Thu gọn danh mục

Đi tiểu buốt là cảm giác nóng rát khó chịu khi đi tiểu. Và khi tiểu ra máu có nghĩa là nước tiểu có chứa một lượng hồng cầu bất thường ra khỏi cơ thể. Tình trạng máu đi ra theo đường tiết niệu kèm theo tiểu buốt, tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm về niệu đạo, đường tiết niệu. Cùng theo dõi Đi tiểu buốt - Tiểu ra máu là bệnh gì? Tìm cách chữa để biết cách nhận biết, phòng ngừa và điều trị kịp lúc nhá!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Đi tiểu buốt - tiểu ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tiểu buốt (hay đái buốt, tiểu đau, khó tiểu) là tình trạng bệnh nhân bị rối loạn đường tiểu tiện. Bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, ở cả nam và nữ.

Biểu hiện của tình trạng này là:

+ Mỗi khi đi tiểu đều khó đi

+ Mỗi lần đi lượng nước tiểu lại ít mà có máu đi kèm.

+ Cảm giác đi kèm là nóng rát, đau buốt ở vùng niệu đạo.

Đi tiểu buốt - tiểu ra máu là bệnh gì?

Chính những biểu hiện này ảnh hưởng sâu sắc đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, có tiềm ẩn nguy cơ bị mắc các bệnh sức khỏe sinh sản vùng cơ quan sinh dục. Vậy vì sao lại bị đi tiểu buốt - tiểu ra máu? Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý sau:

Phì đại tuyến tiền liệt - Viêm tuyến tiền liệt

Tuyết tiền liệt là bộ phận chỉ có ở nam giới, gặp với ống dẫn tinh ở dương vật. Hai loại bệnh lý này phổ biến ở đàn ông trung niên, khi tuyến tiền liệt có dấu hiệu lão hóa. Cụ thể những dấu hiệu khi mắc bệnh như:

+ Tiểu buốt, tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều lần, muốn đi nhưng không đi được.

+ Bụng dưới có cảm giác bị chướng.

+ Dương vật khi quan hệ tình dục hoặc khi xuất tinh, cảm thấy đau dữ dội.

+ Khu vực lưng, vùng bẹn, vùng chậu thường xương đau.

+ Khi bệnh chuyển nặng, nước tiểu ra có lẫn máu do hồng cầu bất thường pha vào.

Biến chứng của bệnh lý này là nhiễm trùng đường tiểu, suy giảm chức năng quả thận, bí tiểu cấp tính. Anh em cần đi khám và điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

Bệnh viêm đường tiết niệu

Bộ phận Tiết niệu ở cả nam và nữ đều gồm:

+ Hai quả thận.

+ Niệu quản.

+ Bàng quang

+ Niệu đạo.

Khi một trong 4 cơ quan này bị viêm nhiễm đều dẫn đến viêm đường tiết niệu hay viêm tiết niệu. Khi đó hệ tiết niệu của cơ thể bị tổn thương, dẫn đến các triệu chứng như

+ Tiểu buốt, tiểu són, đi tiểu với lượng nước tiểu ít.

+ Nước tiểu ra lại có màu vàng đục.

+ Vùng bụng dưới và (dưới) thắt lưng bị đau nhức khó chịu

+ Cơ chế bài tiết bị ảnh hưởng nên cơ thể thường xuyên mất cân bằng nước, dễ sốt cao.

+ Nhiều trường hợp, bệnh nhân còn tiểu ra máu.

Vì cơ quan sinh dục có mối liên kết chặt chẽ với đường tiết niệu, nên khi người bệnh có những dấu hiệu trên, cần thăm khám và chữa trị sớm, tránh biến chứng ảnh hưởng đến sinh lý cơ thể.

Bệnh viêm đường tiết niệu là nguyên nhân gây đi tiểu buốt - tiểu ra máu

Tình trạng thai phát triển ngoài tử cung người mẹ

Thai ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung) được coi là tình trạng cực kì nguy hiểm ở phụ khoa trong thời kì thai sản. Đây là tình trạng tinh trùng đã thụ tinh với trứng tạo thành thai, nhưng thai không làm tổ trong buồng tử cung người mẹ, mà kí sinh ở buồng trứng, ống dẫn trứng, cổ tử cung, hoặc có thể ở ổ bụng, vòi tử cung. Khi thai phát triển mà không có không gian rộng và đầy đủ điều kiện như buồng tử cung, túi thai sẽ vỡ và gây máu chảy ồ ạt vào vùng ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.

Vì vậy, khi phụ nữ mang thai đi tiểu ra máu là vô cùng nguy hiểm, cần khám và điều trị ngay để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé được an toàn.

Tình trạng viêm nhiễm âm đạo ở mẹ bầu

Trong giai đoạn phụ nữ mang thai, dịch ở âm đạo - khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn do tăng nồng độ hormon Estrogen trong cơ thể người mẹ.

Vì vậy, vệ sinh vùng kín là vấn đề cần được quan tâm. Nếu chị em không chú ý thường xuyên thay quần lót, âm đạo sẽ trở thành nơi lí tưởng để các loại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập, gây viêm vùng kín. Các dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo là:

+ Vùng kín thường xuyên bị ngứa ngáy.

+ Đi tiểu buốt, tiểu ra máu

+ Khí hư - dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu

Dấu hiệu của bệnh Lậu

Đây là căn bệnh xã hội nguy hiểm, do quan hệ khoong an toàn với bạn tình, hoặc tiếp xúc với dịch tiết ra từ người mắc bệnh lậu. Sau giai đoạn ủ bệnh trung bình từ 3 đến 7 ngày, các triệu chứng lâm sàn ở bệnh nhân mắc bệnh lậu xuất hiện như:

+ Ở nữ, khí hư ra nhiều hơn bình thường, có mùi hôi.

+ Ở nam, ở lỗ niệu đạo có chảy dịch và có mùi hôi.

+ Đi tiểu buốt, tiểu són, khó đi. Nước tiểu bài tiết ra có mùi khai nồng và có lẫn mủ, thường có máu pha lẫn chung.

Dấu hiệu của bệnh ung thư (thận hoặc bàng quang)

Bệnh lý phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam, đặc biệt là chị em bắt đầu vào độ tuổi 40. Triệu chứng của bệnh này ở giai đoạn đầu là:

+ Đi tiểu són, tiểu ra máu

+ Vùng bụng dưới thường xuyên bị đau

+ Mất cân bằng bài tiết nước tiểu nên thường xuyên sốt cao.

Các phương pháp điều trị đi tiểu buốt - tiểu ra máu

Bài thuốc dân gian

Theo đông y, đây là các triệu chứng của thận hư, bệnh nhân có thể dùng 2 loại trái cây sau để chế biến thức ăn, giúp cân bằng thận âm - thận dương:

Trái bí đao

Các món ăn như: ăn sống, ép nước trái cây,... Thành phần trong bí đao giúp thanh nhiệt, lợi niệu, tiêu viêm, tiêu khát, tốt cho bổ thận.

Cần người bệnh kiên trì dùng trong thời gian dài mới phát huy tác dụng.

Trái bí đao tốt cho người bị triệu chứng đi tiểu buốt - tiểu ra máu

Bột sắn dây

Pha bột sắn dây vào nước lọc để uống mỗi ngày giúp giải độc, thanh nhiệt, giải khát, tốt cho bàng quang nói riêng và đường tiết niệu nói chung.

Để công dụng của loại cây họ đậu này có hiệu quả, người dùng cần có thói quen uống hàng ngày, giúp thông đường tiết niệu hiệu quả.

Phương pháp nội khoa: thuốc điều trị

Tùy vào tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây ra đi tiểu buốt - tiểu ra máu, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm mà kê đơn thuốc điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể là các loại thuốc kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhức, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đang có. Thuốc còn có tác dụng giảm nguy cơ biến chứng sang các bệnh khác.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả với trường hợp mắc bệnh nhẹ. Vì vậy, người bệnh phải trao đổi kĩ với bác sĩ để có đơn thuốc cần cho điều trị bệnh, không tự ý mua thuốc về dùng, tránh để bệnh thêm nghiêm trọng.

Phương pháp ngoại khoa: phẫu thuật tùy bệnh lý

Phương pháp này được áp dụng đối với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nặng. Các phương pháp phẫu thuật được lựa chọn dựa trên bệnh lý mà người bệnh đang mắc phải. Có thể kể đến:

+ Phương pháp hồi phục gen liên kết DHA: giúp điều trị bệnh lậu.

+ Phẫu thuật lấy sỏi ở thận.

+ Ở nam: phẫu thuật trị phì đại tuyến tiền liệt

+ Ở nữ: phẫu thuật cổ tử cung và viêm lộ tuyến tử cung.

Lời khuyên từ các chuyên gia

Theo các chuyên gia phòng khám đa khoa Hoàn Cầu TPHCM, tình trạng đi tiểu buốt - tiểu ra máu là triệu chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý tiềm ẩn. Vì thể, để bảo vệ bản thân khỏe mạnh, chúng ta nên:

+ Khám sức khỏe định kì 6 tháng để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý hiệu quả.

+ Khi có dấu hiệu tiểu buốt hoặc tiểu buốt - tiểu ra máu, cần đi điều trị ngay.

+ Vệ sinh sạch sẽ vùng kín ở cả nam và nữ.

+ Tuyệt đột không được thường xuyên nhịn tiểu.

+ Cần bổ sung nước đầy đủ, hàng ngày phải đủ 2 lít nước cho cơ thể.

+ Sinh hoạt lành mạnh, an toàn, nhằm tránh nhiễm các bệnh xã hội lây qua đường tình dục

+ Lựa chọn những cơ sở y tế, địa chỉ thăm khám chất lượng, uy tín để khám và điều trị.

Địa chỉ điều trị đi tiểu buốt - tiểu ra máu uy tín TPHCM

Bài viết trên về tình trạng Đi tiểu buốt - Tiểu ra máu là bệnh gì? Tìm cách chữa đã giúp cung cấp một lượng lớn thông tin bổ ích cần thiết. Nếu bệnh nhân còn bất kì thắc mắc nào chưa rõ, hãy liên hệ khung chat ngay để các chuyên gia chúng tôi giải đáp và tư vấn miễn phí.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM