Thu gọn danh mục

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ để đảm bảo các bà bầu hiểu rõ hơn về tình trạng này và đi khăm khám kịp thời. Đối với các bà bầu sẽ rất khó để biết được nguyên nhân bị căng tức bụng nên sẽ cảm thấy lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Chắc chắn bài viết này sẽ giúp cho các bà bầu hiểu rõ hơn, nên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

BỊ CĂNG TỨC BỤNG KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU NGUY HIỂM HAY KHÔNG?

Hiện tượng bị căng tức ở vùng bụng trong quá trình mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân gây ra. Các bà bầu có thể tìm kỹ hơn với các nguyên nhân được bác sĩ phòng khám đa khoa Hoàn Cầu cung cấp dưới đây:

Các trường hợp không nguy hiểm khi tức bụng ở 3 tháng đầu mang thai

Đối với các trường hợp không nguy hiểm trong 3 tháng đầu mang thai bị căng tức bụng sẽ chia ra thành 2 phần bao gồm: Căng tức bụng trên và căng tức bụng dưới:

Với căng tức bụng trên sẽ có các nguyên nhân gây ra

Trứng làm tổ trong tử cung: Khi phôi thụ tinh thành công, trứng sẽ bắt đầu làm tổ trong tử cung và gắn vào niêm mạc tử cung. Nên các bà bầu có thể cảm thấy căng tức ở bụng trên trong tháng đầu của thai kỳ. Nhưng hiện tượng này thường không kéo dài quá lâu và không cần phải lo lắng.

► Cơ và dây chằng của bà bầu bị căng: Sự phát triển của thai nhi khiến tử cung ngày càng lớn, và điều này có thể gây áp lực lên cơ và dây chằng. Điều này dẫn đến cảm giác căng tức ở bụng trong 3 tháng đầu mang thai. Cơn đau thường rõ rệt hơn khi bà bầu ngồi xổm hoặc ho.

► Xuất hiện tình trạng nôn mửa: Để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, lượng hormone progesterone và estrogen trong cơ thể tăng lên. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bà bầu bị ốm nghén trong 3 tháng đầu. Khi bị nôn mửa do ốm nghén, bà bầu có thể cảm thấy căng tức ở bụng.

► Bị táo bón dẫn đến đau tức bụng: Trong quá trình mang thai, nhiều bà bầu gặp phải vấn đề táo bón. Việc này xảy ra do sự phát triển của tử cung và thay đổi hormone trong cơ thể, tử cung ngày càng lớn có thể gây áp lực lên dạ dày và đại tràng, làm chậm quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, hormone cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, làm cho bà bầu cảm thấy căng tức bụng, đầy hơi và khó tiêu.

Nguyên nhân gây căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu ở bụng dưới

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu có thể trải qua cảm giác căng tức và đau ở bụng dưới. Đây là tình trạng phổ biến và thường xảy ra do những thay đổi sinh lý và vật lý trong cơ thể. Trong giai đoạn này, tử cung đang phát triển và di chuyển để tạo nơi ổn định cho thai nhi.

Ngoài ra, mất nước cũng có thể là một nguyên nhân gây ra cảm giác căng tức và đau ở bụng dưới. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể bà bầu có thể mất nước nhanh chóng, dẫn đến tình trạng khô hạn và cảm giác khó chịu.

Trường hợp nguy hiểm khi căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Trong trường hợp mang thai 3 tháng đầu, nếu bạn gặp phải căng tức bụng kèm theo những dấu hiệu sau đây, đây có thể là tín hiệu cho thấy thai kỳ của bạn đang gặp nguy hiểm và bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:

► Mang thai ở ngoài tử cung: Các bà bầu có thể gặp đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới và đi kèm với buồn nôn, ra máu đen, ngất xỉu,...

► Bị sảy thai sớm: Bị căng tức bụng ở 3 tháng đầu mang thai có thể gặp co thắt tử cung (5 - 20 phút/lần), đau bụng cuộn thành từng cơn và không giảm đi, khó thở,...

► Viêm đường tiết niệu: Bà bầu có thể gặp đau khi đi tiểu và đau ở vùng bàng quang, bụng căng tức khó chịu, thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu,...

Có một số nguyên nhân khác gây căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu, như u xơ tử cung, khối u buồng trứng, u nang buồng trứng,... Những bệnh lý này có thể gây đau quặn ở vùng bụng dưới với mức độ đau khác nhau, và đôi khi có thể giảm dần dần theo thời gian.

NẾU BỊ CĂNG TỨC BỤNG KHI MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU CẦN LÀM GÌ?

Khi mang thai trong 3 tháng đầu, nhiều bà bầu có thể gặp phải tình trạng căng tức bụng. Tuy nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ, nhưng nếu cơn đau này xuất hiện thường xuyên và gây khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, các bà bầu nên đi khám bác sĩ sản khoa để được tư vấn chính xác. Dưới đây là một số cách giúp giảm căng tức bụng trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai:

Nên tập thể dục nhẹ nhàng

Các bà bầu có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể thư giãn và giảm cơn đau. Nhưng trước khi tập thể dục, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Tắm nước ấm để giảm căng tức bụng

Tắm nước ấm có thể giúp cơ thể của các bà bầu thư giãn và giảm tình trạng co thắt gây đau bụng. Thông thường có thể tắm từ 1 – 2 lần hằng ngày và hòa thêm tinh dầu để cho cơ thể được thoải mái hơn.

Cần uống đủ nước để giảm căng tức bụng

Uống đủ nước giúp cải thiện lưu thông máu và giảm cơn đau do co thắt trong thời gian mang thai 3 tháng đầu. Nhưng các bà bầu cũng cần hạn chế uống nước lạnh hoặc nước muối quá mặn, vì chúng có thể làm tăng cơn đau và căng tức bụng.

Nên nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu cao hơn

Nằm nghỉ trong tư thế đầu cao hơn và sử dụng một chiếc gối kê thấp chân để giảm tình trạng khó tiêu và đầy hơi gây đau tức bụng. Khi ngồi dậy, bà bầu hãy sử dụng tay làm điểm tựa và ngồi từ từ để không gây áp lực lên cơ bụng.

Chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh căng tức bụng

Thay vì ăn ít bữa lớn thì các bà bầu chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Việc này sẽ giúp tránh gây quá tải cho dạ dày và giảm nguy cơ căng tức bụng trong 3 tháng đầu mang thai. Ngoài ra hãy chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, thịt gia cầm, cá, đậu và sữa chua để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi.

Thay đổi tư thế thường xuyên để giảm căng tức bụng

Ngồi lâu trong cùng một tư thế có thể gây ra khó lưu thông máu và đau lưng. Nên các bà bầu hãy đứng lên và đi lại nhẹ nhàng sau mỗi giờ ngồi làm việc để khắc phục tình trạng này.

Khám thai định kỳ để tránh bị căng tức bụng

Điều quan trọng nhất là đi khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi. Việc này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và can thiệp kịp thời nếu cần. Các bà bầu cần tuân thủ lịch hẹn khám thai và thảo luận với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn có thể gặp phải.

Tìm hiểu và lắng nghe ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa

Khi bà bầu gặp phải các dấu hiệu bất thường hoặc căng thẳng, hãy tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu để được tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, bà bầu cũng tránh tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu, Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu chia sẻ đều là lời giải đáp từ các chuyên gia nên các bà bầu hãy tìm hiểu kỹ càng và xác định nguyên nhân gây căng tức bụng. Mọi câu hỏi hay bất cứ thắc mắc liên quan đến việc khám chữa bệnh phụ khoa cần tư vấn, vui lòng click vào khung chat, sẽ có chuyên gia chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM