Thu gọn danh mục

Giang mai là bệnh nhiễm trùng thường lây nhiễm qua đường sinh dục, bệnh có thể phát triển sang giai đoạn mạn tính và để lại nhiều biến chứng khôn lường. Việc hỗ trợ điều trị giang mai ở Bệnh viện Da liễu TPHCM sẽ giúp mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng, giúp tránh được những biến chứng nguy hiểm. Cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về việc điều trị bệnh giang mai sớm qua bài viết bên dưới nhé.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tổng quan về bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh nhiễm trùng kinh diễn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Loại xoắn khuẩn này nhạt màu, có hình lò xo gồm 6 – 14 vòng xoắn. Hình ảnh lâm sàng của bệnh giang mai rất đa dạng và tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh.

Bệnh giang mai có thể lây truyền qua những con đường như:

Chủ yếu lây truyền qua đường tình dục không an toàn do xoắn khuẩn giang mai có trong tinh dịch của nam giới hoặc dịch âm đạo ở nữ giới.

 Lây truyền qua da hay niêm mạc bị trầy xước khi có tiếp xúc hoặc quan hệ tình dục. Xoắn khuẩn từ cơ thể người bệnh qua người bình thường thông qua những vết xước nhỏ hay vết trợt trên da/ niêm mạc.

 Ít gặp hơn là bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua sự tiếp xúc trực tiếp như hôn, hoặc từ người mẹ mắc bệnh giang mai lây sang cho bé trong lúc mang thai hoặc khi sinh.

Bệnh phát triển qua nhiều giai đoạn, bao gồm: Giang mai giai đoạn I, II, giai đoạn tiềm ẩn, giang mai giai đoạn III. Triệu chứng bệnh có sự thay đổi qua các giai đoạn bệnh.

Bệnh giang mai dễ lây nhiễm trong giai đoạn I và giai đoạn II, cũng có thể lấy nhiễm trong giai đoạn tiềm ẩn sớm.

Nguyên nhân và đường lây truyền bệnh giang mai

Triệu chứng, đặc điểm của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Giang mai giai đoạn I

 Dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh giang mai là xuất hiện một vết trợt nhỏ gọi là săng giang mai. Thường xuất hiện khoảng 3 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh.

 Săng giang mai có những đặc điểm như: là vệt trợt nông hình tròn hoặc hình bầu dục, không có gò nổi cao, nền cứng, màu thịt đỏ tươi.

 Vị trí săng giang mai: Thường gặp ở niêm mạc sinh dục. Ở nữ giới là môi bé, môi lớn, mép âm hộ; ở nam giới là miệng sáo, quy đầu, bìu… Ngoài ra, săng giang mai còn xuất hiện ở môi, miệng, lưỡi…

 Hạch bẹn sưng to và nổi thành cụm cũng có thể xuất hiện ở giai đoạn này.

Giang mai giai đoạn II

Giai đoạn bắt đầu khoảng sau 6 – 8 tuần khi xuất hiện các săng giang mai với các biểu hiện như:

 Đào ban – các nốt đỏ hồng xuất hiện rải rác khắp cơ thể, lòng bàn tay và bàn chân

 Xuất hiện mảng niêm mạc, đặc biệt là ở vùng sinh dục và hậu môn

 Rụng tóc, viêm hạch lan tỏa; một số người bệnh còn có thể bị đau cơ, sốt, lở miệng, sưng hạch… Các triệu chứng này có thể mất sau một vài tuần hoặc tái phát nhiều lần trong năm.

Giang mai giai đoạn tiềm ẩn

 Nếu không được hỗ trợ điều trị, bệnh giang mai giai đoạn II sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và không có bất kì triệu chứng gì. Giai đoạn tiềm ẩn này có thể kéo dài trong nhiều năm và bệnh có thể phát triển sang giai đoạn.

Giang mai giai đoạn III

 Giai đoạn này thường bắt đầu vào năm thứ 3 khi mắc bệnh với sự xuất hiện của các gôm giang mai ở da, cơ và xương.

 Lúc này bệnh sẽ xuất hiện những biến chứng như: Tổn thương thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh), tổn thương tim mạch (giang mai tim mạch)

 Ngoài ra, giang mai giai đoạn III còn có thể gây tổn thương mắt, mạch máu, gan…

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai

Phòng tránh bệnh giang mai

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh giang mai. Do đó để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh giang mai cần thực hiện những điều sau:

 Quan hệ tình dục an toàn: Chung thủy 1 vợ 1 chồng, mang bao cao su khi quan hệ. Lưu ý nên mang bao cao su đúng cách và thường xuyên, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

 Hạn chế tiếp xúc gần hay dùng chung đồ vật với người bệnh giang mai, đặc biệt là khi trên người có vết trầy xước hay vết thương hở.

 Khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ cần nhanh chóng thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm và điều trị giang mai ở Bệnh viện Da liễu TPHCM

Xét nghiệm giang mai

Để chẩn đoán một người có mắc bệnh giang mai hay không cần tiến hành xét nghiệm bằng những phương pháp sau:

Tìm xoắn khuẩn giang mai

 Lấy bệnh phẩm là dịch tiết ở săng, sẩn, mảng niêm mạc, hạch… mang đi soi dưới kính hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn.

 Bên cạnh đó có thể nhuộm Fontana Tribomdeau để quan sát thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự hiện diện của xoắn khuẩn cho phép khẳng định chẩn đoán mắc bệnh giang mai.

Phản ứng huyết thanh

 Phản ứng không đặc hiệu: Gồm các phản ứng như kết hợp bổ thể (BW), phản ứng lên bông

 Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA), phản ứng bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA)…

Lưu ý: Nếu bị giang mai tim mạch hay giang mai thần kinh cần tiến hành lấy thêm dịch não tủy để làm những xét nghiệm trên.

Điều trị giang mai ở Bệnh viện Da liễu TPHCM

Phương pháp điều trị giang mai ở bệnh viện da liễu

Giang mai là bệnh nguy hiểm, có thời gian ủ bệnh tương đối dài và có thể lây nhiễm sang cho người khác. Do đó, nếu bệnh giang mai không được phát hiện kịp thời và có phác đồ điều trị bệnh hợp lý, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào nội tạng, từ đó gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Để điều trị hiệu quả bệnh giang mai, người bệnh nên đến những cơ sở y tế uy tín như điều trị giang mai ở Bệnh viện Da liễu TPHCM. Hiện nay, tại hầu hết các cơ sở y tế bệnh giang mai thường được hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp sau tùy vào giai đoạn bệnh, cụ thể là:

 Điều trị bệnh giang mai giai đoạn đầu: Chủ yếu là sử dụng kháng sinh Penicillin –được xem là loại kháng sinh đặc hiệu được sử dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị bệnh giang mai. Nếu bệnh nhân dị ứng với loại kháng sinh này, bác sĩ có thể chỉ định đổi sang các loại kháng sinh khác như: ceftriaxone, doxycycline, azithromycin…

 Điều trị bệnh giang mai giai đoạn sau: Lúc này, giang mai đã phát triển nặng và gây nhiều biến chứng về nội tạng, thần kinh. Người bệnh cần được tiêm tĩnh mạch Penicillin mỗi ngày. Trong thời gian điều trị giang mai, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục đến khi những vết loét trên cơ thể lành hẳn và được sự cho phép từ bác sĩ.

Việc điều trị giang mai ở Bệnh viện Da liễu TPHCM thường mang lại kết quả cao nếu người bệnh kiên trì và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, bởi vì:

 Bệnh viện Da liễu TPHCM là bệnh viện chuyên khoa da liễu khu vực phía Nam, quy tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, tốt nghiệp những trường đại học y khoa trong nước, hoặc có thời gian học tập ở nước ngoài.

 Các bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong nghề, sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị thích hợp, hiệu quả.

 Bên cạnh đó, bệnh viện còn đầu tư mạnh về máy móc và thiết bị y tế để phục vụ quá trình khám chữa bệnh giang mai nói riêng và các bệnh lý da liễu nói chung.

Hơn thế nữa, người bệnh có thể đặt hẹn khám trước qua dịch vụ [ĐẶT HẸN ONLINE] để được khám ngay khi đến phòng khám mà không cần chờ đợi.

Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh giang mau cũng như việc điều trị giang mai ở Bệnh viện Da liễu. Mọi thắc mắc liên quan cần được giải đáp vui lòng click vào khung chat bên dưới để được hỗ trợ 24/24.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM