Cây xuyến chi thường mọc dại bên đường, nhưng lại là một loại thảo dược tốt và có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh. Vậy, công dụng của loại dược liệu thiên nhiên này là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về cây xuyến chi cũng như cách sử dụng loại dược liệu này an toàn, hiệu quả qua nội dung được tổng hợp bên dưới nhé.
Cây xuyến chi có công dụng gì trong việc điều trị bệnh?
>>> Click [CHAT] để nhận được thêm thông tin về cây xuyến chi
Thông tin cơ bản cần biết về cây xuyến chi
Tên gọi và thành phần
Cây xuyến chi với tên khoa học là Bidens pilosa. Còn trong Đông y, loài cây này được gọi với các tên khác là: cây đơn buốt, đơn kim thảo, hoa đơn kim, tiểu quỷ châm…
Đây là loài thực vật thân thảo thường mọc thành bụi ở các vùng đồng cỏ, đất hoang. Cây xuyến chi phân bố ở hầu hết các vùng có khí hậu ấm áp trên thế giới, nhưng loài cây này được cho là có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
Cây xuyến chi là thảo dược tốt và có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh
Cây xuyến chi bao gồm các thành phần hoạt chất sau:
♦ Nước: 9.8%
♦ Acetone: 2.8%
♦ Methanol: 8.6%
♦ Magie: 2.3%
♦ Mangan: 2.2%
♦ Photpho: 1.6%
♦ Crom: 1.2%
♦ Canxi: 1.1%
♦ Kẽm: 0.03%
♦ Sắt: 0.02%
Mô tả và phân bố
♦ Ở Việt Nam, cây xuyến chi được phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, chủ yếu là ở những bãi đất trống, ven đường, ven các con kênh hay đồng cỏ…
♦ Cây xuyến chi có thân thảo và tròn, có lông và có thể phát triển đến độ cao khoảng gần 1m. Trên thân là những chiếc lá có màu xanh, hình răng cưa nằm đối xứng nhau.
♦ Hoa xuyến chi thường nở quanh năm và có các đặc điểm như: Hoa thường có 5 cánh và có màu trắng, nhụy hoa màu vàng. Hạt hoa xuyến chi phát triển từ nhụy hoa, sau đó bay theo hướng gió đến những nơi có điều kiện tốt để sinh trưởng và phát triển thành cây con.
Công dụng của cây xuyến chi
Cây xuyến chi có tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, cụ thể:
► Cây xuyến chi có vị nhạt, đắng, và hơi cay; tính mát nên có công dụng thanh nhiệt – giải độc cho cơ thể, sát trùng các vết thương, chống viêm.
► Thường được sử dụng trong những bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh như: sưng họng, viêm họng, sốt, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ, dị ứng, nổi mề đay, ngứa ngáy…
Cây xuyến chi hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm ruột, dị ứng…
► Hoạt chất polyynes và flavoness có trong cây xuyến chi có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của khối u ở những người bị bệnh ung thư.
► Làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường hiệu quả nhờ có chứa hoạt chất cytopoloyne và polyynes.
► Tinh dầu có trong lá cây xuyến chi là hợp chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn.
Sử dụng cây xuyến chi để điều trị bệnh như thế nào?
>>> Click [CHAT] để được chuyên gia tư vấn chi tiết
Cách sử dụng cây xuyến chi trong điều trị bệnh
Có thể sử dụng cả phần thân, lá và hoa của cây xuyến chi trong việc điều trị bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây xuyến chi:
Chữa bệnh tiêu hóa bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: Dùng cả cây cây xuyến chi
♦ Thực hiện: Cắt cây xuyến chi thành từng đoạn ngắn, rửa sạch, phơi khô và sắc lấy nước uống hàng ngày có thể chữa được một số bệnh tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy…
Hạ sốt bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: 20g hoa và lá cây xuyến chi, 20g sài đất.
♦ Thực hiện: Rửa sạch và giã nát 2 loại dược liệu trên với nhau. Lọc lấy nước uống, còn phần bã thuốc đắp lên trán để đẩy lui nhanh cơn sốt.
Chữa đau lưng do hoạt động quá sức
♦ Nguyên liệu: 150g xuyến chi, 250g đại táo.
♦ Thực hiện: Rửa sạch và cho 2 loại dược liệu trên vào sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn 500ml. Lọc lấy nước và thành 3 lần uống, có thể cho thêm mật ong vào để dễ uống hơn.
Chữa ngứa do dị ứng bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: 200g xuyến chi đã được rửa thật sạch.
♦ Thực hiện: Đun sôi 200g xuyến chi với 1 – 5 lít nước để tắm. Khi tắm dùng bã cây xuyến chi chà lên người để nâng cao hiệu quả. Tắm thường xuyên trong 3 – 5 ngày sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.
Chữa đau răng, viêm lợi bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: 15g hoa xuyến chi, 200ml rượu trắng
♦ Thực hiện: Ngâm hoa xuyến chi với rượu trong 1 tuần, sau đó lấy ra ngậm.
Cây xuyến chi kết hợp với dược liệu khác giúp chữa trị nhiều bệnh khác nhau
Chữa cam tích ở trẻ em bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: 15g xuyến chi, 60g gan lợn
♦ Thực hiện: Hấp các nguyên liệu chung với nhau và cho trẻ ăn khi còn nóng sẽ giúp cải thiện bệnh cam tích.
Hỗ trợ điều trị viêm thận bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: 15g cây xuyến chi, 1 quả trứng gà
♦ Thực hiện: Giã nát cây xuyến chi với 1 quả trứng gà, sau đó hấp cách thủy và ăn hàng ngày.
Hỗ trợ điều trị viêm gan bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: 20g xuyến chi, 20g diệp hạ châu, 15g bồ bồ, 15g cam thảo đất, 12g hạt dành dành.
♦ Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống 2 lần/ ngày.
Chữa đau nửa đầu bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: 30g cây xuyến chi, 20g trân châu mẫu, 3 quả đại táo
♦ Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với nhau và lọc lấy nước uống khi còn ấm.
Chữa viêm họng bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: Xuyến chi, sài đất, kim ngân hoa, cam thảo đất, lá hung chanh mỗi vị thuốc 15g
♦ Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với nhau và lọc lấy nước uống hàng ngày. Uống 2 lần/ ngày, nên uống thuốc sau mỗi bữa ăn 20 phút và uống khi còn ấm.
Chữa đau nhức do phong thấp bằng cây xuyến chi
♦ Nguyên liệu: Khoảng 30 – 60g cây xuyến chi
♦ Thực hiện: Sắc lấy nước uống hàng ngày, uống 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn. Uống khoảng 10 – 15 ngày sẽ nhận thấy tình trạng bệnh được cải thiện.
Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng cây xuyến chi
Cây xuyến chi là loại dược liệu rất lành tính và không gây ngộ độc. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại dược liệu này cũng cần lưu ý những điều sau:
Thai phụ nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cây xuyến chi
► Nên rửa sạch cây xuyến chi trước khi sử dụng để loại bỏ những bụi bẩn bám trên cây.
► Không để gia súc đang mang thai ăn phải cây xuyến chi vì có thể gây hư thai.
► Phụ nữ mang thai không nên tùy tiện sử dụng bài thuốc từ cây xuyến chi, thay vào đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
► Người bệnh có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong cây xuyến chi, do đó nên cẩn thận khi sử dụng.
► Nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi dùng cây xuyến chi bôi trực tiếp lên da. Vì nó có thể gây cháy da, kích ứng hoặc sưng tấy.
Lời khuyên dành cho các bệnh nhân
► Các chuyên gia, bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ, dù cây xuyến chi là dược liệu lành tính nhưng vẫn có thể gây ra một vài phản ứng phụ nếu không được sử dụng đúng cách.
► Vì thế, để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc khi sử dụng cây xuyến chi trong việc điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin tham khảo về công dụng và cách sử dụng cây xuyến chi trong việc điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc gì vui lòng click vào khung chat cuối bài để được hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để khám – điều trị bệnh hiệu quả.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM