Thu gọn danh mục

Cây dừa cạn (rau dừa cạn) là một trong những loại cây được trồng khá nhiều ở Việt Nam. Loại cây này không chỉ được sử dụng để làm cảnh mà còn có trong nhiều bài thuốc hỗ trợ chữa trị các bệnh lý như: tiểu đường, huyết áp, ung thư,... Vậy, cụ thể dừa cạn là loại cây như thế nào? có thành phần gì? sử dụng ra sao?... mời bạn xem ngay các thông tin liên quan bên dưới.

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÂY DỪA CẠN

Cây dừa cạn khá quen thuộc, bởi nó mọc ở nhiều nơi và phù hợp mọi loại đất. Loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như: cây bông dừa cạn, trường xuân, hoa hải đằng. Cây dừa cạn thuộc họ trúc đào và tên khoa học là Catharanthus Roseus.

Đặc điểm nhận diện cây dừa cạn

Rau dừa cạn mọc ở rất nhiều nơi, bạn có thể dễ dàng nhận ra nó nhờ những đặc điểm sau:

♦ Đây là loài hai lá mầm, thân thảo, thấp, chiều cao trung bình từ 40 – 70cm.

♦ Dừa cạn thường mọc thành chùm lớn, lá mọc lẻ đơn theo dạng đối xứng, có màu xanh mướt.

♦ Lá dừa cạn có hình trứng, thuôn dài khoảng từ 3 – 8cm, rộng từ 1 – 2,5cm.

♦ Hoa dừa cạn có màu sắc rất đa dạng như: hồng, trắng, đỏ,... có mùi thơm đặc trưng

♦ Quả dừa cạn khá nhỏ, chỉ vài mm, bên trong quả có nhiều hạt nhỏ li ti màu nâu nhạt.

♦ Rễ dừa cạn thuộc dạng chùm, nằm nông trên mặt đất.

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÂY DỪA CẠN

Khu vực phân bố của dừa cạn

Cây dừa cạn được xem là loài dễ sống và dễ thích nghi với nhiều loại đất cũng như khí hậu. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở bãi cỏ hoang, bìa rừng, bờ ruộng, sông suối,... Tại Việt Nam, dừa cạn được tìm thấy nhiều ở khu vực miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, loài cây này cũng có nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,...

Cách thu hoạch và sơ chế dừa cạn

Cây dừa cạn được thu hái để làm thuốc chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Loại cây này có thể sử dụng được cả rễ, thân, lá,... Sau khi hái về, thảo dược này sẽ được làm sạch, phơi khô hoặc sấy khô để sử dụng lâu hơn. Cụ thể, các công đoạn sơ chế cây dừa cạn như sau:

♦ Nhặt sạch những lá vàng, rửa với nước thật lâu để bỏ đất cát, tạp chất và cỏ dại.

♦ Phơi dừa cạn ở nơi có ánh nắng mạnh, thoáng khí cho đến khi khô.

♦ Sau khi phơi khô, hãy cất dừa cạn vào lọ, túi bóng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.

TÁC DỤNG CỦA CÂY DỪA CẠN LÀ GÌ?

Trong cây dừa cạn có rất nhiều các thành phần khác nhau, có lợi cho sức khỏe. Về cơ bản, loại cây này sẽ có những tác dụng cụ thể như sau:

Tác dụng theo Đông y

→Tác dụng: tiêu viêm, hoạt huyết, thông tiểu, tiêu thũng, hạ áp

→ Chủ trị: tiêu hóa kém, tiểu tiện khó, ung thư, mất ngủ, đái tháo đường, cao huyết áp, bỏng nhẹ,...

Tác dụng theo dược lý hiện đại

→ Cây dừa cạn có tác dụng hỗ trợ chữa trị ung thư bạch cầu

→ Chất Vincristin trong dừa cạn có thể ức chế tế bào ung thư, cải thiện thần kinh.

→ Tác dụng lọc máu, làm săn da

→ Lợi tiểu, tẩy giun rất tốt.

TÁC DỤNG CỦA CÂY DỪA CẠN LÀ GÌ?

CÁC BÀI THUỐC TỪ DỪA CẠN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Như đã chia sẻ ở trên, cây dừa cạn được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, sẽ có một số bài thuốc nổi bật có thành phần chính là cây dừa cạn, chẳng hạn:

Bài 1: chữa mất ngủ, giảm căng thẳng mệt mỏi

♦ Chuẩn bị: 20gr dừa cạn sao vàng, 12gr hạt muồng đen, 12gr lá vông nem

♦ Cách làm: đem các nguyên liệu trên cho vào ấm, sắc kỹ với nước từ 30 – 60 phút, uống hằng ngày để cải thiện các tình trạng mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi.

Bài 2: chữa chứng tiêu khát

♦ Chuẩn bị: 10gr bông dừa cạn, 20gr dây thìa canh

♦ Cách làm: đun các nguyên liệu trên cùng 3 bát nước, chắt lấy nước và uống 3 lần/ ngày.

Bài 3: chữa lỵ do trực khuẩn

♦ Chuẩn bị: 20gr dừa cạn đã sao vàng hạ thổ, 20gr đinh lăng, 20gr rau má, 20gr cỏ mực, 20gr lá khổ sâm, 2-gr cỏ sữa, 10gr chi tử,

♦ Cách làm: sắc các dược liệu trên cùng 600ml nước, đun nhỏ lửa ch đến khi cạn một nửa, chia thành 3 lần, dùng đều mỗi ngày.

Bài 4: chữa bế kinh

♦ Nguyên liệu: 16gr cây dừa cạn, 16gr trạch lan, 20gr tô mộc, 10gr nụ hoa hồng và hương phụ, 12gr nga truật.

♦ Cách làm: đem các dược liệu trên sắc cùng 500ml nước, đun còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chắt bỏ bả, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Bài 5: chữa bỏng nhẹ trên da

♦ Chuẩn bị: 1 nắm dừa cạn, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng

♦ Cách làm: giã nát dược liệu trên, đắp trực tiếp lên vết bỏng cố định khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.

CÁC BÀI THUỐC TỪ DỪA CẠN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

► Một số lưu ý khi dùng cây dừa cạn

⇒ Không dùng dừa cạn cho những đối tượng: huyết áp thấp, hay tụt huyết áp, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú.

⇒ Sử dụng dừa cạn trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ như: táo bón, giảm lượng bạch cầu, rụng tóc, chán ăn,...

⇒ Không được dùng các dược liệu khác khi đang áp dụng bài thuốc có cây dừa cạn.

⇒ Khi có dấu hiệu bất thường, hãy ngưng dùng dược liệu và thăm khám ngay

Những thông tin liên quan đến cây dừa cạn trên đây được cung cấp bởi Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên thăm khám để được chỉ định áp dụng các bài thuốc từ cây dừa cạn với liều lượng hợp lý, tránh các tương tác có hại.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM