Thu gọn danh mục

Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu hiện nay đang được quan tâm sâu sắc. Bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt rất dễ khiến hệ bài tiết bị tổn thương. Thông tin Bị nhiễm khuẩn tiết niệu cần làm gì? sẽ giúp người đọc trang bị thêm kiến thức nhá.

Tư vấn bác sĩ triệu chứng các bệnh về tai mũi họng - PKDK Hoàn Cầu

Tổng quan thông tin về nhiễm khuẩn tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu ở người (theo thứ tự từ trên xuống) gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Riêng ở nam giới sẽ có thêm tuyết tiền liệt.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng vi khuẩn tấn công hệ tiết niệu ở người, được chia thành 2 loại theo giai phẫu học:

+ Nhiễm khuẩn tiết niệu tuyến trên (chỉ gồm 2 quả thận): viêm thận - bể thận (cấp tính và mãn tính).

+ Nhiễm khuẩn tiết niệu tuyến dưới: viêm niệu quản, viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt (ở nam giới).

Vi khuẩn khi tấn công vào một trong các cơ quan tiết niệu, có thể di chuyển đến các vùng khác, lan khắp toàn hệ bài tiết của cơ thể.

Bệnh có mức độ phổ biến ở bệnh nhân nữ cao hơn nam.

Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?

Dấu hiệu nhận biết bị bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu tuyến trên

Viêm thận – bể thận cấp tính

+ Hay bị đau mỏi toàn thân, đặc biệt đau dữ dội khi nhấn vào hố sườn lưng.

+ Rét, sốt cao, buồn nôn bất ngờ, khó kiểm soát.

+ Bất ngờ suy sụp cơ thể nhanh chóng, kèm theo viêm bàng quang.

Viêm thận – bể thận mãn tính

Bị viêm thận – bể thận cấp tính lâu năm, thường xuyên tái phát, có đầy đủ các triệu chứng của cấp tính, kèm theo:

+ Đau âm ỉ dù không nhấn ở vùng lưng hoặc hông.

+ Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm khi ngủ.

Khi bị mãn tính, người bệnh có nguy cơ biến chứng thành các bệnh như dị dạng đường tiết niệu, thận đa nang, sỏi thận ở tiết niệu,…

Nhiễm khuẩn tiết niệu tuyến dưới

+ Tiểu buốt tiểu rắt, tiểu són, nặng có thể tiểu ra máu.

+ Cảm thấy đau khó chịu ở khu vực gần xương mu.

Tìm hiểu nguyên do gây bệnh cần biết

Do vi khuẩn tấn công – khách quan

Vi khuẩn Gram âm (-) chiếm trên 90%, cụ thể:

+ E. Coli khoảng 60 đến 70%.

+ Klebsiella khoảng 15 đến 20%.

+ Proteus mirabilis: khoảng 10 đến 15%.

+ Enterobacter khoảng 5%.

Vi khuẩn Gram dương (+) rất hiếm gặp, chiếm dưới 10%, cụ thể:

+ Enterococcus khoảng 2%.

+ Staphylococcus khoảng 1%.

+ Các vi khuẩn khác khoảng 3%.

Do tình trạng cơ thể – chủ quan

Người bệnh bị tình trạng tắc nghẽn đường tiểu kéo dài, nguyên nhân là do:

+ Xuất hiện sỏi, khối u ở đường tiết niệu.

+ Thận đa nang, đái tháo đường, hoặc bệnh nhân nữ bị thai nghén,…

Chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Đối với nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

+ Protein niệu cho kết quả âm tính, loại trừ trường hợp bệnh nhân tiểu ra máu hoặc mủ.

+ Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són.

+ Có triệu chứng sốt nhẹ hoặc không sốt.

+ Bạch cầu niệu cho kết quả trên 5.000 BC mỗi phút, có hiện tượng bạch cầu đa nhân.

+ Vi khuẩn niệu có mật độ trên 100.000 VK mỗi ml nước tiểu.

Đối với viêm thận – bể thận mãn tính

Giai đoạn đầu viêm thận – bể thận mãn tính

Thận lúc này chưa bị suy chức năng lọc. Người bệnh sẽ có các triệu chứng để chẩn đoán như:

+ Protein niệu thường dưới 1 g trong vòng 24giờ.

+ Lượng bạch cầu niệu và tế bào bạch cầu đa nhân thoái hoá tồn tại nhiều.

+ Vi khuẩn niệu dương (+) xuất hiện khi có đợt cấp.

+ Đau âm ỉ ở vùng hông lưng, đau nặng theo đợt.

+ Thường xuyên tiểu ban đêm.

+ Chức năng làm cô đặc nước tiểu thuyên giảm (tỷ trọng < 1,025).

Giai đoạn nặng viêm thận – bể thận mãn tính

Ngoài các triệu chứng của cấp tính ở trên, thấy xuất hiện thêm:

Suy thận (suy chức năng lọc)

+ Có 4 mức độ tăng dần từ I đến IV.

+ Khi người bệnh bị suy nặng, xuất hiện triệu chứng của hội chứng urê trong máu tăng cao, có thể dẫn đến hiện tượng phù. Đồng thời, Creatinin trong máu tăng, và giảm MLCT.

Thiếu máu rõ rệt

+ Mức độ thiếu máu tương ứng với mức độ suy thận.

Huyết áp bệnh nhân tăng cao

+ Khi suy thận ở cấp độ III trở lên, hơn 80% người bệnh bị bệnh huyết áp cao.

Xuất hiện xơ hóa và teo thận

+ Dựa vào kết quả X- Quang và siêu âm 2 bên thận, sẽ phát hiện tình trạng thận teo không đều, bị xơ hóa.

Điều trị bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu tuyến dưới

Dùng các loại thuốc kháng sinh

Dùng thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn tiết niệu

+ Nhóm hoạt chất Aminosid: amikacin, gentamycin, …

+ Nhóm hoạt chất βlactam: augmentin, ampicillin, …

+ Nhóm hoạt chất Cephalosporin: claforan, zinat, …

+ Nhóm hoạt chất Quinolon: norfloxacin, peflacin, …

+ Các loại thuốc kháng sinh dùng phổ biến vẫn có thể áp dụng với tình trạng nhiễm trùng nhẹ.

Dùng hoá chất có tính sát khuẩn

Mictasol-bleu, Nitrofurantoin, … có tác dụng tích cực trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp đào thải vi khuẩn nhanh qua đường tiểu sau khi bệnh nhân uống vào.

Lưu ý:

+ Mỗi liệu trình dùng kháng sinh tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

+ Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hay hóa chất kháng khuẩn, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị nhiễm trùng tiết niệu tuyến trên

Dùng thuốc kháng sinh

+ Tương tự như các loại thuốc kháng sinh ở tuyến dưới. Nhưng lưu ý lựa chọn thuốc không gây ảnh

Dùng thuốc cải thiện các triệu chứng

+ Huyết áp cao: dùng thuốc điều hòa huyết áp.

+ Thiếu máu: dùng thuốc bổ sung sắt và các khoáng chất.

+ Suy thận: tùy trường hợp mà có phương pháp cụ thể phù hợp.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

+ Đảm bảo lượng nước tiểu phải luôn hơn 1,5 lít trong 24 giờ.

Phương pháp phẫu thuật

+ Tán sỏi nhỏ ra và bài tiết theo nước tiểu

+ Tiểu phẫu trực tiếp lấy sỏi ra ngàoi.

Cách phòng chống bệnh nhiễm trùng tiết niệu

Các chuyên gia khoa Tiết niệu tại phòng khám đa khoa Hoàn Cầu có những lời khuyên sau:

+ Thường xuyên 6 tháng đi khám sức khỏe 1 lần để đảm bảo chức năng sinh lý của bản thân.

+ Uống nhiều nước mỗi ngày, ít 2 lít nước để nước tiểu luôn đạt mức 1,5 lít mỗi ngày.

+ Có phương pháp vệ sinh vùng kín mỗi ngày hiệu quả, đúng cách.

+ Quan hệ an toàn, dùng bao cao su.

+ Có chế độ dinh dưỡng, thể thao khoa học, phù hợp cơ thể.

+ Khi có bất kì dấu hiệu đau nhức vùng bài tiết hoặc nước tiểu có dấu hiệu lạ, cần đi thăm khám ngay để kịp thời chữa trị.

Trên đây là thông tin về Bị nhiễm khuẩn tiết niệu cần làm gì, nếu bệnh nhân có bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn để được giải đáp cụ thể và chi tiết nhá!

Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!

Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM