Đau tai là căn bệnh có thể xảy ra với cả trẻ em và người lớn. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây nhiều phiền toái trong công việc, học tập cũng như cuộc sống của người mắc bệnh. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia đến từ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu sẽ phân tích rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp phòng ngừa căn bệnh đau tai này.
ĐAU TAI LÀ GÌ?
Đau tai là tình trạng cơn đau bắt đầu từ bên trong tai hoặc từ bên ngoài tai, có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai. Cơn đau có thể âm ỉ, rõ ràng hoặc nóng rát. Bạn có thể phải chịu đau trong thời gian dài hoặc các cơn đau ngắn tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân của cơn đau tai:
► Đau tai có thể chia thành các nhóm nguyên nhân sau:
► Các bệnh lý cấp và mãn tính từ tai như: viêm tai ngoài cấp, các thể của viêm tai giữa, viêm màng nhĩ,…
► Đau quy chiếu (đau do bệnh ở cơ quan khác có chung đường thần kinh cảm giác với tai)
► Đau do nguyên nhân thần kinh
► Đau tai do yếu tố tâm lý
Một số nguyên nhân đau tai bên ngoài có thể nhận thấy bằng quan sát kỹ, còn lại những nguyên nhân bệnh lý tìm ẩn khác cần phải được bác sĩ chuyên khoa kết hợp với trang thiết bị chuyên dụng để khám và kiểm tra chính xác.
► Đau do các bệnh lý cấp tính:
Các bệnh lý cấp tính có thể gây ra tình trạng đau tai gồm:
♦ Viêm tai ngoài cấp tính: là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm.
Tình trạng có thể lan tỏa các vùng xung quanh, gây ảnh hưởng đến toàn bộ da ống tai ngoài hoặc khu trú biểu hiện như một đinh nhọt. Nhọt là khối phồng lên gây đau, nằm ở phần ngoài ống tai (nơi có lông tai).
Nhọt thường không ảnh hưởng đến thính lực (chỉ ảnh hưởng khi sưng nề nhiều, bít tắc ống tai), khi nhiễm trùng lan rộng có thể gây sốt, đôi khi có thể dùng tay sờ được hạch nông và gây đau ở phía sau tai. Trong viêm tai ngoài cấp tính, khi lắc vành tai sẽ gây tăng mức độ cơn đau, chảy dịch quánh đặc nhưng ít khi xảy ra.
Trường hợp nhiễm nấm da ống tai ngoài có thể gây đau nhiều kèm theo bong tróc keratin, từ đó tạo thành hình ảnh các hạt đen hoặc sậm màu của các bào tử nấm.
♦ Viêm tai giữa cấp tính: là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở tai giữa, thường đi cùng với nhiễm trùng đường hô hấp trên, ngoài ra nhiễm vi trùng thường phức tạp, do nhiễm khuẩn thứ phát gây nên.
Viêm tai xương chũm cấp tính: là hiện tượng tổn thương lan vào xương chũm ở xung quanh sào bào và tai giữa. Thời gian viêm nhiễm kéo dài không quá 3 tháng, khác với phản ứng xương chũm do mủ ứ đọng trong tai giữa gây nên, phản ứng xương chũm chỉ kéo dài 5-7 ngày là khỏi.
Bệnh tích thường là viêm loãng xương và viêm tắc mạch máu xương, các vách ngăn giữa các tế bào xương bị phá hủy dần, các ổ mủ tích tụ lại thành túi mủ, đôi khi xương bị chết từng khối thành xương mục, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
♦ Viêm tai giữa mạn tính xuất tiết: là tình trạng chảy mủ tai dai dẳng, mãn tính (> 6 tuần), chảy mủ qua lỗ thủng màng nhĩ. Triệu chứng thường là chảy mủ tai nhưng không đau, thính lực giảm.
Viêm tai ngoài ác tính (hoại tử): viêm tai ngoài có thể lan rộng đến các mô xung quanh, bao gồm xương hàm, mặt, trở thành viêm tai ngoài ác tính.
► Đau tai do các nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân do bệnh lý đã nêu, đau tai còn có thể xuất phát từ những tác nhân sau:
+ Viêm màng nhĩ tạo bóng nước: do virus gây ra, thường gây đau dữ dội kèm chảy dịch tai
+ Hội chứng Ramsay Hunt: là bệnh hiếm gặp, do virus bệnh thủy đậu và giời leo gây ra, thường được nhận biết qua các nốt ban, cảm giác yếu mặt đột ngột,…
+ Đau quy chiếu: các nguyên nhân khá đa dạng như đau vùng hầu họng, do răng, cột sống cổ,..
+ Các nhân nhân do yếu tố thần kinh: có thể kể đến như đau thần kinh các vùng phía sau trong của họng, dạng đau nửa đầu,…
Dấu hiệu và triệu chứng đi kèm với đau tai
Những triệu chứng điển hình dưới đây có thể dễ bị nhầm tưởng với những căn bệnh khác, nếu không nhanh chóng phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn, các triệu chứng như:
• Chảy máu tai
• Chảy dịch hoặc mủ
• Ho
• Giảm thính lực
• Khó ngủ hoặc khó chịu (thường gặp ở trẻ nhỏ)
• Chóng mặt, nhức đầu, cảm giác quay cuồng
• Sốt, buồn nôn
• Cảm giác đầy trong tai, tai bị ù
• Đỏ hoặc sưng tai
• Viêm họng
• Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
Phương pháp phòng ngừa đau tai
Để tránh tình trạng đau tai, bạn có thể áp dụng các phương pháp dễ thực hiện nhưng lại có hiệu quả, như sau:
+ Hạn chế sử dụng tai nghe
+ Bảo vệ tai trước khi bơi và vệ sinh sạch sẽ sau khi bơi
+ Không đưa các vật cứng vào bên trong tai
+ Không nên lấy ráy tai thường xuyên
+ Vệ sinh máy trợ thính sạch sẽ (nếu có)
+ Cho bông gòn vào tai trước khi sử dụng keo xịt tóc, thuốc nhuộm,…
+ Tránh nơi quá ồn ào
Hiện nay, với sự phát triển của y học tiên tiến đã cho ra đời nhiều phương pháp chữa đau tai hiệu quả, được các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu ứng dụng và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân, có thể kể đến như:
♦ Đối với thuốc điều trị thường là thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng tiêm, có thể kèm theo thuốc nhỏ để tiêu viêm, diệt khuẩn, giảm sưng viêm,..
♦ Liệu pháp Đông - Tây y kết hợp, trị liệu cộng hưởng âm thanh, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, uống thuốc kết hợp,… nhằm điều trị nguyên nhân gây bệnh từ đó nhanh chóng chữa dứt bệnh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng đau tai muốn được tham vấn cùng chuyên gia, đừng ngần ngại liên hệ ngay qua số Hotline (028) 3923 9999 hoặc Nhấp vào khung chat để được tư vấn bệnh cũng như đặt lịch khám trước miễn phí.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM