Kinh nguyệt sẽ xuất hiện khi các bạn gái bước vào tuổi dậy thì và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh lý – sinh sản của nữ giới. Vậy chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao lâu? Chu kỳ kinh nguyệt thế nào là bình thường và bất thường? Tham khảo ngay bài viết sau để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.
Chu kỳ kinh nguyệt ở con gái đến tuổi dậy thì là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu tử cung do sự sụt giảm đột ngột của hormone estrogen, hoặc cả hai loại hormone estrogen và progesterone có tính chu kỳ.
Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra khi các bạn gái bước sang giai đoạn dậy thì (12 – 17 tuổi hoặc sớm) và kết thúc ở độ tuổi mãn kinh khoảng 45 – 55 tuổi. Một chu kỳ kinh nguyệt được chia thành 2 chu kỳ nhỏ:
Chu kỳ buồng trứng: Gồm 2 giai đoạn là giai đoạn nang noãn và hoàng thể.
Chu kỳ tử cung: Gồm giai đoạn tăng sinh tương ứng với giai đoạn nang noãn của buồng trứng, giai đoạn tiết chế tương ứng với giai đoạn hoàng thể tại buồng trứng, giai đoạn hành kinh.
♦ Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng là nhờ vào sự phối hợp và hoạt động nhịp nhàng, trật tự của hệ thống nội tiết trong cơ thể nữ giới gồm: Vùng dưới đồi, buồng trứng và tuyến yên.
♦ Khi các cơ quan thuộc hệ thống trên gặp phải vấn đề có thể làm rối loạn quá trình hoạt động dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, đồng thời ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.
♦ Để xác định chính xác chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, các chị em nên quan sát trong khoảng 3 – 4 tháng. Việc hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường và cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp xác định được ngày rụng trứng, thời gian đậu thai để có biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả.
Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý khi nữ giới đến tuổi dậy thì
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường và cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt ở con gái như thế nào là bình thường?
♦ Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện máu kinh đến ngày bắt đầu của kỳ kinh tiếp theo, thông thường khoảng 28 – 30 ngày. Một chu kỳ ngắn hơn 28 ngày hoặc dài hơn 30 ngày (32 – 35 ngày) lặp lại đều đặn cũng được coi là bình thường.
♦ Độ dài của chu kỳ kinh thường trong khoảng 3 – 5 ngày, từ 2 – 7 ngày cũng có thể chấp nhận được. Nếu lượng máu kinh ít và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 – 10 ngày cũng được xem là bình thường.
♦ Ngoài ra, việc xuất hiện sự thay đổi không đáng kể giữa các chu kỳ cũng được xem là bình thường. Ví dụ, nếu chu kỳ kinh nguyệt tháng trước là 28 ngày, tháng sau là 30 ngày cũng là bình thường; việc này xảy ra có thể là do bệnh tật hay căng thẳng.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để xác định thời điểm dễ mang thai
♦ Chu kỳ kinh 28 ngày: Là chu kỳ kinh nguyệt phổ biến. Với chu kỳ kinh 28 ngày, thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 – tính ngược bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh kế tiếp.
Thời điểm dễ thụ thai là ngày 11 – 16, trong đó ngày 13 – 15 là thời điểm có khả năng thụ thai cao , với điều kiện nữ giới có chức năng sinh sản bình thường và không tránh thai bằng bất kỳ biện pháp nào.
♦ Chu kỳ kinh từ 26 – 30 ngày: Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt từ 26 – 30 ngày thì cần tính 2 thời kỳ dễ thụ thai (chu kỳ ngắn và dài ) sau đó kết hợp chúng lại với nhau.
Theo đó, với chu kỳ kinh nguyệt 26 ngày thì ngày 9 – 14 của chu kỳ là thời điểm dễ thụ thai, còn với chu kỳ 30 ngày là vào ngày 13 – 18 của chu kỳ. Kết hợp 2 chu kỳ thì thời điểm dễ thụ thai là ngày 9 – 18 và ngày rụng trứng sẽ vào khoảng ngày 12 – 16 của chu kỳ.
♦ Chu kỳ kinh trên 32 ngày: Có thể căn cứ trên thời điểm rụng trứng và thụ thai của chu kỳ kinh 28 ngày để tính cho chu kỳ kinh cố định ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày.
Cụ thể, với chu kỳ 32 ngày thì ngày rụng trứng là 18 = 14 + 4; thời điểm dễ thụ thai sẽ vào khoảng ngày 15 = 11 + 4 đến ngày 20 = 16 + 4, trong đó 11 và 16 là thời điểm dễ thụ thai của chu kỳ kinh 28 ngày, còn 4 là số ngày kéo dài thêm (kéo dài thêm một ngày thì thời điểm thụ thai và rụng trứng sẽ được cộng 1 ngày).
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để xác định thời điểm dễ mang thai
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Chu kỳ kinh nguyệt của các chị em không giống nhau và độ dài của kỳ kinh cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu ở mức độ cho phép được đề cập bên trên vì vẫn được xem là bình thường.
Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường, các chị em cần đến ngay cơ sở y tế để khám và tìm ra nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có thể bao gồm một trong những trường hợp sau:
Rong kinh – rong huyết
♦ Rong kinh là thời gian hành kinh kéo dài hơn 1 tuần, máu kinh không đông; lượng máu ra nhiều vào giữa thời gian hành kinh. Rong kinh – rong huyết thường kéo dài trên 15 ngày, hoặc ra máu ở bộ phận sinh dục những không phải do kinh nguyệt kéo dài.
♦ Rong kinh rong huyết, có thể kèm theo các triệu chứng như: Đau bụng dưới, hoa mắt – chóng mặt do mất máu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, một số chị em còn có triệu chứng sốt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ra nhiều khi hư bất thường.
Vô kinh
Là hiện nữ chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện ở nữ giới, bao gồm vô kinh nguyên phát và thứ phát:
♦ Vô kinh nguyên phát: Không có kinh dù đã quá tuổi dậy thì (trên 18 tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là do dị dạng bộ phận sinh dục như: Không có bộ phận sinh dục, không có tử cung, không có buồng trứng.
♦ Vô kinh thứ phát: Là tình trạng nữ giới đã từng có kinh nhưng lại bị mất kinh đột ngột trong vòng 3 – 6 tháng. Nguyên nhân có thể là do nữ giới từng phá thai nhiều lần hoặc bị băng huyết nặng sau khi sinh…
Vô kinh là một trong những dạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Cường kinh
♦ Là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài cùng với lượng máu kinh ra nhiều. Tình trạng này có thể là do các tổn thương thực thể ở tử cung như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… Hoặc do mắc một số bệnh như: bệnh thận, tăng huyết áp, rối loạn đông máu… Cường kinh có thể gây mất máu nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thiếu kinh
♦ Là tình trạng máu kinh ra ít với thời gian hành kinh ngắn – từ 2 ngày trở xuống. Thiếu kinh xảy ra có thể là do mắc bệnh tử cung nhi tính, dính buồng tử cung sau sinh hoặc sau khi phá thai. Ngoài ra, các bệnh lý như suy buồng trứng sớm, ung thư buồng trứng… cũng gây ra hiện tượng này.
Kinh nguyệt thưa
♦ Là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, thậm chí là vài tháng. Khác với chu kỳ kinh nguyệt thưa là kinh mau với vòng kinh chỉ từ 21 ngày trở xuống.
Phải làm gì nếu chu kỳ kinh nguyệt bất thường?
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nữ giới, hoặc làm giảm ham muốn tình dục. Đặc biệt kinh nguyệt có liên hệ mật thiết với khả năng sinh sản ở nữ giới, do đó kinh nguyệt bất thường có thể làm giảm khả năng sinh sản, nguy hiểm hơn là gây vô sinh.
Chính vì thế, khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Nếu các chị đang tìm kiếm địa chỉ chữa kinh nguyệt không đều hiệu quả thì có thể tin tưởng lựa chọn Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu.
Đa Khoa Hoàn Cầu – phòng khám được nhiều chị em gửi gắm niềm tin
Tại đây, với đội ngũ bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại, cơ sở vật chất khang trang, chi phí khám chữa bệnh về kinh nguyệt hợp lý… sẽ mang đến môi trường y tế chất lượng cao cho các chị em, đồng thời đảm bảo tính riêng tư với chế độ bảo mật thông tin chặt chẽ.
Đặc biệt, thông qua quá trình thăm khám và thực hiện siêu âm, xét nghiệm… bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bệnh bằng các phương pháp tiên tiến như: Điều trị nội khoa (dùng thuốc), hoặc áp dụng phương pháp Oxygene hoặc phương pháp dao Leep dựa trên nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Bài viết trên là một số thông tin liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Nếu còn có thắc mắc khắc hoặc nhận thấy kinh nguyệt bất thường cần thăm khám thì hãy liên hệ với phòng khám chúng tôi bằng cách nhấp vào bảng chat để dưới để được tư vấn bệnh lý và đặt hẹn khám bệnh.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM