Thu gọn danh mục

Nhiễm nấm da toàn thân là bệnh lý rất phổ biến. Thế nhưng vẫn còn nhiều người không biết bệnh nấm toàn thân là gì, gồm những bệnh nào, có xâm nhập vào máu không? Hiểu được điều này, bài viết sau xin chia sẻ thông tin về các bệnh nhiễm nấm toàn thân thường gặp cũng như nguyên nhân gây bệnh, để bạn đọc chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Nhiễm nấm toàn thân là gì? Nguyên nhân nhiễm nấm

Nhiễm nấm toàn thân là tình trạng vi hắc lào, lác đồng tiền xuất hiện và phát triển khắp cơ thể. Bên cạnh đó, nếu người bệnh từng bị nấm toàn thân đã điều trị khỏi, sau đó bệnh lại tái phát thì có nguy cơ nấm da sẽ xâm nhập vào máu.

Mặc dù nhiễm nấm toàn thân thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu nấm da lây lan khắp cơ thể sẽ gây mất thẩm mỹ trên da, có thể xuất hiện tình trạng rỉ dịch vàng, mưng mủ và lây lan cho người khác, kèm theo đó là những biến chứng không mong muốn.

Nguồn lây nhiễm và nguyên nhân nhiễm nấm toàn thân có thể lí giải như sau:

Nấm là sinh vật bậc thấp, không có chất diệp lục do đó nấm không thể tự tổng hợp các chất hữu cơ như những loại thực vật khác, chính vì vậy để sống sót chúng cần ký sinh vào vật thể chủ.

 Vật thể chủ mà nấm ký sinh có thể là bất kỳ nguồn nào xung quanh như: Môi trường (không khí, đất cát, cây cối…), động vật (mèo, cún…) và thậm chí là cơ thể con người. Do đó, khả năng lây nhiễm nấm toàn thân là rất cao.

 Ngoài ra, sự tiếp xúc giữa người không mang bệnh với người mắc bệnh nấm da cũng có thể bị nhiễm nấm toàn thân.

Các loại nấm da phát triển thuận lợi và gây bệnh trong các điều kiện như:

 Nấm da phát triển thuận lợi trong môi trường hơi kiềm với pH từ 6.9 – 7.2

 Vệ sinh không sạch sẽ khiến nấm phát triển trong vùng kín hay những vị trí dễ ra mồ hôi như kẽ tay, kẽ chân, nếp gấp trên da…

 Mồ hôi ra nhiều, ẩm ướt, mặc quần áo bó sát, sử dụng xà phòng không đúng cách, nhiệt độ nóng ẩm từ 27 – 35 độ C cũng có thể là điều kiện thuận lợi để nấm da phát triển.

 Sức để kháng giảm, rối loạn nội tiết tố ở nữ giới, sử dụng kháng sinh dài ngày hay các loại thuốc ức chế miễn dịch… cũng có thể khiến nấm da phát triển và gây bệnh.

Nhiễm nấm toàn thân là tình trạng nấm xuất hiện và phát triển khắp cơ thể

Các bệnh nhiễm nấm toàn thân thường gặp

Nhiễm nấm toàn thân gồm nhiều bệnh lý khác nhau do nhiều chủng nấm khác nhau gây ra, trong đó phổ biến là các bệnh sau:

Lang ben

 Lang ben do chủng nấm Pityrosporum gây nên và thường có 2 dạng là: dạng màu trắng và màu đen. Bệnh có gây ra những triệu chứng như: ngứa ngáy, đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng hay da tiết nhiều mồ hôi người bệnh sẽ có cảm giác châm chích nhẹ trên da và khó chịu.

 Lang ben xuất hiện chủ yếu phụ thuộc vào việc vệ sinh da, sức đề kháng, độ ẩm và độ pH của da. Do đó, có trường hợp trong gia đình có người bị lang ben nhưng người khác lại không mắc bệnh.

Nấm hắc lào

 Chủng nấm Dermatophytes là nguyên nhân chính gây bệnh hắc lào. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy ngứa ở vùng nhiễm bệnh, sau đó xuất hiện những vòng tròn có viền đỏ, trên viền là những mụn nước nhỏ. Viền nấm có xu hướng lan rộng và tạo thành nhiều vòng cung nến không được điều trị kịp thời.

 Nếu càng gãi sẽ khiến bệnh hắc lào lây lan nhanh chóng khắp cơ thể. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu dùng chung các vật dụng như: khăn tắm, khăn mặt, quần áo, chăn hay ngủ cùng giường.

Nấm móng

 Chủng nấm Trichophyton là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh nấm móng. Nấm xuất hiện ở bờ tự do của móng hoặc 2 bên cạnh móng. Khi nhiễm nấm, các móng sẽ bị mất độ bóng, nhô lên hoặc khuyết vào, bề mặt móng không bằng phẳng hoặc xuất hiện rãnh, dưới các rãnh có bột vụn. Các móng sẽ ngày càng sần sùi, bị vàng hoặc đục và có thể lây lan sang các móng khác.

 Nấm móng còn có thể là do chủng nấm Candida albicans gây ra. Chúng có thể gây tổn thương bên trong góc móng khiến các móng mọc ra bị lồi lõm, da vùng góc móng sưng đỏ và có thể bị mưng mủ.

Nấm móng là một trong những bệnh nhiễm nấm toàn thân thường gặp

Nấm kẽ

 Bệnh nấm kẽ có thể do nhiều chủng nấm như: Epidermophyton, Trichophyton, Candida albicans gây ra. Nấm kẽ thường có 3 thể là: bong tróc vảy khô, mụn nước và thể viêm kẽ.

 Bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên phải ngâm chân trong nước liên tục nhiều giờ, nhiều ngày như: nông dân, người làm công việc đánh bắt hải sản, nhân viên vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội…

 Tổn thương cơ bản với những triệu chứng như: Bong xước da có màu hơi vàng, tiết dịch, có thể mọc mụn nước ở kẽ chân… Sau đó lan ra những kẽ ngón khác và lan rộng lên mu bàn chân/ tay…

 Khi bị bội nhiễm có thể gây ra tình trạng mụn mủ, vẩy da, bàn chân sưng nề, có thể bị sốt và nổi hạch bẹn.

Nấm tóc

 Nguyên nhân gây bệnh là chủng nấm Piedra Hortai thì có những triệu chứng như: hạt màu đen bám vào mỗi sợi tóc, nhưng tóc không bị rụng và người bệnh cũng không có cảm giác gì khác thường.

 Trong khi đó, nếu nấm tóc do Trichophyton gây ra thì sẽ có biểu hiện tổn thương trên da đầu với nhiều vết tròn nhỏ có kích thước khoảng 3 – 5mm, da đầu có vảy mỏng, ngứa da đầu…

Nấm vảy rồng

 Nguyên nhân là do nấm thuộc nhóm Trichophyton gây ra. Khi bị nhiễm nấm toàn thân, trên da xuất hiệu nhiều vảy, các vảy bám trên nền da bình thường, tổn thương da không viêm và không xuất hiện mụn nước.

 Vùng da nhiễm nấm xuất hiện các hình tròn đồng tâm xếp lên nhau như lợp ngói. Vảy da mỏng, một bờ bám vào da, một bờ tách khỏi bề mặt da. Ngứa ngáy dữ dội dẫn đến mất ngủ, suy nhược.

Nấm âm đạo

Nấm âm đạo chủ yếu là do nhiễm nấm men Candida albicans

 Nấm âm đạo hay viêm âm đạo do nhiễm nấm chủ yếu là do nấm men Candida albicans gây ra. Bệnh gây ra những triệu chứng như: Ngứa ngáy và khó chịu ở âm đạo, âm hộ - âm đạo nóng và sưng đỏ, đau rát khi tiểu tiện và quan hệ, dịch âm đạo trắng đục và tiết ra nhiều.

Phòng tránh nhiễm nấm toàn thân

 Để phòng ngừa nhiễm nấm toàn thân, mọi người nên chú ý vấn đề vệ sinh da và vùng kín. Tắm rửa sạch sẽ khi chơi thể thao hoặc cơ thể tiết nhiều mồ hôi.

 Mặc quần áo thông thoáng với chất liệu dễ thấm hút mồ hôi.

 Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường đề kháng.

 Vệ sinh kỹ lưỡng vùng nếp gấp trên da và các vị trí dễ bị nấm da như kẽ tay, kẽ chân…

Làm gì khi bị nhiễm nấm toàn thân?

Khi bị nhiễm nấm toàn thân, người bệnh cần nhanh chóng sắp xếp thời gian để thăm khám và điều trị bệnh. Vì nếu kéo dài tổn thương do nấm có thể lây lan toàn cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, hoặc nấm có thể xâm nhập vào máu qua vết thương hở và gây ra những nguy hiểm khôn lường.

Hiện nay, các bệnh nhiễm nấm toàn thân có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai loại thuốc này. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị nấm vì có thể khiến các tổn thương thêm nghiêm trọng.

Thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện dấu hiệu nhiễm nấm

Ngoài ra, với trường hợp nhiễm nấm Candida ở âm đạo có thể đến khám tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, đến đây các chị em sẽ được thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm dưới sự hỗ trợ của máy móc tối tân giúp mang lại kết quả chính xác.

 Hơn thế nữa, phòng khám chúng tôi còn áp dụng nhiều kỹ thuật và phương pháp hiện đại như: Dùng thuốc, phương pháp Oxygen – O3… trong việc điều trị nấm âm đạo, mang lại hiệu quả nhanh chóng và tích cực.

 Người bệnh cũng không cần quá lo lắng về vấn đề rò rỉ thông tin hay chi phí, vì thông tin cá nhân và bệnh án sẽ được bảo mật chặt chẽ, chi phí được công khai rõ ràng và cụ thể.

Trên đây là những thông tin liên quan về tình trạng nhiễm nấm toàn thân. Nếu người bệnh còn có thắc gì khác thì có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị khi chưa qua thăm khám.

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM