Đi tiểu ra máu xảy ra do một phần của đường tiết niệu (bao gồm thận, bàng quang, niệu quản) bị tổn thương kéo dài, bị kích thích hoặc nhiễm trùng gây ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào tiểu ra máu cũng do đường tiết niệu gây ra. Ở nữ giới, nếu các bất thường chảy máu vùng kín hay tiểu ra máu, đều nên chủ động gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Vậy thì đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ giới? Chẩn đoán và điều trị như thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay thông tin sau đây.
TIỂU RA MÁU: CẦN CHÚ Ý NHẬN BIẾT SỚM
Nước tiểu được lọc từ thận và đào thải ra bên ngoài theo đường niệu đạo. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng rơm, có mùi khai nhẹ. Tuy nhiên tùy chế độ ăn uống và lượng nước tiểu tiết ra mà màu sắc có sự khác biệt đôi chút.
Tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu xuất hiện một lượng hồng cầu định, nước tiểu có màu hồng, nâu sậm hoặc tiểu ra máu cuối bãi.
✜ Tiểu ra máu đại thể: Có thể nhận biết bằng mắt thường. Nếu tiểu ra máu ở mức độ ít, thì nước tiểu có màu hồng nhạt. Nếu tiểu sẽ có màu đỏ sậm hoặc kèm theo máu cục, một số trường hợp nước tiểu lắng cặn nâu.
✜ Tiểu ra máu vi thể: Nước tiểu khó hoặc không thể nhìn thấy bằng mắt thường; đa phần sẽ được phát hiện khi xét nghiệm thông qua thăm khám định kỳ.
ĐI TIỂU RA MÁU LÀ BỆNH GÌ Ở NỮ GIỚI?
Theo các chuyên gia Phụ khoa – Tiết niệu cho biết, nguyên nhân tiểu ra máu ở nữ khá đa dạng. Theo đó, cũng có rất nhiều tác nhân nguy hiểm “tiềm ẩn” sau tình trạng tiểu ra máu và một trong số đó được biết đến là những bệnh lý mà bạn định không thể xem thường như:
Do bệnh lý ở bàng quang
Bệnh lý thường gặp gây tiểu ra máu ở nữ như là: Viêm bàng quang do virus xâm nhập, sỏi bàng quang, túi thừa, u bàng quang... Triệu chứng nhận biết là chị em đi tiểu khó chịu, căng tức ở bàng quang, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu và đi khám thường sẽ phát hiện nhờ siêu âm hoặc xét nghiệm nước tiểu.
Viêm đường tiết niệu ở nữ
Do cấu tạo niệu đạo của nữ ngắn hơn, vi khuẩn/ virus/ nấm đều dễ tấn công hơn. Tỉ lệ bị viêm đường tiết niệu ở nữ cao gấp 3 lần nam giới, có khoảng 45-60% chị em bị VĐTN trong đời.
Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, niệu đạo gây tổn thương; và sau đó có thể đi lên niệu quản, thận. Lúc này, chị em phải đối mặt với hàng loạt các triệu chứng như: Mắc tiểu thường xuyên và đột ngột, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu đục và hôi, đau thắt lưng và bụng dưới. Trường hợp nặng máu sẽ chảy theo đường nước tiểu ra ngoài – xuất hiện hiện tượng đi tiểu ra máu…
Lạc nội mạc tử cung
Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ? Không chỉ xuất phát từ niệu đạo, bệnh lạc nội mạc tử cung cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đái ra máu. Đây là tình trạng các mô lẽ ra nên phát triển ở tử cung lại lạc “lang thang” phát triển bên ngoài tử cung.
Thường lạc nội mạc tử cung sẽ liên quan đến các khu vực như lớp lót ngoài tử cung hoặc các cơ quan như buồng trứng, ống dẫn trứng. Theo đó nếu bị tiểu ra máu kèm đau lưng dưới, đau bụng dữ dội khi hành kinh… thì chị em nên nghĩ đến căn bệnh này, kịp thời thăm khám.
Sỏi đường tiết niệu
Khi các khoáng chất dư thừa bị lắng đọng ở thận, bàng quang sẽ hình thành nên những viên sỏi có kích thước lớn/nhỏ khác nhau. Khi những viên sỏi này đi ra ngoài theo nước tiểu, có thể gây cọ xát làm rách hoặc trầy xước niệu mạc đường tiểu, máu từ các vết thương này sẽ hòa lẫn với nước tiểu, dẫn đến tiểu ra máu.
Người bệnh bị sỏi tiết niệu có thể gặp phải một số triệu chứng như: nước tiểu màu hồng nhạt, đỏ, nâu (tùy mức độ tổn thương) tiểu buốt, tiểu đau, tiểu không tự chủ, nước tiểu có màu bất thường hoặc hôi
Nhiễm khuẩn thận
Đặc biệt là tình trạng nhiễm khuẩn thận thường gặp hơn cả, đây là hậu quả của vi khuẩn tồn tại và phát triển trong bàng quang, niệu đạo lâu ngày lây lan ngược dòng và tấn công gây bệnh.
Thận bộ phận quan trọng của cơ thể, đảm nhận chức năng lọc máu, đào thải các chất độc hại. Do đó, khi bị nhiễm trùng thận (viêm cầu thận, viêm bể thận, ung thư thận…) sẽ gây triệu chứng đi tiểu ra máu điển hình. Kèm theo sốt, mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh, đau thắt lưng hoặc vùng bụng dưới…
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM KHI BỊ ĐI TIỂU RA MÁU
Khi đã giải đáp được Đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ giới? chắc chắn rằng, chị em sẽ lo lắng những căn bệnh này có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ.
Tiểu ra máu ở nữ phần lớn do các bệnh lý phụ khoa – tiết niệu gây ra, mà nếu không được chẩn đoán sớm và chữa trị đúng cách thì có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
⇔ Gây viêm bể thận, nhiễm trùng thận, suy thận… phải chạy thận rất tốn kém
⇔ Tiểu ra máu kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, gây tắc vòi trứng, khó khăn cho việc thụ thai.
⇔ Tiểu ra máu khiến chị em mệt mỏi, bất an, đau bụng dưới/đau lưng… không thể tập trung trong công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống
⇔ Phụ nữ đang mang thai bị tiểu ra máu do bệnh phụ khoa/tiết niệu có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hoặc con bị dị dạng,...
TIỂU RA MÁU, ĐÁI RA MÁU Ở NỮ: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Tiểu ra máu ở nữ là một vấn đề phức tạp, liên quan đến các vấn đề bệnh lý, do đó việc can thiệp chẩn đoán sớm, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng phác đồ- đúng bệnh là rất quan trọng. Bệnh nhân cần tìm đến những cơ sở uy tín để được bác sĩ giỏi thăm khám.
Chẩn đoán tình trạng đi tiểu ra máu
Tùy từng biểu hiện bệnh lý và trường hợp cụ thể, chị em có thể được chỉ định thăm khám, làm các xét nghiệm liên quan, như:
► Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm kiểm tra nồng độ hồng cầu trong nước tiểu, phát hiện chất khoáng và dấu hiệu nhiễm trùng.
► Soi kính hiển vi đối pha: Nhằm chẩn đoán nguồn gốc gây tiểu ra máu ở đường tiết niệu khá chính xác
► Nội soi bàng quang: Bác sĩ quan sát cận cảnh bàng quang, ống dẫn nước tiểu để phát hiện tổn thương, khối u… củng cố chẩn đoán nguyên nhân gây tiểu ra máu.
► Chẩn đoán hình ảnh: Có thể thực hiện bằng siêu âm ổ bụng, chụp X-Quang, chụp CT hoặc MRI trong trường hợp nghiêm trọng… để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh lý gây tiểu ra máu.
Cách điều trị đi tiểu ra máu ở nữ hiệu quả
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận, tư vấn cho bệnh nhân phác đồ chữa trị hiệu quả, an toàn. Có thể kể đến như:
► Dùng thuốc: Đối với các tổn thương, viêm nhiễm nhẹ bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, đặc trị, chống viêm nhiễm –kháng khuẩn, từ đó sẽ làm lưu thông tuần hoàn máu và phục hồi cơ quan bị tổn thương.
► Liệu pháp miễn dịch CRS: Đây là kỹ thuật tiên tiến, có tác dụng rất lớn trong việc điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Thông qua chùm tia sóng (sóng ngắn, sóng viba, sóng hồng quang) sẽ tỏa ra năng lượng, kích thích tiêu diệt virus/ nấm/ vi khuẩn; làm lành tổn thương bề mặt; tăng hiệu quả thẩm thấu thuốc, giúp bệnh hồi phục nhanh.
► Phương pháp Oxygen-O3: Các ion hoạt tính có khả năng kháng khuẩn cực mạnh sẽ trực tiếp len lỏi vào sâu bên trong tế bào, oxy có tác dụng khử khuẩn, làm sạch ổ viêm. Chùm tia này không chứa thành phần hóa học, điều trị nhanh chóng, không gây đau đớn hay chảy máu, ngăn ngừa tái phát.
**Lưu ý: Bên cạnh tuân thủ chỉ định điều trị bệnh lý từ bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chú ý đến sinh hoạt – lối sống khoa học để bệnh nhanh hồi phục:
• Uống nhiều nước lọc (ít 2l/ngày), hạn chế thức uống có cồn, gas, bia rượu
• Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cơ thể lợi tiểu.
• Nghỉ ngơi hợp lý, giải trí lành mạnh. Ngủ đủ giấc.
• Tránh quan hệ tình dục sớm khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.
• Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục loại bỏ vi khuẩn.
Xem thêm: Tiểu ra máu, đái ra máu ở nữ đang khiến bạn mệt mỏi, hoang mang, lo sợ. Đừng lo lắng, đến với Đa Khoa Hoàn Cầu để được thăm khám. Phòng Khám tập trung nhiều chuyên gia phụ khoa giỏi, giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị y tế hiện đại, chúng tôi sẽ cố gắng mang lại vùng sinh lý, cơ quan sinh sản khỏe mạnh cho chị em.
Liên Hệ Ngay Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa Chỉ Khám Chữa Bệnh Phụ Khoa Uy Tín Tại TPHCM
• Địa chỉ: Số 80-82 Châu Văn Liêm, P11, Q5, TPHCM
• Hotline: 028 3923 9999
• Thời gian làm việc: Từ 8h sáng – 20h tối (Từ T2 – CN)
Với những thông tin giải đáp xoay quanh vấn đề đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nữ giới? mong rằng nữ giới sẽ có kiến thức hữu ích, chủ động hơn trong việc thăm khám. Nếu chị em có những lo lắng, thắc mắc hoặc cần đặt lịch thăm khám, hãy Nhấn vào Khung Chat để được chuyên gia tư vấn miễn phí.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM