Thu gọn danh mục

Son môi là sản phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của nhiều chị em. Nhưng nếu như mua phải sản phẩm có chất lượng kém, có thành phần không hợp với môi sẽ xảy ra nhiều “tai nạn mỹ phẩm” đáng tiếc. Tình trạng dị ứng son môi chính là một trong số đó. Vậy bạn có biết Dị ứng son môi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị ra sao không? Chia sẻ trong phần bài viết sau chúng tôi sẽ dễ dàng giúp bạn tìm ra được câu trả lời chính xác!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Bạn bị dị ứng làn da không biết phải làm sao?

>>> Click [chat] chuyên gia da liễu của chúng tôi sẽ lắng nghe và giải đáp cùng bạn!

NGUYÊN NHÂN GÂY DỊ ỨNG SON MÔI

Son môi đã được hình thành từ thời xa xưa và vào thời cổ đại thì những người dòng dõi quý tộc hoàng gia mới có thể được sử dụng. Thời điểm hiện tại ngày nay thì son môi được dùng phổ biến hơn và nó đã trở thành đồ trang điểm không thể nào thiếu được ở nhiều chị em phụ nữ.

Nhưng tương tự như nhiều loại mỹ phẩm khác trong son môi nó có chứa nhiều các hóa chất và không phải bất cứ hóa chất nào cũng vô hại. Phần lớn thì người sử dụng sẽ không gặp phải triệu chứng ngay khi dùng mà trong một thời gian nó mới gây ra.

Cụ thể bạn sẽ bị dị ứng son môi nếu như bạn dùng thỏi son mà thành phần có hóa chất dễ gây dị ứng. Qua thời gian phản ứng dị ứng sẽ được kích hoạt. Các chất có thể gây nên dị ứng trong son môi sẽ bao gồm:

♦ Màu nhuộm đỏ carmine.

Chất bảo quản propyl galate, paraben, chất giải phóng formaldehyd, formaldehyd, và isothiazolinones.

♦ Nước hoa bao gồm Balsam Peru chính là chất tăng hương thơm, hương vị. Hoặc benzen benzoat được sử dụng làm hương liệu hay phụ gia bảo quản cùng với cinnamaldehyd.

♦ Thuốc nhuộm như D & C Vàng # 11 và D & C đỏ # 7.

♦ Chất làm mềm như Lanolin cùng propylene glycol.

♦ Sáp cùng những loại dầu như sáp ong, vitamin E, dầu dừa, dầu thầu dầu.

♦ Chất làm dày môi như ớt cayenne cùng quế.

♦ Ngoài ra còn có thêm các thành phần chất làm bóng môi, khóa màu môi, chống nắng cho môi.

♦ Các nghiên cứu từ bệnh nhân thử nghiệm hóa chất gây tình trạng dị ứng son môi trong năm 2001 đến 2004 đã cho thấy nguyên nhân gây viêm môi phổ biến sẽ là: Nước hoa, niken, Balsam Peru, thuốc mỡ, kem kháng nguyên, Sodium gold thiosulfate.

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng son môi

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng son môi

TRIỆU CHỨNG KHI BỊ DỊ ỨNG SON MÔI

Những người bị dị ứng với son môi thì sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm: Nóng rát ở môi, khó chịu đau rát môi, ngứa ở cả hai môi và sưng môi.

Nếu như viêm da tiếp xúc cùng hóa chất bên trong son môi thì dị ứng sẽ xuất hiện tại chỗ với biểu hiện đỏ và sưng. Ngoài ra nếu dị ứng gây ngứa, nóng rát môi hay nuốt trôi son thì sẽ lan rộng ra hơn.

Cụ thể các triệu chứng dị ứng sẽ bắt đầu từ việc bong tróc môi đến khi bùng phát mạnh mẽ đó là:

1. Triệu chứng phát ban da

Đây là triệu chứng dị ứng son môi có thể xuất hiện ngay sau khi bạn vừa thoa son. Bởi lúc này son dính vào miệng, lưỡi, cổ họng gây phản ứng viêm ở các vị trí này. Ngoài ra với một số đối tượng còn xuất hiện cả phù mạch sau khi thoa son. Màu đỏ là loại mà dễ gây dị ứng .

Ngoài ra nếu như bạn đang bị chàm hay một số bệnh lý da liễu mạn tính khác thì dị ứng có thể khiến cho triệu chứng bệnh thêm phần nghiêm trọng hơn.

2. Triệu chứng về đường tiêu hóa

Theo số liệu thống kê thì mỗi người phụ nữ trên thế giới sẽ sử dụng 1.8kg son trong đời. Các loại son môi ấy phần lớn đều sẽ chứa màu thực phẩm. Những hóa chất trên có thể rằng đến dạ dày và từ đó gây nên một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa nếu vô tình nuốt phải.

Ngoài ra trong son môi có thành phần bismuth oxychloride đây là chất có thể gây ngộ độc khi dùng liều cao. Nhưng với son môi thì hàm lượng chất son thường thấp do vậy chỉ gây ảnh hưởng đến cơ thể thông qua việc tích tụ theo thời gian rồi chuyển sang thành chất gây kích ứng.

Bên cạnh đó một số thành phần hóa học bên trong son môi nó cũng sẽ gây co thắt dạ dày, đau bụng, nôn mửa kèm một số dị ứng son môi trên da.

Triệu chứng dị ứng son môi gây cảm giác khó chịu

Triệu chứng dị ứng son môi gây cảm giác khó chịu

3. Triệu chứng về đường hô hấp

Cụ thể chúng ta sẽ thấy hen suyễn, chảy nước mũi, ho, nổi mề đay, đánh trống ngực, thở khò khè, ngất… Vì vậy với người bị hen suyễn nên lưu ý tránh dùng son nghi ngờ sẽ gây ra dị ứng.

Ngoài ra có một số trường hợp dị ứng son môi còn gây sốc phản vệ phản ứng dị ứng nghiêm trọng gây tử vong.

4. Triệu chứng sốc phản vệ

Sốc phản vệ sinh là triệu chứng nghiêm trọng của dị ứng son môi nhưng nó không phổ biến. Tình trạng này chỉ xảy ra khi bị dị ứng nặng cùng thỏi son đang dùng. Lúc đó thì từng hệ cơ quan sẽ bắt đầu ngưng hoạt động, đường thở cũng bị tắc nghẽn nên gây khó khăn khi hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

LÀM CÁCH NÀO KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG DỊ ỨNG SON MÔI

Để có thể khắc phục dị ứng do son môi gây ra thì bên cạnh việc tránh tiếp xúc cùng thành phần có thể gây dị ứng. Chúng ta cũng nên thực hiện các bước hướng dẫn sau đây:

♦ ♦ ♦ Rửa sạch môi.

♦ ♦ ♦ Lấy khăn ướt đắp lên môi từ 15 đến 20 phút để giảm triệu chứng ngứa sưng.

♦ ♦ ♦ Thoa nhẹ kem không cần kê đơn hydrocortisone 1% hoặc thoa thuốc mỡ lên môi.

♦ ♦ ♦ Nếu bị ngứa và phát ban nghiêm trọng có thể dùng thêm thuốc kháng Histtamine.

♦ ♦ ♦ Nên giữ môi khô ráo và ngưng sử dụng son môi, sản phẩm dưỡng môi đến khi tình trạng được cải thiện.

♦ ♦ ♦ Tránh liếm môi.

♦ ♦ ♦ Sau 2 đến 3 ngày nếu dị ứng son môi không cải thiện cần đến với bác sĩ để được thăm khám và kịp thời đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả.

Cần sớm chữa dị ứng son môi

Cần sớm chữa dị ứng son môi

NGỪA DỊ ỨNG SON MÔI NHƯ THẾ NÀO?

Dù dị ứng với son môi không phổ biến thế nhưng bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải. Do vậy bạn nên chọn loại son môi với thành phần tự nhiên, ít chất bảo quản hoặc phụ liệu.

LỜI KHUYÊN HỮU ÍCH:

Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu nói về vấn đề dị ứng son môi như sau: Bạn nên sử dụng son môi đảm bảo chất lượng, hàng chính hãng, kiểm tra kỹ thành phần trước khi sử dụng. Nếu bản thân thấy bất cứ triệu chứng nào bất thường liên quan đến việc dị ứng khi dùng son môi nên ngưng dùng son. Đồng thời sớm thăm khám để được bác sĩ đưa ra giải pháp chữa trị hiệu quả.

Bài viết trên hy vọng rằng đã giúp bạn thêm hiểu rõ về tình trạng dị ứng son môi. Mọi câu hỏi và băn khoăn cần tư vấn chỉ cần click vào  bảng tư vấn online cuối bài bạn sẽ được chuyên gia của Hoàn Cầu lập tức hỗ trợ ngay!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM