Thu gọn danh mục

Ốm nghén trong quá trình mang thai luôn là nỗi khiếp sợ của nhiều thai phụ. Tùy vào thể trạng mỗi người mà hiện tượng nghén có thể xuất hiện nhiều hoặc ít. Vậy thì bà bầu có thai bao lâu thì bị nghén? Và làm như thế nào để giảm bớt cơn nghén này?

TÌM HIỂU VỀ HIỆN TƯỢNG NGHÉN KHI MANG THAI?

Ốm nghén là hiện tượng hay gặp ở những phụ nữ mang thai trong những tháng đầu tiên. Thai phụ có thể nghén bất kỳ lúc nào trong ngày, gây mệt mỏi, chán ăn, khó chịu,…

Những loại nghén thường gặp

► Nghén thông thường: Hiện tượng này chiếm khoảng 80% ở các thai phụ. Các mẹ bầu ở giai đoạn này thường cảm thấy rất mệt mỏi do các cơn nôn ói. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chỉ diễn ra ở mức độ vừa phải, thức ăn vẫn giữ được trong dạ dày. Sau 1 thời gian, các biểu hiện này sẽ giảm dần rồi biến mất.

► Nghén nặng: Có rất ít mẹ bầu gặp phải tình trạng này. Trong quá trình thai hành, các mẹ sẽ bị nghén với mức độ trầm trọng, do đó thức ăn thường bị tống hết ra ngoài. Bên cạnh đó, bà bầu còn bị sụt cân có thể giảm từ 1 – 2 ký, cơ thể suy nhược, người mệt mỏi, chóng mặt,… các biểu hiện này sẽ kéo dài đến lúc sinh em bé.

Một số dấu hiệu ốm nghén khi mang thai

► Nghén thông thường: Buồn nôn, nôn ói, khó chịu, người mệt mỏi, không ăn uống được, khó chịu,…

► Nghén nặng: Nôn liên tục và không kiểm soát, đau đầu, chóng mặt, mất nước, sụt cân, chỉ muốn nằm,…

CHUYÊN GIA SẢN KHOA GIẢI ĐÁP: CÓ THAI BAO LÂU THÌ NGHÉN?

Tình trạng ốm nghén sẽ xảy ra khi thai nhi phát triển được 4 tuần, ngay sau ngày các mẹ thấy mình ngừng bị hành kinh vào tháng kế tiếp. Các bác sĩ sản khoa cho rằng chính hormone thai là nguyên nhân gây nên hiện tượng thai nghén.

Loại hormone thai này xâm nhập vào khắp các bộ phận cơ thể để tiếp nhận một cơ thể mới bên trong bụng mẹ. Lúc này, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng lại hormone này bằng cách gây ra hiện tượng nghén như (buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn,...).

Ốm nghén khi mang thai thường xảy ra phổ biến từ tuần thứ 4 - 6 của thai kỳ và nặng nề là ở tuần thứ 8 – 9 của thai kỳ. Hầu hết, các triệu chứng nghén này sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn ở tuần thứ 12 - 14.

Mẹ bầu ốm nghén có hại đến thai nhi không?

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ốm nghén khi mang thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt, lúc này bé đang tự mình lấy những dưỡng chất cần thiết từ người mẹ. Bên cạnh đó, những bà mẹ từng trải qua các cơn ốm nghén khi mang thai thì em bé sinh ra sẽ có chỉ số thông minh rất cao, thậm chí ít nguy cơ dị tật bẩm sinh, cân nặng và chiều cao sẽ vượt trội hơn.

Ngoài ra, việc ốm nghén khi mang thai còn giúp hạn chế tỷ lệ sảy thai trong thời gian đầu. Bởi các nhà khoa học cho rằng, ốm nghén là cơ chế bảo vệ thai nhi trước những rủi ro nguy hiểm. 

Chính vì thế chị em không nên lo lắng nhiều mà hãy chú ý hơn vào chế độ dinh dưỡng, còn trường hợp nghén nhiều không ăn uống được thì có thể để gặp các bác sĩ sản khoa để được tư vấn hỗ trợ.

Ốm nghén kéo dài có nguy hiểm không?

Việc ốm nghén nếu xảy ở một mức độ vừa phải sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Thế nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá mức bình thường sẽ khiến cho cơ thể người mẹ gần như kiệt quệ, ảnh hưởng cho sức khỏe cả mẹ và bé. Do đó, thai phụ cần đến gặp bác sĩ khi bị nghén kèm những triệu chứng như sau:

+ Cân nặng giảm xuống khoảng hơn 5% tổng khối lượng cơ thể

+ Nghén nôn ra máu

+ Trầm cảm, ảo giác

+ Có dấu hiệu mất nước, ăn uống khó khăn

+ Tiểu ít hoặc khó tiểu

+ Cảm nhận được cơ thể không còn sức sống

+ Căng thẳng kéo dài, không tập trung

NHỮNG CÁCH GIÚP BÀ BẦU HẾT ỐM NGHÉN KHI MANG THAI?

Các mẹ bị nghén khi mang thai để hạn chế và thoát khỏi tình trạng này có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày

+ Tránh những loại thức ăn có mùi gây khó chịu

+ Chia nhỏ bữa ăn ra ăn nhiều lần khi cảm thấy cơ thể dễ chịu

+ Nên ăn các loại thức ăn hợp khẩu vị

+ Nên uống nhiều nước trong ngày.

+ Tránh các loại thức ăn có chứa nhiều chất béo và carbohydrates bởi nó có thể làm tình trạng nghén trở nên nặng hơn.

+ Bổ sung thêm viên uống chất sắt và các vitamin, khoáng chất cần thiết để ăn uống ngon miệng hơn.

Bổ sung thuốc chống nôn ói

Nếu thai phụ không thể dung nạp chất dinh dưỡng qua đường miệng thì cần phải dùng thuốc chống nôn và bù nước, điện giải, năng lượng tạm thời qua đường tĩnh mạch.

Tuy nhiên, để an toàn thì thai phụ nên cần có sự thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng hơn từ bác sĩ sản khoa, áp dụng đúng liều lượng để đạt được hiệu quả, tránh tác dụng phụ.

Bổ sung nước, chất điện giải và năng lượng thông qua truyền dịch

Nghén nôn ói quá nhiều sẽ khiến thai phụ bị mất các chất điện giải thông qua dịch nôn, khiến hạ natri và kali trong máu. Lúc này, bệnh nhân sẽ được truyền dịch bổ sung năng lượng theo sự chỉ định của bác sĩ sản khoa.

Bổ sung các loại thảo dược từ thiên nhiên

Một số loại thảo dược thiên nhiên có thể mang lại hiệu quả, giúp dễ chịu hơn, là gừng. Theo dân gian thì mùi gừng có thể giúp sản phụ bớt khó chịu, cồn cào trong dạ dày hơn. Pha một chút trà gừng ấm hay ăn một mẩu bánh quy gừng cũng sẽ khiến thai phụ giảm được những cơn buồn nôn khó chịu.

Điều trị không dùng thuốc

Ngoài những cách trên thì thai phụ cũng cần nên áp dụng chế độ nghỉ dưỡng hoàn toàn, tuyệt đối không nên căng thẳng, lo lắng, lựa chọn những cách giúp xả stress, giải trí hay yoga nhẹ nhàng,… cũng sẽ giúp chị em thoải mái và quên đi cảm giác khó chịu do ốm nghén.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU – ĐỊA CHỈ KHÁM THAI UY TÍN

Tại TPHCM, chị em có nhu cầu kiểm tra thai, khám thai nghén một cách an toàn nhanh chóng thì có thể đến tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu. Các chuyên gia sản khoa tại đây đều là những người giỏi, có sự am hiểu tâm lý thai phụ tốt, sẵn sàng đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như những giải pháp kiểm tra, chữa trị phù hợp cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, nếu chị em có vấn đề về sức khỏe, phát hiện thai dị tật hoặc mang thai ngoài ý muốn và muốn thực hiện đình chỉ thai… thì phòng khám cũng sẽ hỗ trợ bằng những phương pháp tiên tiến, không đau, không hại tử cung, không tác dụng phụ,… giúp chị em có cảm giác như một cuộc sảy thai tự nhiên.

• Phá thai bằng thuốc: Áp dụng cho thai 4-7 tuần tuổi, thai nằm trong tử cung

• Hút thai: Tuổi thai từ 8 – 12 tuần tuổi.

• Nong gắp thai: Tuổi thai từ 13 – 18 tuần.

• Kích thích sinh non: Tuổi thai từ 18 tuần trở đi

Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Chuyên sản phụ khoa, kiểm tra thai, đình chỉ thai kỳ tốt TPHCM

• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5, TPHCM

• Hotline miễn phí: 028 3923 9999

• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)

Những thông tin vừa rồi đã giải đáp đến mẹ bầu về hiện tượng thai nghén cũng như có thai bao lâu thì nghén? Mọi thắc mắc cần hỗ trợ từ chuyên gia sản khoa, chị em chỉ cần Click vào khung chat bên dưới để được tư vấn sớm.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM