Thu gọn danh mục

Với những người bị HIV họ vẫn không thể hoàn toàn tách khỏi nhu cầu tình dục. Do đó, trong quá trình dùng ARV điều trị họ vẫn có thể phát sinh quan hệ, thậm chí là một số trường hợp quan hệ không sử dụng biện pháp phòng ngừa (bao cao su). Vậy thì điều trị ARV có lây nhiễm cho bạn tình không? Dưới đây là những thông tin giải đáp cụ thể.

[TƯ VẤN] ĐIỀU TRỊ ARV CÓ LÂY NHIỄM CHO BẠN TÌNH KHÔNG?

Hiện nay, việc điều trị ARV cho người nhiễm HIV đạt hiệu quả khá khả quan, giúp họ kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu các nhiễm trùng cơ hội, giúp họ hòa nhập cuộc sống.

Điều trị ARV có lây nhiễm cho bạn tình không?

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế “Một trong những cách quan trọng để bạn bảo vệ bản thân và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình là sử dụng thuốc điều trị HIV (liệu trình ARV – kháng virus). Điều này có thể gây ức chế và làm chậm quá trình nhân lên của virus, hạn chế sự lây lan trong cơ thể”

Một nghiên cứu có tên “HPTN 052” cũng đã đưa ra kết luận rằng nếu người nhiễm HIV/AIDS tuân thủ điều trị bằng thuốc ARV ngay từ những giai đoạn đầu (giai đoạn 1, 2) thì sẽ rất hiếm khi lây bệnh cho bạn tình của họ.

Do đó, nếu việc điều trị đúng chỉ định bác sĩ, đủ liều lượng và cơ thể đáp ứng thuốc tốt, có thể làm giảm tải lượng virus xuống thấp, ở ngưỡng mà không thể phát hiện được bằng xét nghiệm… thì người bệnh có rất ít hoặc không có nguy cơ truyền bệnh cho người khác”

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm nếu bạn nhiễm HIV, đang điều trị ARV và bạn tình bạn không nhiễm, việc quan hệ không an toàn. Bạn không nên chủ quan về vấn đề này và dựa hoàn toàn vào công dụng của thuốc.

Điều trị ARV có lây nhiễm cho bạn tình không

Do đó, dù xét nghiệm tải lượng virus thấp, khi quan hệ vẫn nên sử dụng bao cao su để đảm bảo tăng cường khả năng “phòng thủ”. Ngay cả khi 2 bạn đều bị nhiễm HIV thì các chuyên gia cũng khuyên nên quan hệ an toàn bằng cách dùng bao cao su.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên giảm thiểu việc quan hệ tình dục bằng đường miệng (nếu có quan hệ hãy sử dụng biện pháp bảo vệ); tránh quan hệ đường hậu môn gây trầy xước virus dễ xâm nhập. Bởi HIV được nghiên cứu có thể tồn tại ở các chất dịch trong cơ thể như: máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và hậu môn.

Kết luận: Với thắc mắc điều trị ARV có lây nhiễm cho bạn tình không? Thì câu trả lời là VẪN CÓ khả năng lây nhiễm, mặc dù tỉ lệ này rất thấp. Với điều kiện bạn tuân thủ đúng chỉ định về dùng thuốc.

Thuốc ARV – nên sử dụng bảo vệ người không bị nhiễm

Thay vì chỉ một mình đối tượng nhiễm HIV dùng thuốc, thì một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra “cả bạn tình của người nhiễm HIV (người không bị nhiễm) cũng nên sử dụng ARV, thuốc có hiệu quả phòng ngừa cho họ trong các trường hợp sau:

♦ Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Nếu bạn bị HIV và quan hệ với bạn tình không lây nhiễm HIV trong khi tải lượng virus bạn cao hoặc trong quá trình quan hệ bị rách bao su (kể cả tải lượng virus thấp) thì bạn cũng nên đưa bạn tình đến gặp bác sĩ ngay, để test nhanh HIV và điều trị phơi nhiễm ở thời điểm tốt là trong vòng 72 giờ.

Nếu đã qua 72h, bạn tình vẫn phải nên đi khám, dùng thuốc kháng virus trong vòng 28 ngày để ngăn chặn virus. Và tiến hành xét nghiệm theo dõi trong “thời kì cửa sổ” từ 3-6 tháng để có kết quả khẳng định chính xác.

Tác dụng của thuốc ARV

♦ Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm

Những người xét nghiệm âm tính với HIV nhưng có nguy cơ nhiễm bệnh cao cũng có thể dùng thuốc chống HIV để phòng ngừa khả năng lây nhiễm, đây là bước điều trị dự phòng trước phơi nhiễm quan trọng và cần có sự chỉ định, theo dõi từ bác sĩ, sử dụng đều đặn hằng ngày.

Những người thuộc nhóm nguy cơ cao bao gồm: có bạn tình nhiễm HIV, tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh, dẫm phải kim tiêm…

KHUYẾN CÁO:

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo “Đối với các trường hợp phơi nhiễm, chưa đưa ra được kết luận có nhiễm HIV hay không, thì cũng nên đến các phòng khám chuyên khoa bệnh xã hội – bệnh tình dục uy tín để được kiểm tra, xét nghiệm HIV và bác sĩ sẽ có những tư vấn, giải đáp cụ thể về căn bệnh này”

NGUYÊN TẮC TRONG ĐIỀU TRỊ BẰNG ARV

Việc tuân thủ dùng đúng liệu trình ARV theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng. Với loại thuốc này sẽ có các nguyên tắc điều trị riêng mà người bệnh cần chú ý để quá trình trị liệu đạt hiệu quả hơn:

► Một phác đồ điều trị ARV lúc nào cũng có ít 3 loại thuốc, người bệnh cần xét nghiệm, tư vấn kỹ lưỡng. Tùy trường hợp bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc khác nhau.

 Người bệnh điều trị thuốc suốt đời, tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo đạt hiệu quả cũng như tránh được trường hợp kháng thuốc.

► Điều trị bằng ARV chỉ là một phần trong chế độ chăm sóc tổng thể. Bệnh nhân cũng cần có lối sống lành mạnh, tình dục an toàn, chế độ dinh dưỡng hợp lý, tâm lý tích cực…

Những nguyên tắc khi điều trị ARV

Người bệnh điều trị ARV cũng cần phải điều trị dự phòng các nhiễm trùng cơ hội trong thời gian hệ miễn dịch chưa hồi phục.

Một lưu ý quan trọng nữa là người nhiễm HIV dù điều trị bằng ARV cũng vẫn phải áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho bạn tình, người thân xung quanh và cộng đồng.

Người bệnh nên xét nghiệm HIV định kỳ, theo dõi sát sức đề kháng và hệ miễn dịch, hệ tạo máu… Do đó, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ. Đừng vì e ngại, mặc cảm mà đến những cơ sở nhỏ lẻ không đảm bảo.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp liên quan đến vấn đề Điều trị ARV có lây nhiễm cho bạn tình không? Nếu bạn đang lo lắng cần hỗ trợ hoặc cần test nhanh HIV, xét nghiệm chuyên sâu HIV và tham khảo chi phí xét nghiệm hãy Nhấn vào khung chat bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM