Thu gọn danh mục

Cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV? Bởi vì những người có bạn đời bị HIV thì nguy cơ bị lây nhiễm khá cao. Lý do vì virus HIV có thể lây qua quan hệ tình dục, qua tiếp xúc cùng vết thương hở hay dùng chung vật có dính máu của người bệnh. Do vậy cần phải hiểu biết rõ về HIV và biện pháp ngăn ngừa như vậy mới bảo vệ bản thân. Đồng thời còn giúp cho bạn đời có thể sống lâu dài và khỏe mạnh hơn.

CẦN LÀM GÌ KHI SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV?

Tuân thủ các điều cần làm khi sống chung với người bị nhiễm HIV là cách giảm nguy cơ lây HIV. Đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe cho cả hai người tốt.

1. Hỗ trợ giúp người đó điều trị bệnh

Chúng ta cần biết rằng HIV là tình trạng mãn tính, nó được điều trị, kiểm soát bởi thuốc kháng virus tức là thuốc ARV. Chính các loại thuốc này sẽ kiểm soát được tình trạng bệnh thông qua việc làm giảm số lượng HIV trong máu. Hay còn được gọi là giúp giảm tải lượng virus. ARV còn làm giảm virus bên trong các chất dịch của cơ thể như là tinh dịch, dịch tiết âm đạo hay dịch tiết hậu môn.

Để có thể kiểm soát HIV thì người bệnh chú ý trong việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời cần dùng thuốc đúng theo chỉ định, tái khám định kỳ theo lịch hẹn đưa ra. Nếu điều trị đúng cách bởi thuốc kháng virus thì người bị HIV có thể sống khỏe mạnh lâu dài và không lo tiến triển sang giai đoạn cuối. Mặt khác còn giúp ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh.

Mục tiêu phác đồ điều trị HIV đó là giúp giảm lượng HIV trong cơ thể xuống mức không phát hiện ra được. Khi mà tải lượng virus được giảm xuống mức không phát hiện ra thì người bị HIV không bị lây truyền bệnh sang người khác. Tải lượng virus khi đó không phát hiện được là dưới 200 bản sao virus/ml máu.

Chính sự hỗ trợ của bạn đời giúp mang đến tác động tích cực cho người bị HIV. Đồng thời còn giúp cho họ lạc quan cũng như kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình càng thêm hiệu quả.

2. Điều trị dự phòng trước, sau phơi nhiễm

Tiếp theo cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV thì đó là người không nhiễm HIV nhưng đang sống chung cùng người bị HIV thì nguy cơ bị lây nhiễm khá cao. Do đó cần điều trị dự phòng mục đích giảm nguy cơ lây nhiễm.

Có hai phương pháp phòng ngừa HIV đó là dùng thuốc ARV. Một phương pháp được thực hiện hàng ngày còn một phương pháp thì được thực hiện sau khi bị phơi nhiễm HIV.

PrEP

Đây chính là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, được dành cho người chưa bị nhiễm HIV nhưng lại có nguy cơ lây nhiễm cao. Những người này mỗi ngày cần uống thuốc kháng virus giúp ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào miễn dịch nếu bị phơi nhiễm. PrEP hiện tại được khuyến nghị dùng cho tất cả những ai có nguy cơ bị nhiễm HIV cao.

Dùng PrEP đúng cách còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho người không bị khi có quan hệ tình dục cùng người bị HIV với tải lượng virus ở mức phát hiện được.

PEP

Đây là điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, chính là phương pháp dùng thuốc kháng virus khẩn cấp sau khi tiếp xúc cùng HIV. Điều này sẽ xảy ra khi là:

++ Bao cao su bị rách hay không dùng bao cao su lúc quan hệ tình dục.

++ Tiếp xúc với máu hoặc là chất dịch cơ thể của người bị HIV.

++Tiếp xúc với máu hay chất dịch cơ thể người lạ chưa rõ bị nhiễm HIV hay không.

Lưu ý rằng với thuốc PEP này thì chỉ có hiệu quả nếu được dùng trong vòng 72 giờ sau khi phơi nhiễm HIV. Đồng thời cần phải uống thuốc từ 1 đến 2 lần hàng ngày trong thời gian khoảng 28 ngày.

NGUY CƠ LÂY TRUYỀN HIV KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC

Tiếp tục nội dung cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV chúng ta cần tìm hiểu nguy cơ bị lây truyền HIV khi quan hệ tình dục. Vì khi quan hệ tình dục với bạn tình bị HIV mà không có dùng biện pháp bảo vệ nào vậy thì người được thâm nhập có nguy cơ bị nhiễm rất cao.

Quan hệ tình dục qua đường âm đạo tiềm ẩn nguy cơ lây HIV thấp hơn so với quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Nhưng nó vẫn là một trong số các con đường lây truyền chính, do vậy phải bảo vệ bản thân bằng cách dùng bao cao su đúng.

Chú ý HIV cũng có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng. Vì vậy khi dùng bao cao su hoặc dùng màng chắn miệng cũng phải chú ý để giảm nguy cơ nhiễm HIV hay các bệnh lây qua đường tình dục khác. Không được quan hệ khi miệng có vết loét hay có vết xước ở bộ phận sinh dục…

Chia sẻ thêm

Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu phân tích khi nghi ngờ bị nhiễm HIV lập tức cần thực hiện các xét nghiệm. Bởi vì dựa vào xét nghiệm bác sĩ sẽ biết được có bị lây HIV hay không. Và đồng thời dựa theo các vấn đề thời gian quan hệ, về biểu hiện… mà bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị. Cho dùng thuốc ARV phù hợp với từng tình trạng.

Nội dung trên đây của bài viết chúng ta đã cùng cập nhật xong các thông tin về cần làm gì khi sống chung với người nhiễm HIV. Mọi câu hỏi hay thắc mắc về HIV cũng như xét nghiệm vui lòng click vào khung chat sẽ có chuyên gia lắng nghe và xử lý kịp thời ngay!

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM