Quế chi được biết đến là một loại dược liệu được thu từ các cành nhỏ trên thân cây quế. Quế chi thường được sử dụng cho các bài thuốc chữa bệnh phong hàn, tiêu hóa, xương khớp,... Tuy nhiên, ít ai biết cụ thể công dụng, dược tính và hiểu quả của loại thảo dược này như thế nào. Đó cũng là lý do mà chúng tôi mang đến cho bạn tất cả các thông tin chi tiết bên dưới liên quan đến quế chi.
QUẾ CHI: ĐẶC ĐIỂM & THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Quế chi hay còn được gọi là quế đơn, quế bì, nhục quế, ngọc thụ, quế thanh, kía, mạy quẻ,... Tên khoa học của loại cây này đó chính là Cinnamomum cassia Presl. Thực chất, đây chính là những cành quế nhỏ được lấy từ thân cây quế, mang đi phơi khô, sơ chế và áp dụng trong rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền khác nhau.
Đặc điểm của quế chi
Cây quế được biết đến là loại thân gỗ, có chiều dài khoảng 10 – 20m, vỏ nhẵn. Thân lá của cây quế thường mọc so le, cuống ngắn, cứng, đầu lá nhọn, có khoảng 3 gân đen. Quế chi là tên của vị thuốc được lấy từ cành non hoặc ngọn của cây quế. Sau khi sơ chế, quế chi sẽ có hình trụ, dài từ 30 – 50cm, đường kính khoảng 0,5 – 1cm.
Dược liệu quế chi thường có màu nâu hoặc nâu đỏ, cứng, hơi giòn và dễ bẻ gãy. Ngoài ra, quế chi còn được làm dưới dạng thái phiến, với độ mỏng khoảng 2 – 4mm. Loại dược liệu này thường được bảo quản ở dạng khô và có trong khá nhiều bài thuốc khác nhau.
Thành phần hóa học trong quế chi
Theo kết quả phân tích, trong quế chi có khá nhiều các thành phần hóa học khác nhau, chẳng hạn: flovonoid, tannin, phenylglycosid, coumarin, aldehyd cinnamic, bazylacetat, banzaldehyd, diterpenoid, cinnamyladetat, aldehyd cinnamic,... Đây là những thành phần cơ bản, có thể kết hợp với nhiều thuốc khác để trị các loại bệnh tương ứng.
TÁC DỤNG, CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG CỦA QUẾ CHI
Tác dụng của quế chi
Quế chi được biết đến là một dược liệu tốt, có thể chữa trị được nhiều dạng bệnh khác nhau. Trong đó:
⇒ Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, quế chi có công dụng đặc biệt như hoạt huyết, trừ hàn, tăng tiết mồ hôi, làm ấm kinh lạc, giảm hội chứng ngoại sinh.
Chủ trị của quế chi đó chính là cảm mạo phong hàn, đau khớp, đau bụng lạnh, đánh trống ngực, cổ họng có đờm, phù thũng,...
⇒ Theo y học hiện đại
Quế chi có các thành phần hóa học giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, thúc đẩy hệ bài tiết, kích thích tiêu hóa và hỗ trợ hô hấp rất tốt.
Dược liệu này còn giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích co mạch và co bóp của tử cung. Ngoài ra, quế chi còn có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, hạn chế việc hình thành các khối u.
Cách dùng và liều dùng của quế chi
⇒ Cách dùng: phần lớn các bài thuốc từ quế chi đều được dùng theo cách sắc uống, bào chế thành tinh dầu hoặc tán bột. Tùy từng loại bệnh mà các thầy thuốc sẽ áp dụng quế chi với các vị thảo dược khác.
⇒ Liều dùng: theo khuyến cáo dựa trên mức độ an toàn, nên dùng quế chi với liều lượng từ 3 – 5g mỗi ngày. Không nên lạm dụng quá nhiều, sẽ gây nóng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
6 BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HIỆU QUẢ TỪ QUẾ CHI
Như đã chia sẻ, quế chi có rất nhiều công dụng trong việc chữa trị các loại bệnh. Theo đó, các nhà thuốc thường áp dụng vị quế chi cho các bài thuốc chữa bệnh như sau:
6.1 Bài thuốc chữa cảm mạo phong hàn
♦ Thành phần: quế chi 12g, thược dược 12g, sinh khương 12g, cam thảo 4g, 3 quả đại táo.
♦ Cách thực hiện: cho tất cả thang thuốc trên vào ấm, sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 thang.
6.2 Bài thuốc chữa ứ huyết, thai lưu, bế kinh
♦ Thành phần: quế chi 8g, thược dược 8g, phục linh 8g, đào nhân 8g, đơn bì 8g.
♦ Cách thực hiện: có thể sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang hoặc tán bột để làm hoàn.
6.3 Bài thuốc chữa u xơ tử cung, các khối u trong bụng
♦ Thành phần: quế chi 16g, xích dược 16g, đào nhân 16g, hải tảo 16g, miết giáp 16g, mẫu lệ 16g, hồng hoa 10g, nhũ hương 8g, nga truật 8g, sơn lăng 8g, một dược 8g.
♦ Cách thực hiện: nghiền thuốc thành bột mịn, luyện thành viên với mật ong, uống mỗi lần 12g cùng nước sôi, đều đặn ngày từ 2 đến 3 lần.
6.4 Bài thuốc chữa tán hàn giải cảm
♦ Thành phần: quế chi 12g, chích thảo 6g, bạch dược 12g, sinh khương 12g, 4 quả đại táo
♦ Cách thực hiện: cho tất cả các vị thuốc này ấm sắc lấy nước uống, dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang.
6.5 Bài thuốc chữa phong thấp, sưng đau khớp
♦ Thành phần: quế chi 12g, sinh khương 12g, phụ tử 12g, cam thảo 8g, 3 quả đại táo.
♦ Cách thực hiện: đem tất cả vị thuốc này sắc lấy nước uống, bỏ bã, sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang.
6.6 Bài thuốc chữa viêm mào tinh hoàn
♦ Thành phần: quế chi 4g, cam thảo 2g, chỉ xác 6g, ngô thù du 4g, mộc thông 3g, đào nhân 8g, hồng hoa 6g, dương quy 4g, đại táo 6g, sinh khương 3g, tế tân 3g, sài hồ 12g, bạch dược 4g, ngưu tất 10g.
♦ Cách thực hiện: các vị thuốc trên bỏ vào ấm, sắc lấy nước trong vòng 30 phút, uống mỗi ngày 1 thang sau khi ăn.
*** Lưu ý:
Quế chi tuy là vị thuốc tốt nhưng cũng có một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như dùng sai cách. Theo nghiên cứu, không nên dùng quế chi với các đối tượng như:
- Phụ nữ mang thai
- Người âm hư hỏa vượng
- Xuất huyết
- Tổn thương ở yết hầu
Quế chi là một dược liệu quý, được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng có thể sử dụng quế chi trong đơn thuốc. Vì thế, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bạn, trước khi dùng loại thuốc có thành phần quế chi thì nên thăm khám kỹ lưỡng và uống theo chỉ định của thầy thuốc.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM