Không chỉ nữ giới, đau bụng dưới ở đấng mày râu trong thời gian dài cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể liên quan đến tiêu hóa, hệ bài tiết hoặc cơ quan sinh dục. Tìm hiểu thông tin trong bài Các bệnh lý gây đau bụng dưới ở nam giới để biết thêm chi tiết nhá!
Nhóm bệnh liên quan hệ tiêu hóa
Nhóm bệnh đầu tiên gây hiện tượng đau bụng vùng dưới ở nam giới, phải nhắc đến hệ tiêu hóa. Các bệnh lý có thể có là:
Bệnh lý ruột thừa bị viêm nhiễm
Ruột thừa thực chất là một đoạn ruột nhỏ, không có chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, chức năng cụ thể và vì sao lại có đoạn ruột này thì chưa được xác định chính xác.
Ruột thừa có dạng túi nhỏ, hẹp, dính vào manh tràng của ruột già. Đoạn ruột này có vị trí ở phần bụng dưới bên phải cơ thể người, nằm ở giữa ruột già và ruột non.
Triệu chứng
+ Ban đầu, xuất hiện các cơn đau từ giữa bụng đến rốn.
+ Sau đó, cơn đau đi xuống vùng bụng ở góc phải dưới. Đặc biệt, đau dữ dội khi di chuyển bất ngờ hoặc ho, hắt xì.
+ Bệnh sẽ trở nặng hơn khi ruột thừa bị vỡ. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy cứng bụng và đau dữ dội, kèm cơn sốt cao.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa
Do ăn uống thức ăn không hợp vệ sinh hoặc dạ dày không tiêu hóa được,… sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn hệ tiêu hóa. Đây là tình trạng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt ở giới trẻ.
Rối loạn tiêu hóa được chia thành 3 dạng: rối loạn đại tiện, đau bụng dữ dội hoặc đầy hơi khó tiêu.
Triệu chứng
+ Đầy hơi khó tiêu: phổ biến . Người bệnh có cảm giác no căng bụng, dù đói nhưng vẫn không muốn ăn, thường xuyên ợ hơi và hay đánh rắm.
+ Đau thắt vùng bụng: là giai đoạn nặng hơn đầy hơi. Lúc này, bệnh nhân thường xuyên đau ở bên trái vùng bụng dưới, dữ dội và âm ỉ không ngừng. Có trường hợp, cơn đau lan dần ra sau vùng lưng.
+ Rối loạn đại tiện: đây là giai đoạn nặng . Có biểu hiện của 2 giai đoạn trên, kèm theo đó là tiêu chảy và táo bón xen kẽ liên tục. Giai đoạn này khiến người bệnh rất mất sức vì hao hụt lượng nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, còn đau rát hậu môn vì đi đại tiện nhiều lần.
Bệnh hội chứng ruột kích thích – IBS
Đây là biến chứng của hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Là bệnh mãn tính và thường xuyên xảy ra với tần suất ít 1 ngày / tuần trong 3 tháng. Trung bình khoảng 10 – 15% đối tượng bị mắc hội chứng này. Chị em có nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới gấp 2 lần.
Triệu chứng
+ Có đầy đủ các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như: đầy hơi, đau bụng vùng dưới bên trái, đại tiện bất thường,…
+ Đau bụng đặc biệt giảm sau mỗi lần đi đại tiện, khiến bệnh nhân lầm tưởng đã hết đau bụng.
+ Cơn đau bụng âm ỉ, có từng cơn đau dữ dội như cảm giác bị chuột rút bụng.
+ Cơn đau có chịu ảnh hưởng bởi tâm lý người bệnh.
Nhóm bệnh liên quan hệ bài tiết
Xuất hiện sỏi ở đường tiết niệu
Hệ tiết niệu gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Khi bệnh nhân có xuất hiện sỏi ở bất kì cơ quan nào trong hệ tiết niệu, đều được gọi tên là bị sỏi tiết niệu. Vì vậy, sỏi tiết niệu được chia thành 4 dạng: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
Bệnh phổ biến ở mọi đối tượng, ở cả nam lẫn nữ.
Sỏi hình thành là do các chất độc theo nước tiểu không được bài tiết ra ngoài. Lâu ngày lắng đọng và kết tủa tạo thành các viên sỏi nhỏ, và to dần theo thời gian.
Triệu chứng
+ Đau vùng thắt lưng: dễ gặp . Cơn đau dễ lan đến hạ vị, khu vực bẹn hoặc cơ quan sinh dục. Người bệnh bị đau có khi không làm gì cũng đau, hoặc do vận động mạnh, gắng sức.
+ ĐI tiểu bất thường: đây là biểu hiện trở nặng. Người bệnh tiểu buốt tiểu rát, tiểu són. Nặng có thể xuất hiện hiện tượng tiểu ra máu.
+ Nhiều trường hợp có kèm theo triệu chứng bị sốt do nhiễm khuẩn tiết niệu.
Tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm
Vi khuẩn được lọc và tích tụ ở bàng quang, lâu ngày không kháng khuẩn sẽ gây viêm bàng quang. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính, hơn 50% bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu là ở bàng quang.
Viêm bàng quang nặng có thể gây thương tổn ở thận vĩnh viễn không thể phục hồi.
Triệu chứng
+ Có hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt, nặng có thể tiểu ra máu.
+ Đau rát mỗi lần đi tiểu.
+ Đau khu vực bụng dưới, có thể lan sang đau 2 bên lưng.
+ Nhiều trường hợp có kèm theo thân nhiệt tăng, gây sốt nhẹ.
Xuất hiện sỏi ở thận
Trong các bệnh sỏi tiết niệu thì sỏi thận có mức độ phổ biến cao và dễ xảy ra ở đối tượng trẻ. Sỏi thận hay sạn thận, được hình thành từ sự lắng đọng của chất khoáng theo thời gian trong thận. Từ hạt cát đến to vài centimet.
Sỏi thận nếu không điều trị sớm có thể biến chứng thành suy thận.
Triệu chứng
+ Đau ở vùng lưng, hay mạn sườn dưới, cơn đau có thể lan ra vùng bụng ở trước.
+ Đau buốt khi đi tiểu, tiểu són, có thể tiểu ra máu khi chuyển nặng.
+ Buồn nôn, khó chịu.
+ Thân nhiệt thất thường, hay sốt hoặc hay cảm giác ớn lạnh.
Nhóm bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục
Tiền liệt tuyến bị viêm nhiễm
Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, là một trong các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong sinh lý đàn ông.
Viêm tuyến tiền liệt là do vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm ở cơ quan này, ảnh hưởng đến cơ chế sinh lý bình thường của anh em.
Bệnh có 2 dạng: cấp tính và mãn tính.
Triệu chứng
Viêm cấp tính
+ Đau, nóng rát mỗi khi đi tiểu.
+ Nước tiểu bị đục, tiểu són và hay tiểu đêm.
+ Đau ở vùng hạ vị, lan sang thắt lưng và cả chân.
+ Đau ở khu vực giữa hậu môn và bìu.
Viêm mãn tính
+ Có đầy đủ các biểu hiện của viêm cấp tính.
+ Có cảm giác đau khó chịu ở tinh hoàn.
+ Nước tiểu không chỉ đục mà còn có máu pha lẫn mỗi khi đi.
Hiện tượng xoắn tinh hoàn
Tinh hoàn bị xoắn thực chất là do thừng tinh bị xoắn (ống dẫn tinh và mạch máu), khiến máu đến tinh hoàn bị thiếu hụt, dễ tổn thương và hoại tử tinh hoàn. Cụ thể, khoảng 2/3 phần trước tinh hoàn được bao bởi lớp tinh mạc – nơi tích tụ tinh dịch. Tinh mạc có chức năng bao bọc và hạn chế sự tự do di chuyển của tinh hoàn trong bìu. Xoắn tinh hoàn là do cố định tinh mạc quá cao, khiến tinh hoàn nằm ngang, dễ bị xoắn.
Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ em. Nếu không phát hiện sớm, dễ xảy ra tình trạng teo tinh hoàn hoặc thậm chí bị hoại tử ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng
+ Bìu sưng to bất thường, dễ kèm theo chứng buồn nôn.
+ Đau ở vùng bụng dưới dữ dội, đặc biệt ở tinh hoàn bị xoắn.
+ Cơn đau hết có thể do tinh hoàn tự tháo xoắn hoặc tinh hoàn xoắn đã bị hoại tử.
Bệnh lý tinh hoàn ẩn
Là hiện tượng một hoặc hai bên tinh hoàn có dấu hiệu bị ẩn đi, không nằm trong bìu như thông thường. Vị trí tinh hoàn ẩn nằm ở cơ quan nào đó trên đường đi của tinh hoàn trong quá trình phát triển. Vì vậy, đây còn được gọi là tinh hoàn lạc.
Tỉ lệ bé trai mắc bệnh là khoảng 4% sau khi sinh.
Triệu chứng
+ Đau vùng bụng, nơi mà tinh hoàn ẩn đang mắc kẹt lại, không thể xuống bìu.
+ Yếu sinh lý do không đủ số lượng tinh trùng cần thiết.
+ Có khối u xuất hiện ở ống bẹn.
Lời khuyên dành cho anh em
Theo các chuyên gia nam khoa tại Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu tư vấn nam giới cần:
+ Kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng để biết tình trạng của bản thân.
+ Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không để tâm lý thường xuyên căng thẳng, mất ngủ.
+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, không ăn nhiều thức ăn xào, cay nóng.
+ Hạn chế dùng các thức uống có cồn như bia rượu hay hút thuốc. Cần uống nước trái cây để bổ sung chất.
+ Có lối sống lành mạnh, thể dục thể thao hợp lý.
+ Không tự ý dùng các thuốc điều trị khi không rõ nguyên nhân của bệnh đau vùng dưới là do đâu.
Nếu những thông tin trên chưa giải đáp được khúc mắt trong lòng anh em, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sức khỏe nhanh chóng nhá!
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM