Thu gọn danh mục

Cây lưỡi hổ ngoài tác dụng làm cảnh, mang ý nghĩa phong thủy… thì còn là loại thảo dược quý, có công dụng rất lớn trong chữa bệnh. Loài thực vật này có những công dụng và bảo quản cần chú ý khi dùng. Hãy dành vài phút để tham khảo và khám phá những tác dụng tuyệt vời từ cây lưỡi hổ do chuyên gia cung cấp ngay dưới đây.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÂY LƯỠI HỔ

Thực tế, trong cuộc sống ta bắt gặp hình ảnh của cây lưỡi hổ ở bất cứ nơi đâu bởi nó thường được trồng trang trí trong gia đình, cơ quan, văn phòng làm việc… bởi vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa giúp hấp thụ độc tố tốt cho sức khỏe con người. Mà hơn nữa là việc trồng và chăm sóc khá đơn giản.

Thông tin thực vật học

♦ Tên gọi dân gian: Cây lưỡi hổ

Tên gọi khác: Hổ vĩ mép lá vàng, cây lưỡi cọp, cây hỗ nhiệt…

Tên gọi khoa học: Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown

Phân nhóm: Họ Bồng bồng (Dracaenaceae)

♦ Thành phần hóa học: acid acontic (có trong dịch lá tươi); alcaloid sansevierin (có trong rễ); alcaloid và nhựa (thân rễ khô và rễ);

♦ Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới (Chủ yếu là ở Tây Phi, Nigeria, Congo, Tanzania và Nam Phi)

♦ Tác dụng: Dùng để trang trí, làm cảnh, cây mang tính phong thủy, làm thuốc chữa bệnh.

Cây lưỡi hổ theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị chua, có tính mát

Bộ phận dùng làm thuốc: Lá cây

♦ Thu hái: Thu hái lá quanh năm

Chế biến & sử dụng: Dùng ở dạng tươi

♦ Bảo quản: Thu hoạch lá sử dụng ngay trong ngày (đảm bảo tốt các dược phẩm trong lá) hoặc bỏ ngăn mát tủ lạnh dùng dần

ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY LƯỠI HỔ: MÔ TẢ VÀ PHÂN BỐ

Đa số mọi người có biết về cây lưỡi hổ hoặc bắt gặp để lại “ấn tượng” rất tốt nhưng không biết mô tả như thế nào. Một số thông tin đặc điểm về cây như sau:

Mô tả đặc điểm của cây

Cây lưỡi hổ thuộc nhóm thực vật mọng nước, có hoa, thân dẹt, mọc thẳng từ gốc lên và mọc thành từng bụi (mỗi bụi thường có khoảng 5-6 lá). Nhìn cây trông có vẻ sắc nhọn nhưng thực tế thân cây rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Khi trưởng thành, cây có thể cao từ 50-80cm.

Lá cây lưỡi hổ có màu xanh đậm, khá dày, bề mặt phẳng, trơn và bóng nhẵn; dọc 2 bên mép lá là dải màu vàng (kéo dài từ phần gốc cho đến ngọn cây). Lá có dạng giáo hẹp, thuôn nhọn (nhỏ) về phía 2 đầu và bầu ra ở phần giữa; mọc từ gốc ra và ôm lấy thân cây

Hoa của cây lưỡi hổ khi ra mọc thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên; cánh hoa nhỏ, mềm, có màu trắng ngà.

Quả của cây lưỡi hổ có hình cầu, màu da cam.

Phạm vi phân bố

Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên cây lưỡi hổ có khả năng sinh trưởng tốt, sức sống bền, chịu nhiệt và khô hạn; đặc biệt cây cũng có thể phát triển tốt trong điều kiện ít có ánh nắng mặt trời.

Ở nước ta hiện nay, cây thường mọc dại ở một số vùng đồng bằng, vùng núi hoặc đường trồng làm cảnh và chăm sóc tại các công viên, khuôn viên gia đình, khách sạn, nhà hàng hoặc trồng ở các bồn/ chậu để ở bàn làm việc, treo ban công...

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY LƯỠI HỔ

Theo góc nhìn của tây y hay đông y, cây lưỡi hổ đều mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Việc tìm hiểu cụ thể để sử dụng đúng mục đích là rất quan trọng.

Theo y học cổ truyền

Theo góc nhìn của đông y, qua thời gian dài sử dụng người ta nhận thấy cây lưỡi hổ mang lại nhiều tác dụng trong thanh nhiệt, giải độc, trừ thối mục sinh cơ… đây được xem là bài thuốc quý từ dược liệu thiên nhiên, được sử dụng trong bào chế và điều trị các bệnh lý sau:

+ Viêm họng, khàn tiếng, ho có đờm

+ Chữa trị bệnh viêm tai chảy mủ

+ Viêm da, bỏng da do lửa hoặc bỏng nước sôi

+ Giảm các triệu chứng hen suyễn

+ Trị các bệnh về hệ tiêu hóa, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, viêm loét dạ dày

+ Hỗ trợ chữa trị bệnh sỏi thận

+ Hôi miệng, sâu răng và các triệu chứng chảy máu chân răng

Theo nghiên y học hiện đại

Theo các nghiên cứu dược lý của y học hiện đại cho thấy trong rễ cây lưỡi hổ có chứa thành phần alcaloid (tương tự như thành phần của Digitalin - tác động lên hệ tim mạch) tuy nhiên tác dụng không mạnh bằng; song alcaloid lại có tác dụng nhanh, thẩm thấu sâu và thời gian bài trừ nhanh hơn. Mục đích được sử dụng trong:     cây lưỡi nhân

+ Làm giảm các triệu chứng dị ứng da

+ Thanh lọc không khí, khử khuẩn, làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS)

+ Xử lý độc gây hại cho sức khỏe con người như xylene, nitrogen dioxide formaldehyde (chất gây ung thư - có trong giấy vệ sinh toilet, khăn giấy), nitơ oxit, toluene...

+ Hấp thụ CO2 vào ban đêm, hấp thu các độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết… giúp bạn có giấc ngủ ngon.

THAM KHẢO NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ CÂY LƯỠI HỔ

Bộ phận của cây lưỡi hổ được sử dụng nhiều trong bài chế thuốc chữa bệnh chính là lá. Cách chế biến khá đa dạng: có thể là ép lấy nước uống, giã nát và ray lọc để làm dung dịch nhỏ tai, cắt đôi lá lấy dịch đắp lên vùng tổn thương… Tùy vào mục đích sử dụng, điều trị mà sẽ được bào chế khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc được "truyền miệng" và áp dụng khá phổ biến:

Bài thuốc trị viêm họng, khàn tiếng, ho

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 6-12g lá cây lưỡi hổ, rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng và để ráo.

Tiến hành: Thái nắm lá lưỡi hổ thành từng đoạn nhỏ, kẹp một ít lá với muối rồi nhai, nuốt trôi từ từ.

Liều lượng: Sử dụng ngày 1-2 lần, liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm.    cây lưỡi nhân

Bài thuốc trị bỏng từ cây lưỡi hổ

Nguyên liệu: Chọn 2-3 lá còn tươi, đem rửa sạch để loại bỏ bụi, tạp chất

Tiến hành: Cắt đôi lá lưỡi hổ, sau đó lấy phần dịch thoa lên vùng da bị tổn thương (chỉ áp dụng cho trường hợp bỏng nhẹ, nếu bỏng nặng cần đi cấp cứu y tế ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa)

Liều lượng: Thực hiện ngày 2 lần (sáng - tối) cho đến khi vết thương lành hẳn.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

Nguyên liệu: 2-3 lá lưỡi hổ, rửa sạch và để ráo nước

Tiến hành: Xay (bằng máy xay sinh tố hoặc giã nát) lấy hỗn hợp gel, sau đó pha với một ít nước ấm/ nước sôi để nguội, thêm vào 1 tí muối và uống.

Liều lượng: Ngày uống 2 lần (tốt vào buổi sáng và tối); kiên trì thực hiện ít 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm. Với trình trạng rối loạn tiêu hóa (ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, khó tiêu) dùng 2-3 lần/ tuần.

Bài thuốc trị viêm tai giữa chảy mủ

Nguyên liệu: 3-4 lá cây lưỡi hổ (không được quá non) rửa sạch, để ráo nước

Tiến hành: Đem lá cây hơ trên ngọn lửa than cho héo dần, sau đó đem đi giã nát và lọc lấy phần nước, để nhỏ vào tai bị tổn thương. Nên bảo quản ở chai/lọ chuyên dụng.

Liều lượng: Nên nhỏ tai 3-5 giọt vào tai tổn thương, thực hiện ngày khoảng 3-4 lần, sử dụng đều đặn khoảng 1 tuần theo dõi tình hình bệnh.

Bài thuốc trị viêm da

Nguyên liệu: 2-3 lá lưỡi hổ tươi, rửa sạch nhiều lần bằng nước, để ráo

Tiến hành: Đem lá lưỡi hổ cắt thành đoạn nhỏ, giã nát, chắt lọc lấy phần nước để thoa lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý: khi thoa thuốc, người bệnh cũng nên vệ sinh vùng da tổn thương (bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng)

Liều lượng: Mỗi ngày thoa thuốc 2 lần, kiên trì thực hiện hiện đều đặn

Bài thuốc giảm các triệu chứng hen suyễn

Nguyên liệu: 2-3 lá lưỡi hổ còn tươi, rửa sạch để loại bỏ bụi, tạp chất; để ráo nước

Tiến hành: Đem lá lưỡi hổ đi cắt làm đôi, lấy phần dịch bên trong lá, sau đó hòa với một ít nước sôi tiến hành xông mũi (hít hơi đều) để mũi được thông thoáng. Nên để hỗn hợp vào chai thủy tinh, có miệng chai nhỏ để khí bốc lên vừa đủ.

Liều lượng: Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng được làm dịu, bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc hỗ trợ chữa sỏi thận

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 6-12g lá cây lưỡi hổ, rửa sạch nhiều lần (bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng); để ráo nước

Tiến hành: Cắt nắm lá lưỡi hổ thành từng đoạn nhỏ, cho vào máy xay/ ép, sau đó lọc lấy nước để dùng. Hoặc người bệnh có thể kẹp lá với ít muối và nuốt từ từ.

Liều lượng: Kiên trì sử dụng ngày 2 lần để tống các viên sỏi ra ngoài (thường là sỏi nhỏ, mới phát bệnh)

Bài thuốc chữa sâu răng, môi miệng, chảy máu chân răng

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 2-3 lá cây lưỡi hổ, rửa sạch nhiều lần để loại bỏ các bụi bẩn/tạp chất bám trên lá

Tiến hành: Cắt lá lưỡi hổ thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem đi giã nát, chắt lọc lấy phần nước cốt và dùng để súc miệng. Có thể pha loãng với nước ấm và muối để dễ sử dụng.

Liều lượng: Kiên trì súc miệng bằng dung dịch này đều đặn ngày 2 lần (sáng mới ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ) để đạt được kết quả cao.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG CÁC BÀI THUỐC TỪ CÂY LƯỠI HỔ

Mặc dù là loại cây quen thuộc đối với người Việt, song để sử dụng an toàn, đúng mục đích các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân nên thực hiện một số lưu ý sau:

+ Bệnh nhân mắc bệnh lý cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình hình bệnh, cơ địa, sức khỏe. Và nếu có mong muốn điều trị các bài thuốc điều chế từ cây lưỡi hổ hãy tham khảo và nghe ý kiến từ chuyên gia.

+ Tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc. Đặc biệt là đối với những trường hợp bị dị ứng hoặc cơ địa quá mẫn cảm với các thành phần có trong cây thuốc này.

+ Khi sử dụng cây lưỡi hổ phải chú ý rửa sạch nhiều lần để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất; tránh trong quá trình sử dụng các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Để an toàn cho sức khỏe, người bệnh không nên sử dụng quá 400mg gel lưỡi hổ trong vòng 1 ngày.

**Lưu ý: Hiện nay, các báo cáo y tế chưa có bất cứ một tài liệu/ nghiên cứu khoa học nào công nhận về hiệu quả của cây lưỡi hổ trong điều trị bệnh lý. Do đó, chúng tôi khuyên người bệnh tuyệt đối không được sử dụng khi chưa có chỉ định/ hướng dẫn của chuyên gia. Nếu quá trình sử dụng cây lưỡi hổ (bạn đã sử dụng) phát sinh các triệu chứng bất thường hãy đến gặp bác sĩ, khám và khai báo sớm để được hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM