Từ xa xưa, các loại thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, cây huyết rồng là loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trị các bệnh về xương khớp, lưu thông máu, bổ khí huyết… Vậy, cụ thể cây huyết rồng là gì? Công dụng và bài thuốc điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau nhé.
Cây huyết rồng là loại dược liệu như thế nào?
>>> Click [CHAT] để được chuyên gia tư vấn ngay nhé
Thông tin cơ bản cần biết về cây huyết rồng
Tên gọi và chủng loại
Theo Y học cổ truyền ghi chép, cây huyết rồng có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, kết hợp với các loại dược liệu khác để điều trị bệnh. Cây huyết rồng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, lưu thông máu, giảm đau các vấn đề về xương khớp.
♦ Tên gọi khác: Kê huyết đằng, Hồng đằng, Đại huyết đằng, Đại hoàng đằng, Cây dây máu.
♦ Tên khoa học: Sagentodoxa cuneata
♦ Thuộc họ: Huyết đằng
♦ Tính vị: Tính ấm, vị đắng và hơi ngọt, không độc.
♦ Quy kinh: Quy vào kinh can & thận.
Cây huyết rồng còn có các tên gọi khác là Kê huyết đằng, Hồng đằng…
Đặc điểm sinh thái và phân bố
Mô tả
♦ Cây này thuộc họ dây leo, thân gỗ, thân thường có màu nâu, trong thân có chưa chất nhựa màu đỏ tương tự như máu.
♦ Lá kép với 3 lá chét. Hoa huyết rồng mọc thành cụm và san sát nhau, hoa màu đỏ, có hình chùy ở ngọn dài khoảng 15 – 20 cm.
♦ Quả của cây huyết rồng có hình lưỡi liềm, màu nâu, dài khoảng 12 cm, trong mỗi quả có 36 hạt.
Khu vực phân bố
♦ Ở nước ta, cây huyết rồng thường phân bố trong rừng hoặc mọc dọc theo các sông suối có cát.
♦ Cậy mọc và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên… và rải rác các tỉnh thành khác.
Bộ phận sử dụng, thành phần hóa học và các tác dụng dược lý
Bộ phận sử dụng, thu hái, chế biến và cách bảo quản
♦ Bộ phận sử dụng: Thân cây, do phần thân có chứa nhiều chất nhựa, milletol, tannin, glucozit có công dụng tốt đối với sức khỏe. Những bộ phận khác của cây huyết rồng vẫn chưa được nghiên cứu về tác dụng trong y học.
♦ Thu hái: Những cây huyết rồng đã trưởng thành sẽ được thu hái quanh năm.
♦ Chế biến: Bộ phận thu hái sẽ được thái thành từng lát nhỏ, phơi khô, đồng thời có thể sao qua để sử dụng được trong thời gian dài.
♦ Bảo quản: Bảo quản dược liệu ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để sử dụng lâu dài, cần được sao qua dược liệu và đóng gói cận thận.
Cây huyết rồng sau khi được thu hái, thái lát và phơi khô
Thành phần hóa học của cây huyết rồng
♦ Milletol là Thành phần hóa học chính trong cây huyết rồng. Ngoài ra, cây huyết rồng còn có chứa glucozit, tannin, chất nhựa và nhiều thành phần khác. Những chất này có tác dụng tốt cho tim mạch, xương khớp, hệ thần kinh và có tác dụng kháng viêm.
♦ Những thành phần kể trên chủ yếu có ở phần thân cây. Sau khi được thu hái, cây huyết rồng sẽ được cạo đi vỏ bên ngoài, để lớp nhựa khô rồi thái mỏng. Sau đó thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô và bảo quản cẩn thận.
Tác dụng dược lý của cây huyết rồng theo y học cổ truyền
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu tác dụng dược lý của cây huyết rồng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền cây huyết rồng được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như:
♦ Rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt hoa mắt: Nhờ vào tính ấm nên huyết rồng giúp làm ấm cơ thể, đào thải hàn khí tích tụ.
♦ Điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như: Tê thấp, đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh hông…
♦ Bồi bổ khí huyết, điều trị ứ huyết và mạch xương khớp. Đặc biệt, cây huyết rồng mang lại hiệu quả tốt hơn cho người già.
♦ Điều trị đổ mồ hôi trộm, các triệu chứng thiếu máu và suy nhược cơ thể.
♦ Cây huyết rồng cũng được sử dụng nhiều trong những bài thuốc trị bệnh đau dạ dày. Do loại dược liệu này có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, chữa phù nề, trung hòa acid dạ dày, làm lành các vết loét.
Bạn không biết dùng cây huyết rồng như thế nào?
>>> Click [CHAT] sẽ nhận được một số bài thuốc điều trị
Các bài thuốc từ cây huyết rồng
Cây huyết rồng được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian, mỗi bài thuốc sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây huyết rồng:
Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng, thổ phục linh, rễ vòi voi, hy thêm mỗi vị thuốc 16g; sinh địa, ngưu tất mỗi vị thuốc 12g; rễ cà gai leo, rễ cây cúc áo, nam độc lực, huyết dụ mỗi vị thuốc 10g
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu kể trên chung với nhau và sử dụng mỗi ngày, có thể chia thuốc thành từng phần nhỏ cho dễ dùng.
Bài thuốc chữa đau khớp từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Huyết rồng, uy linh tiên, độc hoạt mỗi vị thuốc 12g, 10g ngũ gia bì và 10g tang chi.
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa đau lưng từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng, tỷ giải, rễ trinh nữ, ý dĩ mỗi vị thuốc 16 g; cỏ xước 12g; quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt mỗi vị thuốc 8g, trần bì 6g.
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa đau dây thần kinh hông từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: 20g cây huyết rồng, 12g ngưu tất, 12g hồng hoa, 12g nghệ vàng, 12g đào nhân, 10g nhọ nồi, 4g cam thảo.
♦ Công dụng: Giảm đau nhức, khó chịu, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.
Cây huyết rồng điều trị các bệnh xương khớp, bổ khí huyết, lưu thông máu
Bài thuốc chữa tê thấp, nhức mỏi gân cốt từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng, rễ gối hạc, cây mua núi mỗi vị thuốc 12g; vỏ thân ngũ gia bì chân chim, rễ phòng kỷ, dây đau xương mỗi vị thuốc 10g.
♦ Cách thực hiện: Phơi khô dược liệu và ngâm với rượu. Uống 2 lần/ ngày, 15 – 25 ml/ lần.
Bài thuốc chữa tình trạng đau chân, đùi từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng 30g, trạch lan 30g; ngưu tất, xích thược, mộc qua mỗi vị thuốc 15g; đào nhân, trạch tả, hương truật mỗi vị thuốc 9g; ô dược 6g
♦ Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống, có thể chia thành các phần nhỏ để dễ uống hơn.
Bài thuốc chữa chống mặt, mệt mỏi, thiếu máu từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Huyết rồng 16g, nhân sâm 10g, hà thủ ô đỏ 10g; đương quy, thục địa và đan sâm mỗi vị thuốc 12g.
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Huyết rồng 16g, ích mẫu 12g, ngưu tất 10g, nghệ vàng 6g,
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa đổ mồ hôi trộm từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng 16g, đường quy 16g; bạch truật, hoàng kỳ, sa sâm, hoài sơn, ý dĩ nhân, tỷ giải mỗi vị thuốc 12g cùng với thương truật, sài hồ, ô tạc cốt, mẫu lệ, lá lốt
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây huyết rồng
Mặc dù huyết rồng thuộc loại thảo dược lành tính nhưng nó có thể mang lại một số tác dụng phụ nếu như bạn không chú ý một số điều sau đây:
► Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú thì không nên sử dụng.
► Người bị khí trệ và huyết áp cao thì không nên sử dụng các bài thuốc trên.
► Không nên lạm dụng hoặc sử dụng quá liều lượng vì bản thân của loài cây này có chứa một ít độc tố.
► Tính hiệu quả của các bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người sử dụng vì vậy phải kiên trì sử dụng.
► Không được sử dụng loại cây này cho các đối tượng bị dị ứng với các thành phần hóa học của cây.
► Nếu bạn đang muốn sử dụng các bài thuốc này song song với thuốc tây thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
► Khi có các triệu chứng bất thường bạn nên dừng sử dụng và đến các cơ sở y tế gần để kiểm tra.
Gợi ý địa chỉ chữa bệnh xương khớp và rối loạn kinh nguyệt uy tín, hiệu quả
► Theo ý kiến từ các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thầy thuốc khi điều trị đau thấp khớp, rối loạn kinh nguyệt bằng cây huyết rồng.
► Ngoài ra, để điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp và chứng rối loạn kinh nguyệt, người có thể đến Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu – địa chỉ khám chữa bệnh đáng tin cậy tại TPHCM. Đến với chúng tôi, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
► Đặc biệt, phòng khám áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong việc điều trị bệnh xương khớp và chứng rối loạn kinh nguyệt, giúp mang lại hiệu quả tích cực. Mức chi phí hợp lý, thủ tục đơn giản và quy trình khoa học giúp tiết kiệm thời gian khám bệnh…
Những thông tin về cây huyết rồng đã được chuyên gia cung cấp trong bài viết trên, tuy nhiên bài viết chỉ nên được dùng để tham khảo. Nếu còn thắc mắc gì khác hay có nhu cầu khám bệnh tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, người bệnh có thể click vào bảng chat bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM