Thu gọn danh mục

Virus HSV gây Herpes môi khi xâm nhập vào cơ thể sẽ nằm tại các hạch thần kinh cảm giác dưới da, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Nhiều người lo ngại liệu Herpes môi có để lại sẹo hay không và cách điều trị như thế nào. Các chuyên gia Bệnh xã hội tại Phòng khám Hoàn Cầu sẽ giúp chúng ta giải đáp những vấn đề này ngay bây giờ.

TỔNG QUAN VỀ HERPES MÔI

Theo thống kê, có khoảng 1/3 số người bị Herpes tái phát, trong đó một nửa họ bị tái phát ít 2 lần mỗi năm. Những kiến thức về Herpes môi rất cần thiết đối với mọi người, để chủ động bảo vệ bản thân.

Herpes môi là bệnh gì?

Virus Herpes có 2 chủng là HSV 1 và HSV 2, trong đó Herpes môi do chủng HSV 1 gây nên là chủ yếu. Bệnh có đặc trưng chủ yếu là các mụn nước nhỏ, tập hợp thành chùm. Chúng mọc ở quanh vùng miệng, lưỡi, họng, gây đau nhức khó chịu. Trong một số trường hợp Herpes có thể hồi phục sau 2 – 3 tuần.

Tuy vậy nếu không được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời thì không ít bệnh nhân bị Herpes phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh Herpes môi lây nhiễm dễ dàng từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp, ví dụ như hôn người bệnh.

Những đối tượng dễ bị Herpes

Hầu hết mọi người đều có thể là bệnh nhân của Herpes môi. Trong đó một số nhóm người suy yếu hệ miễn dịch thì điều kiện phát triển của virus mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn như người mắc HIV/AIDs, bị viêm da dị ứng (chàm), người đang làm hóa trị bệnh ung thư, người dùng thuốc chống thải ghép trong cấy ghép nội tạng,…

Trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ từ 2 – 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị Herpes môi. Bởi vì ở khoảng thời gian này hệ miễn dịch của các bé chưa được hoàn thiện, cộng với việc không còn được bảo vệ bởi hệ miễn dịch thụ động nhận từ sữa mẹ.

Triệu chứng Herpes môi qua từng giai đoạn

Thông thường, người bị Herpes môi lần đầu có biểu hiện phổ biến là các đám mụn nước màu hồng nhạt hoặc trắng xuất hiện trên da quanh vùng miệng. Nhìn kỹ, các vết mụn lõm ở giữa, có thể hóa mủ nếu bị bội nhiễm. Tiếp đó, các nốt mụn bị dập vỡ, để lại vết trợt hoặc vết loét sâu. Một số thì đóng vảy tiết hoặc có dịch rỉ ra.

Thương tổn có thể ở trong niêm mạc miệng hoặc trên da. Sau khoảng 3 – 4 ngày thì các triệu chứng đỡ dần. Đa số bệnh nhân sẽ thấy đám da màu đỏ sau khi vết mụn lặn đi. Tuy triệu chứng bệnh có vẻ thuyên giảm nhưng virus Herpes thật ra vẫn bài xuất ra và có thể lây lan cho người khác khi tiếp xúc.

HERPES MÔI CÓ ĐỂ LẠI SẸO KHÔNG? ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

Bệnh nhân đã bị Herpes ở môi thường lo lắng không biết liệu nó có để lại sẹo gây mất thẩm mỹ trên da hay không. Những thông tin dưới đây được chia sẻ bởi bác sĩ Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu.

Bị Herpes môi có để lại sẹo không?

Điều này còn phụ thuộc vào một số yếu tố:

+ Bạn có được điều trị đúng cách, bởi bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội?

+ Bạn đã tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không làm tổn thương bị nhiễm trùng?

Nếu bạn tự ý mua thuốc bên ngoài thị trường về điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sau khi thăm khám, thì gần như chắc chắn Herpes môi sẽ để lại sẹo. Thậm chí điều đó còn khiến bệnh biến chứng nguy hiểm, gây nhiều rắc rối.

Trong quá trình hồi phục của các thương tổn trên da, chúng rất dễ bị nhiễm trùng. Không ít trường hợp bệnh nhân vì nôn nóng hoặc thói quen, nên đã sờ vào vết mụn. Nó dẫn đến những vấn đề không mong muốn, trong đó có việc để lại sẹo trên da.

Sẹo từ các vết mụn nước của bệnh Herpes môi thường có nhiều kích thước khác nhau và vẻ ngoài nhìn khác biệt so với những vùng da khác xung quanh. Nếu bạn cảm thấy trên da xuất hiện các vết sẹo sau khi bị Herpes môi thì nên liên hệ bác sĩ để được can thiệp càng sớm càng tốt.

Lời khuyên của bác sĩ để điều trị sẹo do Herpes môi

Sẹo trên da gây ra bởi Herpes môi khiến bệnh nhân trở nên mất tự tin và vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ. Vì vậy hãy tham khảo lời khuyên giúp bạn hạn chế tác động xấu của những vết sẹo một cách hiệu quả:

+ Thăm khám tại cơ sở y tế chuyên nghiệp, uy tín như Phòng khám Hoàn Cầu

+ Không dùng các loại thực phẩm trong nhóm dễ gây sẹo như hải sản

+ Không tự ý mua thuốc về dùng hoặc chế bài thuốc tại nhà mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ

+ Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi dùng thuốc và chạm vào các mụn rộp

+ Nên dùng son dưỡng môi không màu, không mùi, son chống nắng, để bảo vệ môi khỏi tia cực tím

Trong quá trình điều trị, bạn cần tuân thủ mọi chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp. Nên tránh tiếp xúc gần hoặc dùng chung đồ cá nhân với người khác để không làm lây lan virux Herpes.

Nếu bệnh nhân là trẻ em, người nhà cần phải thật chú ý đến các biểu hiện khó chịu của trẻ và nhanh chóng liên hệ bác sĩ khi có vấn đề cần được tư vấn. Bác sĩ Phòng khám Hoàn Cầu sẵn sàng tiếp nhận các thắc mắc của bạn và giải đáp trong vòng vài giây. Chỉ cần nhấn vào khung chat dưới đây, mọi vấn đề đều được tư vấn miễn, bảo mật thông tin.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM