Bệnh viện Kon Tum là một trong những đơn vị y tế có quy mô tương đối lớn, chịu trách nhiệm khám chữa bệnh cho người dân tại Kon Tum và khu vực lân cận. Dưới đây là những thông tin về Bệnh viện Kon Tum: Giới thiệu tổng quan và hướng dẫn khám chữa bệnh, mọi người có thể tham khảo để có sự chuẩn bị thật tốt và không bị bỡ ngỡ khi khám chữa bệnh tại đây.
Tổng quan Bệnh viện Kon Tum
Giới thiệu Bệnh viện Kon Tum
♦ Bệnh viện Kon Tum – tên gọi đầy đủ là Bệnh viện Đa khoa tình Kon Tum được thành lập vào năm 1990 khi tách 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Bệnh viện Kon Tum từ một bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và được sự quan tâm của các cấp chính quyền đã dần phát triển vể mọi mặt.
♦ Đến nay, Bệnh viện Kon Tum đã là bệnh viện hạng II với quy mô 480 giường và phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I trực thuộc tỉnh vào năm 2020.
♦ Trong nhiều năm qua, mỗi năm Bệnh viện Kon Tum trung bình thực hiện trên 25000 lượt khám chữa bệnh nội trú, 145000 lượt khám chữa bệnh ngoại trú và khoảng 8000 lượt phẫu thuật…
♦ Thực hiện được nhiều kỹ thuật khó, kỹ thuật mới và kỹ thuật tuyến trên giúp người bệnh không cần chuyển tuyến khi điều trị, góp phần giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh và gia đình.
♦ Bên cạnh đó, bệnh viện còn chú trọng đến công tác đào tạo nhân sự và bổ nhiệm nhiều chức vụ mới tại các khoa phòng. Nhờ đó cho thấy cho được năng lực chuyên môn và năng lực lãnh đạo của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên tại bệnh viện.
Chức năng – nhiệm vụ Bệnh viện Kon Tum
Bệnh viện Kon Tum hiện đảm nhiệm nhiều chức năng – nhiệm vụ khám chữa bệnh và quản lý bệnh viện:
Khám chữa bệnh: Tiếp nhận khám chữa bệnh nội ngoại trú, cấp cứu cho tất cả những bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện; khám sức khỏe và cấp chứng nhận sức khoẻ theo quy định của nhà nước; khám giám định sức khoẻ và pháp y khi được yêu cầu; chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi bệnh viện không thể giải quyết.
Đào tạo cán bộ: Liên tục đào tạo cho cán bộ trong bệnh viện và bệnh viện tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn, là cơ sở thực hành để đào tạo sinh viên y khoa ở bậc đại học và trung học.
Nghiên cứu khoa học: Tổ chức và hợp tác nghiên cứu các đề tài khoa học; nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong điều trị bệnh; nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng, kết hợp với các bệnh viện tuyến trên và bệnh viện đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.
Chỉ đạo tuyến dưới: Chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến dưới về phát triển kỹ thuật chuyên môn; kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện những chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu trên địa bàn tỉnh.
Phòng ngừa bệnh: Kết hợp với các đơn vị y tế dự phòng thường xuyên thực hiện công tác phòng ngừa bệnh và phòng dịch.
Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài về lĩnh vực y học theo quy định của nhà nước.
Quản lý kinh tế bệnh viện: Sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp, thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước về thu chi tài chính, hạch toán chi phí khám chữa bệnh; tạo thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế (viện phí, BHYT, đầu tư nước ngoài)
Bệnh viện Kon Tum – đơn vị y tế tuyến đầu tại tỉnh Kon Tum
Ban lãnh đạo, khối phòng chức năng và chuyên khoa Bệnh viện Kon Tum
Hiện nay, Bệnh viện Kon Tum có các phòng chức năng và đầy đủ các chuyên khoa phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh của bệnh nhân, bao gồm:
Ban Giám đốc Bệnh viện Kon Tum
♦ Phó giám đốc phụ trách: BSCKII Đoàn Thị Tuần
♦ Phó giám đốc: BSCKI Võ Văn Thiện
♦ Phó giám đốc: BSCKII Lê Vũ Thức
Khối phòng chức năng
♦ Phòng Kế hoạch tổng hợp
♦ Phòng Quản lý chất lượng
♦ Phòng Tổ chức cán bộ
♦ Phòng Điều dưỡng
♦ Phòng Hành chính quản trị
♦ Phòng Tài chính kế toán
♦ Phòng Vật tư trang thiết bị
Khối chuyên khoa lâm sàng
♦ Khoa Tai mũi họng
♦ Khoa Răng hàm mặt
♦ Khoa Mắt
♦ Khoa Đông Y
♦ Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
♦ Khoa Hồi sức tích cực chống độc
♦ Khoa Nội tim mạch – Lão khoa
♦ Khoa Ngoại tổng hợp
♦ Khoa Nội tổng hợp
♦ Khoa Khám bệnh
♦ Khoa Phụ sản
♦ Khoa Nhi
♦ Khoa Ung bướu
♦ Khoa Y học nhiệt đới
♦ Khoa Lao
♦ Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức
♦ Khối chuyên khoa cận lâm sàng
♦ Khoa Chẩn đoán hình ảnh
♦ Khoa Dược
♦ Khoa Xét nghiệm
♦ Khoa Dinh dưỡng
♦ Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Bệnh viện Kon Tum có đầy đủ các chuyên khoa khám chữa bệnh
Máy móc và đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Kon Tum
Máy móc, trang thiết bị
Hiện nay, Bệnh viện Kon Tum được trang bị nhiều thiết bị và dụng cụ y tế phục vụ việc thăm khám, chẩn đoán cũng như điều trị bệnh:
♦ Máy chụp Xquang số hóa, máy chụp Xquang di động
♦ Máy chụp nhũ ảnh, máy chụp cắt lớp vi tính 04 dãy đầu thu
♦ Máy siêu âm trắng đen, siêu âm 3D, siêu âm 4D, siêu âm Doppler màu
♦ Máy nội soi Olympus, máy đo điện tim
♦ Máy thở, bơm tiêm điện, monitor, giường bệnh hiện đại
Đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Kon Tum
Bệnh viện Kon Tum là nơi quy tụ nhiều y bác sĩ, kỹ thuật viên và điều dưỡng được đào tạo bài bản, chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm làm việc như:
♦ Thạc sĩ – Bác sĩ Phạm Minh
♦ Thạc sĩ – Bác sĩ Lê Hữu Lợi
♦ Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phùng
♦ BSCKI Hoàng Văn Đông
♦ BSCKI – Nội khoa Văn Đức Phong
♦ BSCKI Trần Minh Tuấn
♦ BSCKI – Sản phụ khoa Hoàng Văn Trung
♦ BSCKI Dương Thị Thanh Liêm
♦ BSCKI Đặng Nữ Phương Tâm
♦ BSCKI Trương Ngọc Nhân
♦ BSCKI Lê Văn Khánh
♦ BSCKI Nguyễn Cảnh Son
♦ BSCKI Võ Thị Ngọc Thu
♦ BSCKI Lê Vĩnh Lạc
♦ BSCKI Nguyễn Duy Khánh
♦ BSCKI Nguyễn Văn Tuấn
♦ BSCKI – Bệnh truyền nhiễm Ngô Đây
♦ BSCKI Võ Khắc Tuấn
♦ BSCKI Lê Ngọc Tuấn
♦ BSCKI Võ Văn Thiện
♦ BSCKI Hồ Ngọc Linh
♦ BSCKI Võ Ngọc Hải
♦ BSCKI Nguyễn Văn Ban
♦ BSCKI Anna Hnhem
♦ Bác sĩ Răng hàm mặt Nguyễn Thái Hùng
♦ Bác sĩ Răng hàm mặt Nguyễn Thanh Bình
♦ Bác sĩ Răng hàm mặt Vũ Hoàng Yến
♦ Bác sĩ Răng hàm mặt Võ Minh Tâm
♦ Bác sĩ đa khoa Rơ Chăm Đào
♦ Bác sĩ Siu H’Yine
♦ Bác sĩ Võ Minh Đức
♦ Bác sĩ Lê Thị Kim Linh
♦ Bác sĩ Vũ Tuấn Điều
♦ Dược sĩ Võ Thanh Ngân
♦ Dược sĩ Bùi Thị Như Nguyệt
♦ KTV Răng hàm mặt Lê Thị Phương Loan
♦ KTV Gây mê: Nguyễn Thị Mai Thủy
♦ KTV Chẩn đoán hình ảnh Nguyễn Nam Hùng
♦ KTV Xét nghiệm Phan Thị Hồng Duyên
Bệnh viện Kon Tum quy tụ các y bác sĩ và KTV giàu kinh nghiệm
♦ Điều dưỡng Nguyễn Ngọc Anh Thy
♦ Điều dưỡng Phạm Thị Hạnh
♦ Điều dưỡng Nguyễn Thị Liên
♦ Điều dưỡng Võ Thị Hồng Nhia
♦ Điều dưỡng Nguyễn Thị Trầm
♦ Điều dưỡng Thái Thị Hoan
♦ Điều dưỡng Trần Thúy Hà An
♦ Điều dưỡng Nguyễn Thị Long
♦ Điều dưỡng Lê Thị Loan
♦ Nữ hộ sinh Trần Thị Tuyết Nga
♦ Nữ hộ sinh Lê Thị Thùy Trang
Hướng dẫn khám chữa bệnh tại Bệnh viện Kon Tum
Để giúp việc khám chữa bệnh tại Bệnh viện Kon Tum diễn ra suôn sẻ, bệnh viện xin cung cấp một số thông tin và hướng dẫn người bệnh khi khám chữa bệnh tại đây:
Hướng dẫn khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Kon Tum
Bệnh viện Kon Tum là bệnh viện công lập hạng II, triển khai khám BHYT từ năm 2005 đến ngay. Từ ngày 01/01/2015, bệnh viện đã thực hiện theo luật Bảo hiểm y tế sửa đổi – bổ sung, do đó để được hưởng BHYT tại đây người bệnh cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết:
Trường hợp khám bệnh ngoại trú
♦ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng, giấy chuyển viện theo đúng quy định.
♦ Giấy tờ tùy thân có dán ảnh và đóng mộc giáp lai (CMND, bằng lái xe…); trẻ nhỏ dưới 06 tháng tuổi cần chuẩn bị giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
Trường hợp điều trị nội trú
♦ Trái tuyến: Bệnh nhân được hưởng 60% BHYT tùy theo mức quyền lợi được hưởng của từng đối tượng. Giấy tờ cần chuẩn bị giống như trường hợp khám bệnh ngoại trú.
♦ Đúng tuyến: Người bệnh sẽ được hưởng 80%, 95% hoặc toàn bộ 100% trên khung giá BHYT tùy theo mức hưởng được ghi trên thẻ của từng đối tượng. Giấy tờ cần chuẩn bị giống như trường hợp khám bệnh ngoại trú.
Các trường hơp không được hưởng BHYT khi khám chữa bệnh
♦ Chi phí đươc quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách Nhà nước chi trả.
♦ Điều dưỡng, an dưỡng tại những cơ sở điều dưỡng, an dưỡng không được hưởng BHYT.
♦ Khám sức khỏe, xét nghiệm và thực hiện chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
♦ Sử dụng các dịch vụ như: Thẩm mỹ, kế hoạch hóa gia đình, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, phá thai (trừ trường hợp đình chỉ thai kỳ do nguyên nhân bệnh lý từ thai nhi hay của sản phụ).
♦ Điều trị cận thị, lác và tật khúc xạ của mắt (ngoại trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi).
♦ Sử dụng các vật tư y tế thay thế như: chân tay giả, răng giả, mắt giả, máy trợ thính, phương tiện hỗ trợ vận động trong quá trình khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.
♦ Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng trong trường hợp sau thảm họa.
♦ Khám chữa bệnh – cai nghiện ma túy, nghiện rượu hay chất gây nghiện khác.
♦ Giám định y khoa, giám định pháp y hay pháp y tâm thần không được hưởng BHYT.
♦ Tham gia thử nghiệm lâm sàng hoặc nghiên cứu khoa học cũng không được hỗ trợ BHYT.
Bệnh viện Kon Tum thực hiện khám chữa bệnh BHYT cho nhiều đối tượng
Hướng dẫn thực hiện khám chữa bệnh tại Bệnh viện Kon Tum
Để đảm bảo đạt được kết quả chính xác, trước khi đến khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Kon Tum người bệnh cần chuẩn bị:
Thông tin chung
♦ Ghi chú tiền sử sức khỏe gia đình (thông sức khỏe và bệnh tật, tiền sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình) để khai báo với bác sĩ. Qua đó bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm cần thiết để tầm soát, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý có khả năng duy truyền.
♦ Tiền sử sức khỏe của bản thân như: tiền sử dị ứng, lịch tiêm ngừa vaccine, đã từng phẫu thuật hay mắc bệnh gì không.
Chuẩn bị trước khi đến khám bệnh
♦ Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân như CMND, BHYT, kết quả xét nghiệm và toa thuốc cũ nếu có.
♦ Người bệnh đang điều trị cao huyết áp/ bệnh tim mạch vẫn có thể dùng thuốc theo đơn hàng ngày.
♦ Người bệnh đang mắc bệnh về mắt có thể mang theo kính đang dùng để kiểm tra thị lực nhưng không nên đeo kính áp tròng.
♦ Nên mặc quần áo thoải mái và không mặc váy liền thân khi đi khám bệnh.
Chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm
♦ Nhịn ăn trong vòng 12 giờ trước khi làm các xét nghiệm như: xét nghiệm mỡ máu, đường máu, định lượng vitamin. Chỉ nên uống nước lọc, không nên uống các loại thức uống có gas, sữa, rượu, trà, cà phê…; không nên uống các loại vitamin và khoáng chất trong vòng 24 giờ trước khi làm xét nghiệm.
♦ Lấy mẫu xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm phân theo đúng hướng dẫn, cho mẫu bệnh phẩm vào lọ được ghi theo tên và ngày tháng năm sinh của bệnh nhân. Sau khi lấy mẫu bệnh thì vặn nắp lọ lại và cho vào túi díp, miết chặt miệng túi và đặt đúng nơi được hướng dẫn.
Chẩn đoán hình ảnh
♦ Chụp X-quang tim phổi nhằm phát hiện các tổn thương bất thường và tầm soát các bệnh liên quan đến tim phổi. Không thực hiện kỹ thuật này cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.
♦ Chụp X-quang tuyến vú nhằm phát hiện các tổn thương bất thường ở vú và tầm soát ung thư vú. Phụ nữ đang trong thời gian hành kinh, đang cho con bú, bị viêm tuyến vú hay áp xe vú tạm thời không làm kiểm tra.
♦ Siêu âm ổ bụng: Nên nhịn ăn ít 4 giờ trước khi siêu âm đánh giá đường mật; uống nhiều nước lọc và nhịn tiểu khoảng 1 giờ trước khi siêu âm để đánh giá vùng tiểu khung.
♦ Siêu âm vú: Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh hay khuyến cáo của các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh.
Trao đổi với bác sĩ
♦ Sau khi có đầy đủ các dữ liệu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ cấp toa thuốc và đưa ra những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe. Nếu có vấn đề gì phát sinh khi điều trị tại nhà có thể liên hệ với bác sỹ đã khám bệnh theo số điện thoại trong hòm thư hỏi đáp.
♦ Trong quá trình chẩn đoán bệnh và kê toa thuốc, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về việc uống thuốc, chế độ dinh dưỡng, thời gian tái khám… hoặc một số vấn đề khác tùy vào nhu cầu của từng bệnh nhân.
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Kon Tum
Hiện nay Bệnh viện Kon Tum đang thực hiện khám chữa bệnh theo một quy trình đơn giản và khoa học, giúp người bệnh tiết kiệm thời gian khi thăm khám. Cụ thể quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Kon Tum gồm các bước sau:
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Kon Tum
Thời gian làm việc của Bệnh viện Kon Tum
Bệnh viện Kon Tum hiện khám chữa bệnh trong giờ hành chính với khung giờ sau
Thứ 2 – Thứ 6
♦ Buổi sáng: 7g00 – 11g00
♦ Buổi chiều: 13g00 – 17g00
Thông tin liên hệ với Bệnh viện Kon Tum
♦ Địa chỉ: Số 224 Bà Triệu, Phường Quang Trung, TP Kon Tum
♦ Điện thoại: 060 386 2573
♦ Fax: 060 386 2573
♦ Email liên hệ: benhviendakhoatinhkontum@gmail.com
Một số địa chỉ bệnh viện khác tại tỉnh Kon Tum
Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, tại khu vực Kon Tum còn có nhiều bệnh viện khác như:
Bệnh viện Y dược Cổ truyền Kon Tum
♦ Địa chỉ: Số 473 Nguyễn Huệ, Phường Thống , TP Kon Tum
♦ Điện thoại: 0260 3700 100 – 0260 3700 101
♦ Fax: 060 386 4148
♦ Website: https://benhvienyhctkontum.vn
Bệnh viện Y học cổ truyền Kon Tum
♦ Địa chỉ: Tỉnh lộ 671 Chư Hreng, tỉnh Kon Tum
♦ Điện thoại: 0260 3700 100 – 0260 3700 109
♦ Website bệnh viện: https://benhvienyhctkontum.vn
Bệnh viện Đa khoa Khu vực Ngọc Hồi
♦ Địa chỉ: Tổ dân phố 6, Thị trấn Plêi Cần, Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
♦ Điện thoại: 0260 3881 758
♦ Website bệnh viện: https://bvdkkvnhkt.org.vn/
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vạn An
♦ Địa chỉ: Số 155 Bà Triệu, Quang Trung, tỉnh Kon Tum
♦ Điện thoại: 093 5681 899
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin chung về Bệnh viện Kon Tum và những điều cần lưu ý khi khám chữa bệnh tại đây. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bệnh nhân đang có nhu cầu khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.
Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt !!!
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm P.11 Q.5 Tp.HCM