Thu gọn danh mục

Chàm bìu là bệnh ngoài da phổ biến ở nam giới, nguyên nhân đa dạng, triệu chứng cũng khá phức tạp. Tình trạng bệnh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ ở vùng kín. Do đó, những vấn đề xung quanh bệnh chàm bìu được nhiều người quan tâm. Để giúp bệnh nhân tháo gỡ những băn khoăn, câu hỏi được gởi về hệ thống Tư vấn sức khỏe, dưới đây là Hỏi - Đáp những vấn đề xoay quanh bệnh chàm bìu ở nam giới cùng chuyên gia Nam khoa.

[HỎI – ĐÁP] NHỮNG VẤN ĐỀ XOAY QUANH BỆNH CHÀM BÌU Ở NAM GIỚI

1. Chàm bìu có phải là nấm không?

Câu trả lời là KHÔNG! Chàm bìu là một bệnh ngoài da dị ứng phổ biến, có đặc điểm chung là phát ban, ngứa dữ dội và tái phát từng đợt. Do đó, chàm bìu không phải là bệnh ngoài da do nhiễm nấm, nhưng một số bệnh nhân bị chàm bìu cũng có thể bị nhiễm nấm.

Nhiễm nấm bìu phần lớn do nhiễm nấm jock itch (hay còn gọi là hắc lào ở háng), biểu hiện chủ yếu là: da bìu nổi ban đỏ hình vòng, bong vảy, ngứa dữ dội.

2. Bệnh chàm bìu có lây không?

Nhiều người khi nghe nói đến bệnh ngoài da thường sẽ nghĩ rằng có khả năng lây lan, tuy nhiên đối với chàm bìu thì trên cơ bản là không lây. Bởi thực chất bệnh chàm bìu là một bệnh da liễu dị ứng có liên quan đến yếu tố di truyền, cơ chế sinh bệnh của nó là phản ứng dị ứng gây ra do sự tương tác giữa yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

Do đó, chàm bìu là một loại bệnh ngoài da phổ biến, giới hạn ở vùng da bìu, có khi lan ra xung quanh hậu môn, một số ít có thể lan ra dương vật. Một điều cần lưu ý là bệnh có đặc điểm là tái phát từng đợt và không dễ chữa nên cần chú ý bảo vệ.

3. Bệnh chàm ở bìu có lây truyền qua đường tình dục không?

Bệnh chàm bìu tuy là bệnh ngoài da nhưng không lây nhiễm, không thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục dùng có nghĩa là quan hệ chính là con đường truyền bệnh, bao gồm những bệnh phổ biến như là giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà, hạ cam, Chlamydia, mụn rộp sinh dục…

4. Bệnh chàm bìu có di truyền không?

Chàm bìu là một loại phản ứng dị ứng chậm do các yếu tố bên trong và bên ngoài gây ra, cơ chế bệnh sinh phức tạp và có thể có yếu tố di truyền, nhưng có thể cải thiện bằng cách thay đổi môi trường sống, thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe thể chất.

5. Chàm bìu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Bệnh chàm bìu xuất hiện ở bìu, đây là phản ứng viêm da, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, đa phần bệnh chàm bìu sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bình thường của nam giới.

Nhưng đối với một số trường hợp nếu chàm bìu không có biện pháp xử lý kịp thời, chàm sẽ lây sang dương vật và cả bên trong bìu tinh hoàn, khiến bộ phận này bị nhiễm trùng; từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bình thường.

Bên cạnh đó, chàm bìu có biểu hiện chủ yếu là ngứa ngáy dữ dội vùng bìu, đau rát, nổi mẩn đỏ, lở loét, bong vảy… gây suy giảm ham muốn tình dục. Hơn nữa cũng khiến tâm lý tình dục của bản thân và bạn tình không thoải mái, nhiều bạn gái từ chối quan hệ tình dục.

⇒ Như vậy, có thể kết luận bệnh chàm bìu cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và đời sống tình dục bình thường của nam giới.

6. Có thể chữa khỏi bằng cách bôi thuốc mỡ không?

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi (kem bôi, thuốc mỡ) từ các thành phần đông y cho đến thuốc tân dược,… được quảng cáo có tác dụng trị chàm bìu; mẫu mã và thành phần rất đa dạng khiến người không chuyên khó lựa chọn.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên: Vùng da bìu rất nhạy cảm, nếu dùng thuốc bôi không đúng cách; chứa các thành phần mà cơ thể bị dị ứng/ kích ứng… không những không điều trị được bệnh mà còn gây viêm da kích ứng, khiến bệnh chàm bìu nặng thêm.

7. Thường xuyên rửa nước nóng, nước muối có khỏi chàm bìu?

Nhiều người cảm thấy tình trạng đã được cải thiện sau khi rửa vùng bị ảnh hưởng bằng nước nóng, hoặc rửa bằng nước muối ấm.

Trên thực tế, điều này chỉ làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh ở khu vực bị ảnh hưởng. Việc rửa vùng bìu bằng nước nóng hay nước muối ấm sẽ phá hủy chức năng rào cản của da bìu, khiến tình trạng ngứa vùng bìu trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.

8. Bị chàm bìu có cần giữ da luôn khô thoáng hay không?

Đối với bệnh chàm bìu, da khô và bong tróc, nên cần được dưỡng ẩm. Bệnh nhân mắc bệnh chàm bị rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da, và dưỡng ẩm để thúc đẩy quá trình phục hồi – đây là việc làm rất quan trọng. Bệnh nhân nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên, tham khảo ý kiến bác sĩ về loại kem dưỡng ẩm phù hợp với cơ địa bạn và tần suất bôi kem. Vào mùa khô vào mùa đông, hãy cân nhắc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ nhiệt độ phòng ở mức khoảng 50%.

9. Bệnh nhân chàm nên tắm càng ít càng tốt?

Đối với bệnh chàm bìu, bệnh nhân càng phải giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, không cần phải kiêng việc tắm gội nhưng cũng không nên tắm nhiều, tắm lâu. Tắm quá nhiều, đặc biệt là tắm hoặc kỳ cọ vùng da bị bệnh bằng nước nóng sẽ tạm thời làm dịu cơn ngứa do chàm nhưng tổn thương da sẽ nặng thêm và ngày càng ngứa hơn.

Bệnh nhân nên tắm mỗi ngày/lần. Khi tắm nhiệt độ nước không được quá nóng, mỗi lần tắm không quá 10 phút, cố gắng chọn các sản phẩm tắm không gây kích ứng da. Sử dụng kem dưỡng ẩm trong vòng 3 phút sau khi tắm để khóa độ ẩm.

10. Bôi thuốc trị chàm bìu có gây tác dụng phụ không?

Đối với bệnh nhân bị chàm bìu, cần tiến hành thăm khám và trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt. Thuốc được bác sĩ kê đơn dựa trên tình hình bệnh cụ thể, mức độ tổn thương da, tuổi tác, tác dụng chống viêm và chống dị ứng được phát huy, đồng thời có thể tránh được các phản ứng bất lợi của nó.

Trên thực tế, corticosteroid tại chỗ vẫn là thuốc được lựa chọn cho bệnh chàm bìu. Thuốc mỡ glucocorticoid có thể gây teo da, giãn mao mạch, giảm sắc tố hoặc mất sắc tố, đồng thời có thể gây ra mụn trứng cá, viêm nang lông, nhiễm nấm, viêm da phụ thuộc vào hormone… nhưng hầu hết các phản ứng có hại là do sử dụng không hợp lý liều cao trong thời gian dài.

11. Điều trị chàm bìu bằng thuốc bôi có dễ tái phát hay không?

Phần lớn các trường hợp tái phát là do điều trị không đúng thuốc; bệnh nhân không tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ; một số bệnh nhân ngừng dùng thuốc ngay khi tình trạng bệnh thuyên giảm. hoặc không chăm sóc tốt sau điều trị.

Vì vậy tốt nên làm theo lời khuyên của bác sĩ để giảm dần liều lượng và ngừng thuốc theo liệu trình và duy trì nó với một lượng nhỏ trong một thời gian dài nếu cần thiết.

12. Người bị chàm bìu có được bơi lội hay không?

Người bị bệnh chàm bìu vẫn có thể bơi trong các bể bơi được khử trùng bằng Clo, bề mặt da có tác dụng kháng khuẩn định, nhưng để tránh kích ứng da do Clo đọng lại lâu trên da, nên tắm sạch và dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi bơi.

Không nên bơi lội ở những nơi ao, hồ, sông, suối… sẽ khiến các vi khuẩn và mầm bệnh khác xâm nhập, khiến bệnh nặng nề hơn.

13. Bệnh chàm cần kiêng cử những loại thực phẩm nào?

Hầu hết bệnh chàm không liên quan gì đến thức ăn và không cần phải kiêng cử thức ăn quá nhiều. Nhiều bệnh nhân chàm cho rằng bệnh chàm là do thức ăn gây ra, "kiểm tra dị nguyên" phát hiện rất nhiều dị ứng thức ăn, điều này càng làm trầm trọng thêm mối lo ngại của họ đối với vấn đề này và kiêng kỵ quá mức.

Nhưng trên thực tế, ngay cả khi dừng những thực phẩm này thì các triệu chứng của bệnh chàm cũng không thể được ngăn chặn và thuyên giảm hiệu quả mà ngược lại sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng và có thể làm bệnh chàm trầm trọng hơn.

Ngoại trừ những trường hợp bị dị ứng thực phẩm rất cụ thể và cần kiêng cử theo hướng dẫn bác sĩ, thì bệnh nhân bị chàm không nghe quá hạn chế trong chế độ năn uống hằng ngày. Tuy nhiên nên tránh các thực phẩm cay, nóng hoặc rượu, bia, cà phê, trà đặc…

14. Đâu là nguyên nhân khiến bệnh chàm bìu dai dẳng không khỏi?

 Gãi: Ngứa là một triệu chứng chính của bệnh chàm bìu, thường gây ra phản ứng gãi dữ dội; càng gãi càng ngứa và càng làm tổn thương thêm nặng nề.

Điều trị không đúng cách: dùng thuốc bôi quá kích ứng, dị ứng với loại thuốc bôi sử dụng, tự ý dùng thuốc mà không đi khám hoặc không tuân thủ điều trị từ bác sĩ.

• Tiếp xúc thường xuyên với dị nguyên, là một số dị nguyên ẩn, đôi khi chỉ cần tiếp xúc một lượng rất nhỏ cũng có thể gây phản ứng chàm hóa.

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU

Chàm bìu mặc dù là bệnh ngoài da phổ biến, nhưng để lại những hậu quả nặng nề nếu không kịp thời chữa trị đúng cách đúng bệnh, các biến chứng bao gồm: gây viêm tinh hoàn, suy giảm ham muốn tình dục, thoát vị bẹn, giảm chất lượng tinh trùng gây vô sinh; chàm hóa tại chỗ...

Do đó, khi bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường ở bìu như là ngứa ngáy, đau rát, da bìu dày lên đỏ và bong tróc… cần đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám, xét nghiệm chẩn đoán và tư vấn cách điều trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh phát triển nặng gây nguy hiểm.

Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân cũng cần chăm sóc đúng cách vùng kín; lựa chọn đồ lót thoáng và thấm mồ hôi; giặt giũ và phơi nơi có ánh sáng mặt trời; tránh mặt đồ bó sát; tránh các thực phẩm cay nóng và các chất kích thích… Việc tuân thủ điều trị và lối sống tích cực sẽ giúp việc kiểm soát chàm bìu tốt và tránh được nguy cơ tái phát.

Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu (Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM) là một trong những địa chỉ nam khoa uy tín và chất lượng trên địa bàn TP.HCM. Hằng năm phòng khám đã chữa trị cho hàng trăm ca mắc bệnh chàm bìu, nấm bìu… với nhiều mức độ khác nhau và nhận được sự tin tưởng đến từ các bệnh nhân ở trong và ngoại tỉnh.

Trên đây là những giải đáp xoay quanh bệnh chàm bìu ở nam giới, nếu bạn vẫn có những thắc mắc riêng cần được chuyên gia tư vấn, Đừng ngại! Hãy Nhấn vào Bảng Chat để được hỗ trợ nhanh nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM