Thu gọn danh mục

Trào ngược dạ dày dù không nguy hiểm nhưng sẽ khiến thể trạng người bệnh giảm sút, ăn uống khó khăn, thường xuyên nôn ói. Vì thế, nhiều đối tượng người bệnh đang có mong muốn tìm cách chữa trị trào ngược dạ dày bằng Đông y hiệu quả để cải thiện tình trạng này. Nếu bạn cũng đang mắc bệnh lý này thì nên tham khảo những bài thuốc sau.

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Trào ngược dạ dày hay còn được biết với tên gọi khác là chứng trào ngược axit dạ dày. Tình trạng này có thể xảy ra từng lúc hoặc thường xuyên tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Trào ngược dạ dày tuy không ảnh hưởng đến sinh hoạt quá nhiều nhưng có thể gây suy dinh dưỡng, viêm thực quản, các biến chứng hô hấp khác.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là loại bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

⇒ Ứ đọng thức ăn tại dạ dày do viêm dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị,...

⇒  Áp lực ổ bụng tăng đột ngột khi ho, hắt hơi, hoặc gắng sức.

⇒ Thoát vị cơ hoành làm giảm đi khả năng ngăn trào ngược dạ dày thực quản của bộ phận này

⇒ Suy cơ thắt thực quản, ảnh hưởng đến khả năng nuốt và đóng kín dạ dày, gây nên hiện tượng trào ngược.

⇒ Stress làm tăng tiết cortisol, dẫn dến tăng axit dạ dày, tạo nên hiện tượng co bóp mạnh, khiến thức ăn dễ trào ra ngoài.

⇒ Do thói quen ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như ăn quá no, ăn đêm, ăn hoa quả có tính axit cao,...

⇒ Cơ thắt dưới thực quản yếu bẩm sinh, bệnh nhân bị sa dạ dày, thoát bị cơ hoành do chấn thương,...

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày

Để biết bản thân có bị trào ngược dạ dày hay không, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết sau:

♦ Ơ hơi, ợ chua, ợ nóng nhiều vào buổi sáng, khi ăn no, đầy bụng, khó tiêu.

♦ Buồn nôn và nôn sau khi ăn hoặc nằm ngay sau khi ăn, khi đi tàu xe, ốm nghén,...

♦ Đau tức ngực do axit trào ngược lên, kích thích sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản.

♦ Khó nuốt, thức ăn có xu hướng trào ngược lên, vướng ở cổ.

♦ Khản giọng và ho bất thường do dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày gây sưng tấy.

♦ Nước bọt tiết nhiều, có vị chua do axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

♦ Miệng đắng do dịch mật tiết ra và rối loạn thần kinh dạ dày.

5+ CÁCH CHỮA TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY BẰNG ĐÔNG Y BẠN NÊN BIẾT

Chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y thường tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh lý này là gì. Trong đó, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc hiệu quả sau đây:

Bài 1: Trào ngược dạ dày do suy nhược cơ thể

♦ Nguyên liệu: mã đề, đương quy, liên nhục bạch truật, hoài sơn – mỗi thứ 16g; chi tử, trần bỉ, bán hạ - mỗi thứ 10g; bạch thược, đan bì, râu ngô – mỗi thứ 12g; rau má – 12g.

♦ Cách làm: rửa sạch nguyên liệu và cho vào ấm, nấu khoảng 30 phút, lọc bỏ bã, dùng 4 lần/ ngày.

Bài 2: Trào ngược dạ dày do căng thẳng

♦ Nguyên liệu: cát căn, hoài sơn, bạch truật, liên nhục, ngưu tất – mỗi thứ 16g; bán hạ chế, chỉ xác – mỗi thứ 20g, cam thảo, viễn chí, trần bì – mỗi thứ 12g; phòng sâm, hắc táo nhân – mỗi thứ 20g.

♦ Cách làm: sơ chế các vị thuốc trên, cho vào ấm, đổ ngập nước, sắc đặc bỏ bã, uống 4 lần, dùng trong 2 ngày sau khi ăn.

Bài 3: Trào ngược dạ dày do chế độ dinh dưỡng

♦ Nguyên liệu: bạch truật, sâm đại hành, lá đắng, biển đậu, tía tô, ngũ sắc – mỗi thứ 16g; lá lốt, đương quy, xương bồ - mỗi thứ 16g, trần bì, chỉ xác – mỗi thứ 10g, hoàng kỳ - 15g, sinh khương – 4g.

♦ Cách làm: rửa thật sạch các nguyên liệu trên, cho vào ấm sắc lấy nước, dùng đều đặt 4 lần, chia 2 ngày sau khi ăn.

Bài 4: Trào ngược dạ dày do đau thượng vị

♦ Nguyên liệu: sa nhân – 8g; hương phụ, ô dược – mỗi thứ 20g; diên hồ sách, cam thảo, trần bì – mỗi thứ 12g

♦ Cách làm: cho nguyên liệu trên vào 1,5 lít nước, sắc đặc bỏ bã, uống 4 phần trong ngày.

Bài 5: Trào ngược dạ dày gây ợ nóng, ợ chua, ợ hơi

♦ Nguyên liệu: đan bì, chi tử, thược dược – mỗi thứ 20g, thanh bì – 8g; bối mẫu – 12g; trần bì – 10g; trạch tả - 16g

♦ Cách làm: rửa sạch nguyên liệu, cho thật ngập nước, sắc đặc còn 250ml và dùng trong 1 ngày, chia thành 5 lần.

Bài 6: Trào ngược dạ dày gây buồn nôn

♦ Nguyên liệu: nhân sâm 15g, thục tiêu 10g, di đường 100g, can khương 30g

♦ Cách làm: cho nguyên liệu trên vào ấm, đổ ngập nước, sắc đến 300ml thì lọc bỏ bã, uống 3 lần/ ngày.

► Lời khuyên:

→ Việc chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y cần phải kiên trì, dùng đủ liều theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Bạn nên lựa chọn các nhà thuốc Đông y uy tín để được thăm khám, bắt mạch và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý.

→ Không nên dùng đơn thuốc của người khác để mua, tránh tình trạng sai bệnh, gây nên các tương tác có hại.

Từ những thông tin trên, bạn sẽ biết thêm về các cách chữa trào ngược dạ dày bằng Đông y hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên thăm khám kỹ lưỡng để có được đơn thuốc phù hợp. Nếu chữa bằng Đông y không có tiến triển, bạn có thể đổi sang Tây y để được áp dụng các phương pháp khác.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM