có hai loại vô kinh gồm:

♦ Vô kinh nguyên phát xuất hiện ở những cô gái ở độ tuổi 15-16, đến thời kì dậy thì nhưng vẫn không có kinh nguyệt.

♦ Vô kinh thứ phát là tình trạng người phụ nữ đã có chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước đó, nhưng đột nhiên lại bị mất kinh. Thời gian được tính là vô kinh thứ phát đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều là 3 tháng, còn ở người có kinh nguyệt không đều là khoảng 6 tháng.

Nguyên nhân của hiện tượng mất kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bị chi phối bởi một phức hợp các hormon gồm các tuyến nhỏ bên trong não như tuyến dưới đồi, tuyến yên estrogen và progesterone của buồng trứng,..vì thế, khi có bất kỳ một vấn đề bất thường nào xảy ra trong quá trình này sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất kinh.

Mất kinh tự nhiên: mang thai, cho con bú, mãn kinh

♦ Thuốc tránh thai: Ở một số người dùng thuốc tránh thai có thể xảy ra hiện tượng mất kinh nguyệt ngay cả sau khi ngừng thuốc tránh thai, họ vẫn có thể mất một thời gian trước khi rụng trứng thường xuyên và kinh nguyệt có trở lại. Thuốc tránh thai bằng đường tiêm hoặc cấy cũng có thể gây vô kinh.

♦ Tác dụng của thuốc: Một số loại thuốc có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt ngừng lại, bao gồm như: thuốc chống loạn thần, hóa trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, thuốc dị ứng

Yếu tố lối sống dẫn đến không có kinh nguyệt

♦ Trọng lượng cơ thể thấp: Trọng lượng cơ thể quá thấp - khoảng 10% dưới trọng lượng bình thường, làm gián đoạn các chức năng nội tiết tố trong cơ thể. Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, như chán ăn hoặc chứng cuồng ăn có thể gây mất kinh nguyệt vì những thay đổi nội tiết tố bất thường này.

♦ Tập luyện quá sức: Phụ nữ tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải vận động nhiều như múa ba lê, có thể thấy chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị gián đoạn.

♦ Stress: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của vùng dưới đồi - một khu vực trong não kiểm soát các hormone giúp đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được diễn ra bình thường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt, tuy nhiên chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định lại sau khi căng thẳng của bạn giảm đi.

Mất cân bằng hormon

♦ Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) làm cho mức độ hormone tương đối cao và duy trì, thay vì mức độ dao động thường thấy trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

♦ Suy tuyến giáp: Một tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc hoạt động kém (suy giáp) có thể gây ra bất thường về kinh nguyệt, như vô kinh.

♦ Khối u tuyến yên: Một khối u (lành tính) trong tuyến yên của phụ nữ cũng có ảnh hưởng đến sự điều hòa nội tiết tố của kinh nguyệt.

♦ Mãn kinh sớm: Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu vào khoảng 50 tuổi. Nhưng đối với một số phụ nữ, qua trình này có thể đến sớm hơn.

Vấn đề cấu trúc tử cung

♦ Sẹo tử cung: Hội chứng Asherman, tình trạng mô sẹo tích tụ trong niêm mạc tử cung, có thể xảy ra sau khi nạo thai, mổ lấy thai hoặc điều trị u xơ tử cung. Các vết sẹo có thể ngăn ngừa sự tích tụ và bong ra bình thường của niêm mạc tử cung.

♦ Cơ quan sinh sản không phát triển đầy đủ: Đôi khi các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển của thai nhi dẫn đến việc cơ thể bị khiếm khuyết các phần trong hệ thống sinh sản, chẳng hạn như tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo, từ đó hệ thống sinh sản không phát triển bình thường nên không thể có chu kỳ kinh nguyệt.

♦ Cấu trúc bất thường của âm đạo: Sự tắc nghẽn bên trong âm đạo có thể ngăn chảy máu kinh nguyệt hoặc một màng trong âm đạo ngăn dòng chảy của máu từ tử cung và cổ tử cung ra bên ngoài.

♦ Các yếu tố rủi ro: Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ vô kinh của phụ nữ như:

♦ Lịch sử gia đình: Nếu những người phụ nữ khác trong gia đình đã bị qua tình trạng vô kinh bất thường, bạn có thể cũng sẽ dễ mắc phải điều này.

Triệu chứng của hiện tượng vô kinh

Dấu hiệu chính của hiện tượng vô kinh là không có kinh nguyệt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh, người phụ nữ có thể gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác cùng với việc không có kinh nguyệt như:

+ Tiết dịch núm vú

Rụng tóc

Đau đầu

Thay đổi tầm nhìn

Đau vùng xương chậu

Mụn

Điều trị không có kinh nguyệt như thế nào hiệu quả?

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau:

 Thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone khác có thể ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt

 Trong trường hợp vô kinh do bẩm sinh, người bệnh có thể được chỉ định kê thuốc đặc trị, thậm chí có thể cần phải phẫu thuật

 Vô kinh do hội chứng buồng trứng đa nang cần giảm cân bằng lại chế độ ăn uống và tập thể dục. Các loại thuốc như metformin trị tiểu đường cũng có thể được chỉ định

Một số loại thuốc và các phương pháp ngoại khoa thường được chỉ định dùng cho vô kinh như:

 Phương pháp đốt điểm buồng trứng trong điều trị buồng trứng đa nang 

 Phẫu thuật loại bỏ mô sẹo trong tử cung

 Phẫu thuật loại bỏ khối u lành tính tuyến yên

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng vô kinh và tăng hiệu quả cho việc chữa trị, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như: Giữ cân nặng cân đối và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, không tập thể thao quá sức, khám sức khỏe định kỳ...

Từ những thông tin các chuyên gia đến từ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu vừa chia sẽ trên đây mong rằng sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về hiện tượng không có kinh nguyệt ở nữ giới, từ đó có sự chủ động hơn trong việc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc muốn được tư vấn thêm về tình trạng hiện tại bản thân, bạn đừng ngần ngại mà hãy gọi ngay đến số Hotline 028 3923 9999 hoặc Nhấn vào bảng chát các bác sĩ sẵn sàng lắng nghe, giải đáp và cho bạn lời khuyên tốt.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM