Thu gọn danh mục

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kì ai, trong đó nữ giới là nhóm đối tượng có tỉ lệ nhiễm bệnh khá cao gấp 5 lần nam giới. Với thông tin sau đây, mọi người sẽ hiểu thêm về đối tượng dễ nhiễm trùng đường tiết niệu, qua đó để có hướng phòng tránh và điều trị tốt, bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

ĐỐI TƯỢNG DỄ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU LÀ AI?

Thống kê cho thấy, phụ nữ là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu . Hiện có khoảng đến 50% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu trong đời. Nguyên nhân nghiên cứu là do:

Cấu tạo của niệu đạo khác với nam

Phụ nữ có xu hướng bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới bởi vì niệu đạo của phụ nữ thường ngắn nên khiến cho vi khuẩn từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào bàng quang hơn và gây bệnh.

Thói quen nhịn tiểu

Nữ giới thường có thói quen nhịn tiểu và ít uống nước. Chính thói quen nhịn tiểu sẽ khiến cho nước tiểu sẽ bị ngưng đọng, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E.Coli phát triển nhiều hơn.

Vệ sinh vùng kín không đúng cách

Chị em phụ nữ có thói quen khi đi đại tiện hoặc tiểu tiện là luôn vệ sinh từ sau ra trước. Động tác này sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng tiếp cận hơn với đường niệu, do đó nguy cơ mắc bệnh ở nữ sẽ cao hơn.

Thụt rửa trong lúc vệ sinh

Bên cạnh đó thì thói quen thụt rửa quá mạnh, quá kỹ trong lúc vệ sinh càng khiến cho đường niệu dễ bị trầy xước, gây tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn E.Coli dễ xâm nhập.

Không thay băng thường xuyên

Một đặc điểm khác khiến phụ nữ dễ viêm đường tiết niệu hơn nam đó chính là trong thời gian hành kinh, nhiều chị em phụ nữ không vệ sinh sạch sẽ và không thay băng vệ sinh thường xuyên (3-4 tiếng nên thay 1 lần) khiến vi khuẩn phát triển.

Phụ nữ mang thai và sinh con

Chị em phụ nữ đảm nhận nhiệm vụ sinh con. Trong quá trình sinh nở thì cấu trúc xương chậu của nữ giới thay đổi, nếu không chú ý vệ sinh đúng cách vùng niệu đạo thì nữ giới rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nữ giới trước và sau khi quan hệ tình dục, nếu không vệ sinh đúng cách cũng rất dễ bị mắc bệnh về đường tiết niệu và có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần.

Ngoài nữ giới ra thì một số đối tượng sau đây cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu như là:

+ Nam giới quan hệ tình dục không an toàn; thói quen nhịn tiểu thường xuyên

+ Người cao tuổi cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu

+ Những đối tượng nam giới chưa cắt bao quy đầu

+ Nam giới bị dị tật dương vật (dương vật cong, vẹo, kích thước quá bé)

+ Nam giới mắc các bệnh về nam khoa (xuất tinh sớm, dài hẹp bao quy đầu, rối loạn cương dương,...) hay bệnh lậu lây qua đường tình dục.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam và nữ giới có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

Người bệnh đi tiểu thường xuyên nhưng lượng tiểu rất ít, thậm chí phải rặn mới tiểu được một ít.

• Đau buốt rát khi đi tiểu, có thể đau lưng hoặc đau bụng dưới.

• Thường xuyên mệt mỏi trong người, có thể sốt hay ớn lạnh, run.

• Nước tiểu đục, có mùi hôi khó chịu, thậm chí có lẫn máu hoặc tiểu ra mủ ở cuối bãi.

• Nữ giới tiết dịch âm đạo nhiều hơn, nam giới thường chảy mủ ở đầu lỗ sáo.

Các bác sĩ có lời khuyên: Khi bạn có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, có nghi ngờ đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu thì không nên chủ quan. Hãy đến các địa chỉ chuyên khoa để thăm khám và để được chẩn đoán - điều trị bệnh sớm.

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Nhiễm trùng đường tiết niệu kéo dài sẽ chuyển thành mãn tính, khi đó các biến chứng sẽ là:

Viêm thận bể thận cấp, suy thận cấp, áp xe thận

⇒ Nhiễm trùng huyết, có khả năng dẫn đến tử vong.

⇒ Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh có thể gây sinh đẻ non, sảy thai, trẻ thiếu cân hoặc nhiễm trùng khi còn sơ sinh,…

⇒ Nam giới có thể bị hẹp niệu đạo

⇒ Một số trường hợp bị vô sinh

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU BẰNG CÁCH NÀO?

Trước khi đi vào điều trị thì bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm phân tích nước hoặc xét nghiệm máu nhằm chẩn đoán bệnh một cách chính xác, sau đó mới đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh.

Hiện nay phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến chính là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Công dụng của thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể bệnh nhân.

Tuy nhiên thuốc cũng chỉ có hiệu quả với một số đối tượng mắc bệnh nhẹ và bệnh nhân cần tuân theo đúng hướng dẫn dùng thuốc an toàn. Trường hợp bệnh nhiễm trùng nặng thì bác sĩ có thể kết hợp thêm các giải pháp điều trị ngoại khoa khác để tăng thêm sự hiệu quả như là:

► Phương pháp DHA: phương pháp này có tác dụng tiêu diệt sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh tiết niệu, trong đó là khuẩn lậu. Áp dụng cách này hiệu quả đạt được từ 80 – 95%, không có trường hợp tái bệnh.

► Phương pháp CRS: phương pháp ứng dụng các tia sóng vật lý như sóng ngắn, sóng viba hay hồng quang để chiếu vào vị trí bệnh lý, tăng đề kháng, ngăn ngừa các tác nhân bên ngoài xâm nhập, hạn chế viêm nhiễm và cũng nhanh thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh lý.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần chú trọng vệ sinh vùng kín đúng cách, kiêng quan hệ tình dục và có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh.

Ngoài ra, không được nhịn tiểu hoặc nhịn uống nước, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, mặc đồ lót rộng rãi khô thoáng, không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có nhiều mùi hương quá nồng.

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về các đối tượng dễ nhiễm trùng đường tiết niệu Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu hy vọng bạn sẽ biết cách phòng tránh và điều trị sớm hơn khi có bệnh. Phòng khám luôn hỗ trợ kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Mọi thông tin chỉ cần Click Vào Khung Tư Vấn bên dưới để được giải đáp thắc mắc và hướng dẫn làm thủ tục khám nhanh chóng không chờ đợi.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM