Thu gọn danh mục

Tình trạng đau nhức ở chân và tay vào buổi tối thường khiến chúng ta ngủ không ngon, hay thức giấc nửa đêm, thậm chí là mất ngủ. Từ đó khiến cho tinh thần bị suy sụp, luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và chất lượng công việc. Do đó, bạn cần phải hết sức cảnh giác với triệu chứng đau nhức chân tay về đêm vì đây có thể là biểu hiện cảnh báo bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn. Cùng xem bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!

Nguyên Nhân Gây Đau Nhức Tay Chân Về Đêm

Theo các chuyên gia cơ xương khớp thuộc Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu cho biết “Những cơn đau nhức chân tay, chuột rút về đêm từ âm ỉ đến dữ dội khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, thậm chí mất ngủ, cơ thể mệt mỏi rã rời vào sáng hôm sau. Tình trạng đau nhức này chủ yếu xảy ra ở phần bắp chân, bàn chân, đùi; hoặc ở vùng vai gáy lan xuống cổ tay, khuỷu tay. Trong nhiều trường hợp, cơn đau có thể nghiêm trọng tới mức bạn cảm thấy căng cứng ở các cơ khiến bạn đang ngủ phải tỉnh giấc”

Nguyên nhân dẫn đến đau nhức chân tay về đêm có thể do yếu tố bên ngoài, thời tiết, tính chất công việc hoặc có thể xuất phát từ những bệnh lý nghiêm trọng.

►​ Đau nhức chân tay về đêm do thời tiết “giao mùa”

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, đa số các trường hợp bị đau nhức chân tay về đêm hoặc chuột rút ở cơ bắp là do vấn đề ở thần kinh, không phải là do vấn đề cơ bắp và thường diễn ra vào mùa hè, là ở thời điểm giao mùa.

Bởi vào mùa hè, hệ thống thần kinh tăng trưởng và hoạt động mạnh, nồng độ vitamin D có thể đạt tới “đỉnh điểm” và tham gia vào quá trình tự nhiên và kích hoạt các cơn đau nhức.

►​ Cơ thể thiếu nước cũng gây đau nhức chân tay về đêm

Sự mất nước trong cơ thể sẽ làm rối loạn - mất cân bằng điện giải trong máu. Đây là nguyên nhân phổ biến gây tình trạng đau nhức chân tay khi ngủ. Do đó, nhiều bệnh nhân cảm thấy cơ thể khô khan và phải thức dậy vào giữa đêm để bổ sung nước cho cơ thể.

Bên cạnh đau nhức, một số dấu hiệu khác cũng cho thấy cơ thể bạn đang trong tình trạng thiếu nước, như: da khô, đi tiểu ít hơn, thường xuyên thấy đói.

►​ Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng

Cơ thể thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, như: canxi, kali, magie… cũng gây ra tình trạng mỏi mệt, cảm giác bồn chồn khó chịu, hay bị đau và nhức mỏi tay chân, rụng tóc... đặc biệt là vào ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi không vận động.

►​ Tập luyện căng cơ hoặc mất sức

Nếu ban ngày bạn tập luyện những bài tập sử dụng chân/ tay quá nặng cũng sẽ dẫn đến những cơn đau nhức chân tay về đêm; đặc biệt là ở giai đoạn mới luyện tập, cơ thể chưa kịp thích nghi với cường độ bài tập.

Tình trạng này thường gặp ở những người có xu hướng giảm cân cấp tốc, lựa chọn lịch tập nặng hoặc quá nhiều bài tập căng sức… điều này sẽ gây mỏi cơ, đau nhức hoặc những tổn thương nghiêm trọng trong quá trình tập luyện.

► ​Do tính chất công việc sử dụng tay/ chân liên tục

Nếu ban ngày, do tính chất công việc phải đứng nhiều, liên tục (gây đau chân về đêm) hoặc phải làm việc bằng tay nhiều trong thời gian dài (nhân viên văn phòng, thợ may) sẽ gây đau mỏi tay về đêm… điều này được lý giải là do máu và nước không được lưu thông tốt, gây mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Hơn nữa, các động tác lặp đi lặp lại cũng là yếu tố gây yếu cơ, mỏi cơ.

►​ Do tuổi tác hoặc quá trình lão hóa

Tuổi tác ngày càng cao, đặc biệt là những người sau tuổi trung niên các cơ quan trong cơ thể cũng dần bị lão hóa, trong đó có hệ xương khớp.

Lúc này, cơ thể dần mất các neuron vận động hoặc các khớp bị thoái hóa, các cơn đau nhức chân tay hoặc chuột rút diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là khi vận động. Các cơn đau này có thể kéo dài dai dẳng cho đến khi đêm và khiến bạn rất khó để chợp mắt.

►​ Do mang thai

Trong giai đoạn mang thai, bạn có thể bị tăng cân và kéo theo đó quá trình tuần hoàn máu cũng bị ảnh hưởng. Một phần, sự phát triển lớn dần của thai nhi cũng gây chèn ép lên một số dây thần kinh của người mẹ… điều này sẽ gây ra tình trạng đau nhức hoặc chuột rút

Nếu bạn mang thai thì khả năng tuần hoàn máu cũng sẽ bị ảnh hưởng cùng với tình trạng tăng cân. Theo American Pregnancy Association, sự phát triển của thai nhi có thể gây áp lực lên một số dây thần kinh của người mẹ, dẫn đến tình trạng chuột rút.

► ​Do bệnh lý cơ xương khớp thường gặp

Ngoài ra, một số các bệnh lý khác như: tiểu đường, tăng huyết áp, trầm cảm… cũng có thể làm gián đoạn hệ thống thần kinh, gây ra các cơn đau ở chân, tay về đêm

Ngoài các nguyên nhân phổ biến như thiếu canxi, tổn thương phần mềm, tư thế ngủ sai cách,... triệu chứng đau nhức ở chân tay còn là biểu hiện của bệnh xương khớp. Đó là:

♦ Hội chứng ống cổ tay: Nếu cổ tay chịu lực tác động mạnh sẽ gây chèn ép đến các dây thần kinh ở tay, hoặc làm rách cơ. Đó là lý do khiến dưỡng chất nuôi dưỡng không di chuyển được đến tay, gây đau nhức, tê bì vào ban đêm.

♦ Thoát vị đĩa đệm cổ: Là trường hợp nhân nhầy ở đĩa đệm bị tràn ra ngoài, chen lấn vào hệ thống thần kinh và mạch, tạo ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu ở tay.

♦ Thoái hóa cột sống cổ: Thường xuất hiện ở những người cao tuổi, khi các đốt cột sống bị thoái hóa, dẫn đến áp lực lên rễ thần kinh, tác động trực tiếp đến dây thần kinh cánh tay và gây đau.

♦ Viêm khớp: Khi bị virus, vi khuẩn tấn công gây nên viêm nhiễm hoặc tổn thương bên trong cơ thể, sẽ làm cho các khớp tay bị đau nhức, đặc biệt là trong lúc ngủ.

CÁCH KHẮC PHỤC ĐAU NHỨC CHÂN TAY VỀ ĐÊM HIỆU QUẢ

Tình trạng đau nhức chân tay về đêm có thể do thói quen ít vận động nhưng cũng không loại trừ khả năng mắc các bệnh lý cơ xương khớp. Do đó, bạn nên xây dựng lối sống khoa học, đồng thời đi khám bác sĩ nếu các cơn đau nghiêm trọng.

Phương Pháp Khắc Phục Đau Nhức Tay Chân Về Đêm Tại Nhà

Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn có thể khắc phục nó tại nhà bằng những cách đơn giản như sau:

➤ Xoa bóp: Lấy tay không bị đau để xoa bóp tại những vị trí bị đau ở tay và chân, kết hợp các động tác đơn giản như co duỗi tay chân, cử động ngón tay, khớp vai. Tuy nhiên, không nên vận động quá mạnh, quá liên tục vì có thể làm tổn thương nặng hơn.

➤ Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày: Việc đảm bảo uống đủ ít từ 1,5-2l nước mỗi ngày (hoặc có thể bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả) sẽ giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt. Bên cạnh đó, bạn nên uống nước chậm, chia từng ngụm nhỏ để giúp quá trình hấp thu của cơ thể diễn ra thuận lợi.

➤ Thay đổi thói quen xấu: Một số thói quen có thể khiến bạn bị đau ở các chi như tắm nước lạnh vào buổi khuya, ngủ sai tư thế, không giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, vận động tay chân quá mức,... cần phải thay đổi ngay.

➤ Ăn uống hợp lý: Đảm bảo bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng, là canxi, kali, vitamin D, B, khoáng chất… hoặc các thực phẩm giàu chất điện giải như khoai tây, bơ, rau chân vịt, khoai lang, nấm, đậu Hà Lan… để đảm bảo xương khớp được khỏe mạnh.

➤ Giảm đau nhức chân tay về đêm một cách khoa học

- Thực hiện chống nắng và che chắn da kỹ càng khi trời nắng nóng, cần phải ra ngoài… để bảo vệ da và hệ xương khớp.

- Trước khi tập luyện thể dục, thể thao nên khởi động kỹ trước khi luyện tập; đồng thời bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể... để quá trình luyện tập hiệu quả và tránh các cơn đau nhức chân tay về đêm

- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu bằng cách tranh thủ khoảng 3-5 phút đi lại, vận động tay chân để máu lưu thông tốt.

- Có thể ngâm chân vào nước muối ấm khoảng 10-15 phút trước khi đi ngủ để thư giãn cổ chân, giảm đau nhức hiệu quả.

- Đối với mẹ bầu, có thể giảm đau bằng cách chườm nóng và di chuyển nhẹ nhàng quanh phòng trước khi đi ngủ.

- Nếu vào giữa đêm bạn tỉnh giấc và chân tay đau nhức khiến bạn khó vận động, không thể ra khỏi giường... hãy thử nắm bàn chân bằng cả hai tay và nhẹ nhàng nhấn ngón tay cái vào lòng bàn chân.

➤ Thăm khám tại cơ sở y tế: Khi tình trạng đau nhức chân tay về đêm lặp lại liên tục với mức không giảm mà còn tăng lên, bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám, điều trị sớm có thể.

Chữa đau nhức chân tay hiệu quả, an toàn tại cơ sở y tế

Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể, chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, hiệu quả là kỹ thuật dùng dao châm Hene kết hợp cùng vật lý trị liệu và thuốc nội khoa nếu cần thiết. Phương pháp dao châm Hene hiện đại có ưu điểm:

► An toàn: Dùng dao châm siêu nhỏ theo cách xâm lấn tối thiểu, kết hợp cùng liệu pháp vật lý trị liệu, nắn chỉnh khớp, châm cứu,... loại bỏ triệu chứng đau nhức chân tay về đêm một cách an toàn, hiệu quả cao và không gây ảnh hưởng đến vùng khỏe mạnh.

► Hiệu quả: Phương pháp đã được chứng minh hiệu quả lên đến 98% và được thực hiện nhanh chóng trong 15-20 phút, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

► Ngăn ngừa tái phát: Điều trị các triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Do đó, sau khi thực hiện, hầu như người bệnh không gặp phải bất cứ biến chứng nào hay tái phát lại.

Hiện Phòng khám xương khớp Hoàn Cầu đang là trung tâm chuyên khoa, thực hiện khám và chữa các bệnh đau nhức tay chân và cơ xương khớp nói chung. Tại TPHCM, Hoàn Cầu được chuyên giá đánh giá cao về chất lượng cùng đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Qua một số chia sẻ trên đây về hiện tượng đau nhức chân tay về đêm, hy vọng người bệnh đã tìm ra cách khắc phục hiệu quả, lấy lại sức khỏe bản thân để ngủ ngon hơn. Mọi thắc mắc liên quan, bạn có thể nhờ chuyên gia giải đáp thông qua bảng chat ở ngay dưới đây nhé!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM