Thu gọn danh mục

Chụp HSG là gì và khi nào cần chụp HSG? Bạn có bao giờ thắc mắc vấn đề này khi nghe đến chụp HSG hay không? Nếu cũng đang băn khoăn về chụp HSG và cần tìm hiểu thật kỹ vậy thì hãy cùng theo dõi bài viết sau để có được thông tin đầy đủ về vấn đề chụp HSG nhé.

CHỤP HSG LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN CHỤP HSG?

Hysterosalpingography được viết tắt là HSG hay còn gọi là chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang. Đây chính là một xét nghiệm X-quang được dùng nhằm mục đích kiểm tra tình trạng bên trong tử cung cùng ống dẫn trứng ra sao.

Thường thì chụp HSG để chẩn đoán tắc ống dẫn trứng một phần hay là hoàn toàn. Ngoài ra chính xét nghiệm này còn được dùng nhằm phát hiện ra các bất thường với kích thước hoặc là hình dạng tử cung. Toàn bộ vấn đề này đều hoàn toàn liên quan đến vô sinh hay một số rối loạn thai kỳ.

Đối với một số trường hợp thực hiện triệt sản qua cổ tử cung thì chụp HSG nhằm xét nghiệm cần thiết đảm bảo ống dẫn trứng đóng hoàn toàn và bạn triệt sản liệu thành công hay chưa. Chú ý rằng không được xét nghiệm HSG với một số đối tượng đó là: Chị em đang mang thai; Bị viêm vùng chậu; Bị xuất huyết tử cung nghiêm trọng ở thời điểm làm xét nghiệm; Tiền sử có dị ứng với chất cản quang.

Chú ý nếu bạn đã giao hợp, không dùng biện pháp ngừa thai như thuốc viên hay thuốc tiêm ngừa thai. Vậy thì có thể làm xét nghiệm HSG trong 2 tuần đầu sau kỳ kinh đó là:

Nếu đang cố gắng mang thai, bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân biết thời điểm cần chụp HSG.

Khi triệt sản qua cổ tử cung thì chụp HSG sau đó 3 tháng.

Tình trạng bị tắc ống dẫn trứng gây vô sinh.

MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CHỤP HSG

Ngoài việc tìm hiểu khi nào cần chụp HSG thì có một số vấn đề khác liên quan đến chụp HSG mà bệnh nhân cần lưu ý đó là:

1. Chuẩn bị gì trước khi chụp HSG?

Bác sĩ đề nghị dùng thuốc giảm đau không kê đơn một giờ trước khi xét nghiệm. Một số trường hợp kê cho thuốc kháng sinh trước khi chụp HSG. Hầu như các trường hợp sau chụp HSG đều tự lái xe về nhà được. Nhưng để đảm bảo an toàn hoặc khi thấy không được thoải mái sau làm xét nghiệm thì tốt hơn hết nên nhờ người thân đưa về nhà.

2. Chụp HSG thực hiện ra sao?

Thường thì chụp HSG sẽ được thực hiện ở bệnh viện, ở phòng khám hay ở trung tâm hình ảnh. Thời điểm tốt để chụp là nửa đầu chu kỳ tức là từ ngày 6 đến 11 chu kỳ. Đây cũng chính là thời điểm mà khả năng thụ thai ít khi xảy ra.

Khi chụp HSG thì chất cản quang được tiêm vào tử cung, ống dẫn trứng. Thực chất nó chính là loại chất lỏng và chứa thuốc nhuộm. Chính thuốc nhuộm này sẽ phản ánh cấu trúc cơ thể lên trên màn hình X-quang. Bác sĩ nhìn vào màn hình bản phác thảo kích thước bên trong, hình dạng tử cung cùng ống dẫn trứng. Ngoài ra bác sĩ còn quan sát thấy thuốc nhuộm di chuyển đến những cơ quan khác.

Cụ thể hơn thì chụp HSG được thực hiện với trình tự các bước sau đây:

Bước 1: Quan sát khu vực cổ tử cung

Chị em nằm ngửa và chân đặt trên giá đỡ như làm xét nghiệm Pap. Bác sĩ dùng mỏ vịt vào âm đạo, mỏ vịt giúp mở rộng đường âm đạo để bác sĩ quan sát khu vực cổ tử cung. Cổ tử cung khi đó được làm sạch bởi xà phòng diệt khuẩn.

Phần cuối cổ tử cung được tiêm thuốc gây tê cục bộ nhằm giảm đau. Bạn sẽ thấy hơi nhói khi bác sĩ tiêm thuốc gây tê.

Bước 2: Tiêm thuốc nhuộm vào tử cung

Có 2 phương pháp thực hiện đó là cố định tử cung bằng thiết bị rồi đưa ống thông cổ tử cung rồi truyền thuốc nhuộm vào. Hoặc dùng ống nhựa mỏng đưa qua phần đầu cổ tử cung. Cuối ống nhựa đó là quả bóng nhỏ được thổi phồng. Chính quả bóng này sẽ giữ cho ống ở vị trí cố định bên trong tử cung.

Bác sĩ lấy mỏ vịt ra và di chuyển bạn dưới máy chụp X-quang. Khi đó dòng chất cản quang chứa thuốc nhuộm sẽ từ từ di chuyển qua ống thông hay ống nhựa mỏng. Vào khu vực tử cung cùng ống dẫn trứng, có thể bị chuột rút khi làm quá trình này.

Lúc tử cung cùng vòi trứng được lấp đầy thuốc nhuộm thì hình ảnh X-quang được chụp lại, đưa lên màn hình cho bác sĩ quan sát. Nếu không bị tắc ống dẫn trứng thì dòng chất cản quang tràn từ từ ra hết khỏi đầu ống và cơ thể hấp thụ. Sau khi có hình chụp HSG thì ống thông được đưa ra khỏi tử cung.

Chia sẻ từ chuyên gia

Chị em dù đã “thả” lâu vẫn chưa có em bé thì có thể gặp phải trường hợp tắc ống dẫn trứng. Tình trạng này hiện nay khá phổ biến và cần được xét nghiệm HSG sớm để nhận biết và tìm ra giải pháp xử lý thông vòi trứng cho hiệu quả. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây vô sinh hiếm muộn xuất phát từ nam và nữ giới. Do vậy chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên rằng để phát hiện chính xác và có giải pháp điều trị kịp thời thì cần thăm khám cả hai.

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về việc khi nào cần chụp HSG cùng một số thông tin liên quan. Mọi câu hỏi thắc mắc liên quan đến khám phụ khoa hay vấn đề khác cần hỗ trợ vui lòng click vào khung chat sẽ được bác sĩ giải đáp ngay.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM