Khám sức khỏe sinh sản là việc làm rất cần thiết, đặc biệt là với những cặp đôi có ý định tiến tới hôn nhân. Nguyên nhân là vì tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày một tăng nhanh. Vậy khám sức khỏe sinh sản gồm khám những gì và khám ở đâu? Cùng tìm hiểu những vấn đề này cũng như lợi ích khi khám sức khỏe sinh sản qua bài viết sau để chủ động hơn trong việc thăm khám, giúp bảo vệ sức khỏe và chuẩn bị tốt hơn cho việc mang thai.
Nguyên nhân cần khám sức khỏe sinh sản
Hiện nay, tỷ lệ vô sinh có chiều hướng tăng nhanh ở cả nam giới và nữ giới, vì thế cả nam và nữ giới đều phải khám sức khỏe sinh sản định kỳ. Bởi vì, khám sức khỏe sinh sản định kì cũng như trước khi kết hôn mang lại nhiều lợi ích như:
Đối với nam giới và phụ nữ
♦ Trang bị đầy đủ kiến thức và chuẩn bị tâm lý cho cuộc sống của hai vợ chồng trong tương lai, giúp việc sinh hoạt tình dục diễn ra an toàn và đạt được khoái cảm.
♦ Trang bị kiến thức về kế hoạch sinh sản và các biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.
♦ Kiểm tra những bệnh lý về rối loạn di truyền, giúp phát hiện những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đồng thời giúp người mẹ có sự chuẩn bị chu đáo để mang thai an toàn.
♦ Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về cấu tạo cơ quan sinh sản sản có ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này. Bên cạnh đó, khám sức khỏe sinh sản còn phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Lậu, viêm gan B, HIV…
♦ Khám sức khỏe sinh còn được bác sĩ tư vấn về thói quen sinh hoạt tình dục lành mạnh, an toàn, trang bị đầy đủ kiến thức khi chuẩn bị mang thai. Đồng thời đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe sinh sản.
Khám sức khỏe sinh sản giúp bảo vệ sức khỏe của nam và nữ giới
Đối với sức khỏe thai nhi
♦ Khám sức khỏe sinh sản giúp phòng ngừa, phát hiện bệnh lý và dị tật bẩm sinh của thai nhi
♦ Đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé từ khi bắt đầu hình thành trong bụng mẹ, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật – dị tật cho cả mẹ và bé sau sinh.
Những thời điểm nên khám sức khỏe sinh sản
♦ Nam giới và phụ nữ nên khám sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn, để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân từ đó có biện pháp chăm sóc phù hợp.
♦ Đối với nhóm đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản thì nên đi khám sức khỏe sinh sản 1 – 2 lần/ năm. Đối tượng trên 40 tuổi nên khám sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần, vì độ tuổi này cơ quan sinh sản có nhiều biến đổi, đặc biệt là nữ giới.
♦ Nữ giới cần thăm khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng: khí hư ra nhiều, đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường… tránh để phát sinh biến chứng nguy hiểm hơn.
Khám sức khỏe sinh sản thường khám những gì?
Khám sức khỏe sinh sản định kì và trước khi kết hôn gồm: Khám sức khỏe tổng thể, khám sức khỏe sinh sản, sàng lọc gen di truyền với các hạng mục như:
Khám sức khỏe tổng thể
♦ Kiểm tra sức khỏe chung gồm: Cân nặng, chiều cao, thị lực, huyết áp, siêu âm bụng…
♦ Kiểm tra – xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Sùi mào gà, lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan B…
♦ Xem xét tiền sử bệnh lý của bệnh nhân: Trước đây đã từng mắc bệnh nào, đã từng phẫu thuật hay chưa; tiền sử mắc bệnh tim mạch, truyền nhiễm, tai nạn, chấn thương; môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại hay không…
♦ Kiểm tra bệnh truyền nhiễm: Sởi, thủy đậu, lao, rubella, cúm, sốt xuất huyết, viêm não, dịch tả, tiêu chảy…
♦ Thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như: Công thức máu, đường huyết, viêm gan siêu vi B, chức năng gan – thận, xét nghiệm phân tích nước tiểu, xét nghiệm HIV, đo điện tâm đồ, chụp X-Quang ngực phẳng…
Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khi khám sức khỏe sinh sản
Khám sức khỏe sinh sản
Khám sức khỏe sinh sản giúp phát hiện những bất thường về cấu tạo cơ quan sinh dục, đồng thời kiểm tra tình trạng viêm nhiễm cũng như bệnh lý lây qua đường tình dục
Khám sức khỏe sinh sản cho nam giới
♦ Khám cơ quan sinh dục: Khám tinh hoàn, siêu âm 2 bên tinh hoàn và những biểu hiện phát triển tính dục như xuất tinh, cương dương… để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới.
♦ Xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm FSH (Follicle Stimulating Hormone – kích noãn tế bào), xét nghiệm LH (Luteinizing Hormone Testosterone.
♦ Mục đích là để đánh giá khả năng sinh sản và khả năng thụ thai tự nhiên. Nếu tinh dịch có dấu hiệu bất thường nên điều trị ngay để tránh ảnh hưởng cuộc sống và sức khỏe sinh sản về sau.
Khám sức khỏe sinh sản cho nữ giới
♦ Khám bộ phận sinh dục để phát hiện tình trạng viêm nhiễm, bất thường hay dị dạng (nếu có) để điều trị kịp thời.
♦ Siêu âm tử cung và buồng trứng để kịp thời phát hiện những bệnh thường gặp ở nữ giới như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng…
♦ Siêu âm tuyến vú 2 bên để tầm soát ung thư vú
Sàng lọc gen di truyền
♦ Sàng lọc gen được thực hiện khi gia đình nam giới hoặc nữ giới có tiền sử mắc bệnh liên quan đến dị tật, bệnh di truyền, tâm thần, chậm phát triển thần kinh…
♦ Việc sàng lọc bao gồm kiểm tra mã gen, bộ nhiễm sắc thể mục đích là xác nhận bản thân là người bình thường mang gen bệnh di truyền hay không.
♦ Ngoài ra, sàng lọc gen di truyền còn giúp phát hiện những yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi sau này, từ đó có biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt.
♦ Nếu chuẩn bị kết hôn và có ý định sinh con, các cặp đôi có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như: Cúm, quai bị, thủy đậu, sởi, Rubella…
Những lưu ý cần ghi nhớ trước khi khám sức khỏe sinh sản
Uống nhiều nước để giúp việc siêu âm dễ dàng và chính xác hơn
Để quá trình khám sức khỏe sinh sản diễn ra nhanh chóng, an toàn thì cần lưu ý những điều sau:
♦ Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân khi đến khám sức khỏe sinh sản.
♦ Xét nghiễm mỡ máu, đường máu… cần nhịn đói 10 tiếng trước khi thực hiện. Do đó thời điểm lấy máu tốt là buổi sáng khi chưa ăn gì.
♦ Uống nhiều nước và nhịn tiểu khi tiến hành siêu âm bụng và tuyến tiền liệt… vì bàng quang đầy nước sẽ giúp việc siêu âm dễ dàng và chính xác hơn.
♦ Nữ giới không nên khám sức khỏe sinh sản khi hành kinh, trước khi thăm khám không quan hệ tình dục.
♦ Mặc quần áo thoải mái khi đến thăm khám, giúp vận động và di chuyển dễ dàng hơn.
♦ Trước khi thăm khám vào buổi sáng, người bệnh tiểu đường không nên sử dụng thuốc hoặc insulin, người bệnh tim mạch/ cao huyết áp vẫn có thể dùng thuốc như bình thường.
♦ Không sử dụng chất kích thích, bia rượu… trước khi khám sức khỏe sinh sản.
Địa chỉ khám sức khỏe sinh sản uy tín tại TPHCM
Nam giới và nữ giới, những cặp đôi chuẩn bị kết hôn đặc biệt là có dự định sinh con ngay thì nên khám sức khỏe sinh sản 3 – 6 tháng trước khi cưới, để đảm bảo sức khỏe cho việc sinh con sau này.
Khi có nhu cầu khám sức khỏe sinh sản, mọi người có thể đến khoa Phụ sản – khoa Nam học của các bệnh viện hoặc một số trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Khám sức khỏe sinh sản chính xác tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu
Ngoài ra, các cặp đôi cũng có thể khám sức khỏe sinh sản tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Phòng khám chúng tôi được đánh giá là địa chỉ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín tại TPHCM với nhiều ưu điểm như:
► Cơ sở vật chất khang trang, môi trường thoáng mát – sạch sẽ và đầy đủ tiện ích.
► Công tác kiểm tra, thăm khám và xét nghiệm được thực hiện bằng hệ thống trang thiết bị hiện đại, giúp mang lại kết quả chuẩn xác.
► Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tư vấn và chỉ định điều trị khi phát hiện vấn đề bất thường, giúp các cặp đôi có sự chuẩn bị đầy đủ và kĩ càng hơn.
► Quy trình khám sức khỏe sinh sản khép kín với “1 bệnh nhân – 1 bác sĩ” giúp bảo mật thông tin cá nhân cũng như bệnh án, không rò rỉ thông tin ra bên ngoài.
► Chi phí thăm khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản hợp lý, được công khai rõ ràng.
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc khám sức khỏe sinh sản gồm khám những gì và khám ở đâu? Nếu còn có vấn đề gì khác hoặc có nhu cầu đặt hẹn và lấy mã khám trước, hãy click vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ ngay.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM